Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển Đông'Hạm đội ma' của Mỹ được thiết kế để chuyên đối phó...

‘Hạm đội ma’ của Mỹ được thiết kế để chuyên đối phó với Trung Quốc?

Việc hai tàu chiến không người lái thuộc chương trình “Hạm đội ma” Mỹ xuất hiện ở Nhật Bản được cho là để chuẩn bị cho kế hoạch đối phó với Trung Quốc.

Hình ảnh hai tàu chiến không người lái Mariner và Ranger của Mỹ xuất hiện tại căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản hôm 18/9.


Tàu không người lái chi phí thấp đã được liệt kê là một trong những cốt lõi trong kế hoạch hạm đội tương lai của Hải quân Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, Lầu Năm Góc đang đẩy mạnh thử nghiệm hoạt động tự động của tàu không người lái thông qua chương trình Ghost Fleet Overlord (Hạm đội ma).

Hải quân Mỹ ngày 18/9 cho biết, hai tàu chiến không người lái “cực kỳ bí mật” của họ là Mariner và Ranger đã xuất hiện tại căn cứ Yokosuka, nơi Hạm đội 7 của Mỹ đóng quân ở Nhật Bản.

Một số nhà phân tích cho rằng, đây là lần hiếm hoi “Hạm đội ma” đóng quân ở vùng biển Đông Á và có thể chúng đang thích nghi với môi trường để chuẩn bị cho một “cuộc xung đột” với Trung Quốc.

Tần suất tập trận ngày càng cao

Theo các báo cáo, do chi phí của một hạm đội gồm tàu lớn có người lái tăng nhanh, cùng với lo ngại rằng trong một “cuộc xung đột giữa các cường quốc có thể xảy ra” có thể khiến Hải quân Mỹ dễ bị tổn thương bởi chiến lược “Tên lửa từ chối/chống tiếp cận khu vực” của Trung Quốc, Hải quân Mỹ có kế hoạch sử dụng từ 77 đến 140 tàu không người lái cỡ lớn và vừa. Việc này để bổ khuyết cho số tàu có người lái trong tương lai.

Bắt đầu từ năm 2018, Hải quân Mỹ với tên gọi chương trình Ghost Fleet Overlord đã chuyển đổi một số tàu tiếp tế nhanh thương mại thành tàu mặt nước không người lái, bao gồm các tàu Ranger, Mariner, Nomad, Sea Hunter, Sea Hawk…

Những con tàu không người lái này có thể chở nhiều container được trang bị các thiết bị cốt lõi và cảm biến liên quan đến điều hướng và thực hiện nhiệm vụ. Chương trình này được thực hiện bởi Văn phòng Năng lực Chiến lược của Lầu Năm Góc phối hợp với Hải quân Mỹ.

Tờ Eurasia Times của Ấn Độ cho biết, mặc dù Mỹ có nhiều căn cứ quân sự ở Nhật Bản và mới chỉ có tàu Reagan đóng quân ở Yokosuka là tàu sân bay duy nhất được triển khai ở tiền phương, nhưng sự xuất hiện của tàu không người lái Mỹ trong khu vực là “điều hiếm thấy”.

Trước đây, các tàu không người lái này của quân đội Mỹ chủ yếu được thử nghiệm ở đất liền và vùng biển Hawaii. Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận năng lực không người lái đa miền lần thứ hai vào tháng 5 vừa qua. Cuộc tập trận được thiết kế để kiểm tra cũng như phát triển các khái niệm và năng lực của hạm đội.

Sau đó, 4 tàu mặt nước không người lái của Hải quân là Mariner, Ranger, Sea Hunter và Sea Hawk cũng đã xuất hiện tại Trân Châu Cảng vào tháng 8.

Sea Hunter và Sea Hawk là những tàu chiến đấu không người lái được Hải quân Mỹ đặc biệt phát triển, có thể hoạt động liên tục trong nhiều tuần và theo dõi các tàu ngầm đối phương trên biển.

“Những chiếc tàu không người lái này ngày càng tham gia nhiều hơn vào các cuộc tập trận quân sự, chứng tỏ tính hiệu quả và tầm quan trọng chiến lược của chúng trong các hoạt động tương lai”, Eurasia Times cho hay.

Nhiệm vụ thực thi ngày càng phong phú

Eurasia Times nhấn mạnh, các tàu sân bay hiện có của quân đội Mỹ và các tàu mặt nước lớn khác rất tốn kém để chế tạo và nếu chúng bị đánh chìm sẽ gây áp lực tài chính nặng nề cho Washington, trong khi tàu mặt nước không người lái rẻ hơn và dễ vận hành hơn.

“Hạm đội ma” không người lái là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng hải phân tán của Hải quân Mỹ và các khái niệm hoạt động khác. Những con tàu không người lái giá rẻ này không chỉ có thể giảm đáng kể chi phí chế tạo mà còn tránh được tổn thất nhân sự trong các nhiệm vụ có độ rủi ro cao.

Từ năm 2018, những tàu mặt nước không người lái của Hải quân Mỹ đã trải qua quá trình thử nghiệm rộng rãi.

Năm 2019, Hải quân Mỹ thành lập Phi đội phát triển bề mặt thứ nhất, chịu trách nhiệm đề xuất các chiến thuật, khả năng chiến đấu và khái niệm chiến đấu mới, bao gồm cả cách sử dụng những tàu mặt nước không người lái này.

Ngoài các chức năng cơ bản nhất như điều hướng không người lái và tránh chướng ngại vật tự động, những con tàu không người lái của Mỹ còn nhiều ứng dụng tiềm năng như thực hiện nhiệm vụ tác chiến điện tử, thu thập thông tin tình báo, tác chiến chống tàu ngầm.

Đến tháng 9/2022, Lầu Năm Góc công bố video tàu không người lái thuộc chương trình Ghost Fleet Overlord phóng tên lửa phòng không tầm xa Standard-6. Con tàu được đánh giá có tầm bắn tối đa hơn 240 km và có thể đánh chặn nhiều mục tiêu trên không và trên biển, bao gồm tên lửa hành trình, máy bay cánh cố định và trực thăng, thậm chí còn có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh.

Trang web của Viện Hải quân Mỹ tuyên bố rằng những tàu không người lái của họ có thể được lắp đặt hệ thống phóng tên lửa container MK70, để nhanh chóng đạt được khả năng phóng tên lửa. Đồng thời, chúng còn được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis để có thể kết nối với các tàu chiến Aegis khác trong hạm đội, nhằm thu thập dữ liệu tác chiến mục tiêu cần thiết.

Hải quân Mỹ dự định trong tương lai, tên lửa Standard-6 sẽ được nạp vào thiết bị lưu trữ và phóng tích hợp của tàu không người lái để làm bệ phân phối vũ khí trên biển và phân chia trên khoảng cách lớn.

Trong cuộc tập trận cuộc tập trận vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2022, Hải quân Mỹ cũng diễn tập chủ đề phối hợp phóng tên lửa từ các bệ có người lái và không người lái để tấn công tàu mặt nước.

Các quan chức Hải quân Mỹ cũng tiết lộ vào năm ngoái rằng họ dự định tiến hành các cuộc thử nghiệm tiếp nhiên liệu trên biển vào năm 2023, để đánh giá khả năng bổ sung mà không cần sự tham gia của con người.

Khi công nghệ tàu không người lái ngày càng phát triển, Chuẩn đô đốc Casey Moton, người đứng đầu chương trình tàu chiến đấu nhỏ và không người lái của Hải quân Mỹ, cho biết: “Giờ đây, quân đội Mỹ có thể điều động hai tàu không người lái để thực hiện các hoạt động chung và không cần sử dụng các tàu khu trục đắt tiền để thực hiện các nhiệm vụ đó nữa”.

Được thiết kế riêng để đối phó Trung Quốc?

Theo nhận định của các nhà quan sát quân sự tin rằng, tàu mặt nước không người lái sẽ rất quan trọng với Mỹ trong việc đối phó với các đối thủ như Trung Quốc trên biển.

Việc Trung Quốc triển khai chiến lược Tên lửa chống tiếp cận/từ chối khu vực buộc Hải quân Mỹ phải tránh xa bờ biển Trung Quốc. Do đó, chiến lược của Mỹ có thể sẽ xoay quanh việc phân tán, tiếp cận phi tập trung và tấn công bên trong vòng tròn A2/AD của Trung Quốc. Tàu không người lái giá rẻ và dễ sử dụng có lợi hơn cho chiến lược của quân đội Mỹ.

“Các đơn vị thủy quân lục chiến nhỏ, nhanh nhẹn và khó bị phát hiện trên các hòn đảo của các quốc gia thân thiện như Nhật Bản và Philippines có thể được giao nhiệm vụ bắn chống tàu vào các hạm đội của Hải quân Trung Quốc ở vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Do đó, sự xuất hiện của những chiếc tàu trong ‘Hạm đội ma’ này ở Nhật Bản sẽ được theo dõi chặt chẽ”, theo Eurasia Times.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới