Thursday, December 26, 2024
Trang chủThâm cung bí sửTham nhũng trong ngành y tế TQ

Tham nhũng trong ngành y tế TQ

Trong quá trình theo dõi tệ nạn tham nhũng ở Trung Quốc, xuất hiện một bài phân tích khá thú vị, một cái nhìn rất khoa học về hành vi tham nhũng. Theo bài viết chỉ trong ngành y tế đã có hàng trăm giám đốc bị bắt tới 4.000 vụ án được khởi tố chỉ trong một thời gian ngắn.

Trung Quốc mở chiến dịch chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế.

Tệ nạn tham nhũng ở Trung Quốc rất khủng khiếp. Mấy năm trước có ông giám đốc bệnh viện Nhân dân 1 tỉnh Vân Nam khi đang ứng cử lên một vị trí cao hơn, bất ngờ bị điều tra và công an đã phát hiện ra rằng trong 10 năm công tác, ông ta đã có hành vi tham nhũng lên tới khoảng 400 tỷ đồng, trong đó khoảng 150 tỷ là tiền mặt và 100 căn nhà và chung cư. Ông này tham đến mức bệnh nhân phải cống nạp để được bác sĩ giỏi điều trị, nhân viên phải cống nạp để được tuyển dụng vào bệnh viện, còn các doanh nghiệp phải cảm ơn để được bán thuốc và thiết bị y tế. Một ông khác cũng rất nổi tiếng là giám đốc bệnh viện số 2 Thường Châu, chuyên gia về phẫu thuật ngực. Đáng lẽ, ông ta sẽ được kính trọng vì đã cứu sống hàng nghìn người bệnh. Thế nhưng, sau khi biết hành vi tham nhũng của ông ta thì người dân rất căm phẫn. Cụ thể là ông ta đã tham nhũng khoảng 500 tỷ đồng khi cảnh sát khám nhà. Ông ta đã giấu 30kg vàng trong phòng bí mật, còn tiền mặt có tới 120 tỷ, ngoài ra còn có 20 căn nhà nữa. Chỉ là một giám đốc bệnh viện của một thành phố, mà đã tham nhũng tới hàng trăm tỷ, có thể thấy mức độ tham nhũng của Trung Quốc thật sự khủng khiếp.

Theo một nghiên cứu với khoảng 4.000 vụ án tham nhũng trong ngành y tế ở Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ năm 2011-2019 được công bố với tiêu đề “Hiểu biết về tham nhũng y tế ở Trung Quốc”. Việc cống nạp cho bác sĩ thông qua hình thức đưa phong bì đã dần biến mất. Trước đây, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ rất phổ biến. Còn từ năm 2018, tỉ lệ đưa phong bì rất thấp, hoặc ít nhất là không còn bị bắt quả tang nhiều như trước. Trong phân tích, chỉ có 0,4% bệnh nhân ngoại trú và 1,4 bệnh nhân nội trú đưa phong bì. Bài phân tích cho thấy, hành vi đưa phong bì giảm không có nghĩa là các bác sĩ Trung Quốc ít tham nhũng hơn, mà chỉ là họ chuyển sang cách tham nhũng ít bị đánh giá hơn, ít làm xấu hình ảnh của người bác sĩ hơn. Các hình thức tham nhũng phổ biến trong ngành y tế ở Trung Quốc bao gồm 68% là hối lộ, hay lại quả từ các công ty bán thuốc và thiết bị y tế, 23% là tham nhũng qua việc ăn cắp vật tư bệnh viện, ví dụ ăn cắp thuốc đồng thời qua việc tuyển dụng quản lí nhân sự và cuối cùng, 9% là gian lận, như việc khai man thông tin với ngành bảo hiểm để chiếm đoạt tài sản.

Tại sao việc tham nhũng lại chuyển hướng từ nhận “phong bì” sang nhận hối lộ từ các công ty? Theo bài phân tích, việc nhận hối lộ dù nhiều hay ít cũng đều là hành vi trái với đạo đức và pháp luật, cho nên sẽ bị nhân dân đánh giá làm mất hình ảnh của bác sĩ. Thay vào đó, nếu họ nhận hối lộ từ các công ty bán thuốc rồi chấp nhận đẩy giá thuốc cao thì tiền bỏ túi vẫn vậy, thậm chí là nhiều hơn, còn giá thuốc cao thì bệnh nhân đỡ được khoản “phong bì” nhưng lại tốn tiền thuốc. Chung quy là vẫn mất một nấy tiền.

Không phải chỉ có thuốc, thuốc và dược phẩm chỉ chiếm 32% khoản tiền hối lộ, thiết bị y tế chiếm 26% và cơ sở hạ tầng chiếm 16%, vật tư dùng một lần chiếm 12%, các loại khác chiếm 14 %. Ngoài ra có một nguyên nhân rất phổ biến mà những bác sĩ phạm tội đều khai giống nhau, đó là họ nhận hối lộ và tham nhũng vì áp lực. Áp lực ấy là gì?

Thứ nhất, áp lực về cuộc sống gia đình, hoá ra ở Trung Quốc rất nhiều y bác sĩ ca thán mức lương của họ thấp, không đủ sinh hoạt nên mới phải tham nhũng để có thêm thu nhập.

Thứ hai, áp lực về lợi ích nhóm. Cụ thể là nếu số đông bác sĩ tham nhũng, mà những người khác liêm khiết thì số ít này sẽ bị cô lập, giống như việc cuối năm phải đi tết sếp không đi thì bị sếp, gây khó khăn, nhưng nếu đi thì lấy tiền đâu, lại phải tham nhũng để bù vào. Như vậy, nếu không tham nhũng thì không có tiền biếu sếp, mà không có tiền biếu sếp thì công việc gặp khó khăn. Lợi ích nhóm là như vậy.

Bài phân tích kết luận rằng, khả năng cạnh tranh cốt lõi của các công ty dược đã được chuyển thành khả năng mua chuộc và hối lộ. Tuy nhiên, chúng được bọc dưới cái vỏ là chi phí tiếp thị. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc thông tin cho hay, chi phí tiếp thị của các công ty thuốc rất cao, trong khi chi phí nghiên cứu thì lại rất thấp. Câu hỏi mà báo chí đặt ra là chi phí nghiên cứu thấp thì làm sao tạo ra sản phẩm chất lượng, mà những sản phẩm đó không chất lượng thì làm sao lại vẫn cạnh tranh và tồn tại được. Thế thì, có gian lận nào ở đây hay không?

Cuối cùng, bài phân tích cho rằng việc bắt nhiều quan chức cũng chỉ là cách chống tham nhũng theo phong trào, răn đe tội phạm trong thời gian ngắn. Nếu muốn hiệu quả thì phải tìm giải pháp lâu dài như là tiêu chuẩn hoá việc mua thuốc và vật tư y tế, đồng thời tạo điều kiện cơ chế để bác sĩ có mức thu nhập cao hơn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới