Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đã cướp quần đảo Hoàng Sa như thế nào?

TQ đã cướp quần đảo Hoàng Sa như thế nào?

Có thể ai cũng biết quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát, các mỏm này được chia thành hai nhóm gồm nhóm đảo An Vĩnh về phía Đông Bắc và nhóm đảo lưỡi liềm về phía Tây. Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa.

Ảnh thể hiện Trung Quốc xây dựng trái phép tại Gạc Ma của Việt Nam.

Trước đây phần lớn những hòn đảo này đều nằm dưới sự quản lí của người Việt Nam, vậy mà Trung Quốc đã trắng trợn mang quân ra cướp để rồi đến nay không còn một người Việt nào được bước chân lên những hòn đảo này. Vậy, chuyện gì đã xảy ra?

Như mọi người đã biết, trong quá khứ Pháp đã xâm lược Việt Nam đồng thời họ cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà trước đó vốn thuộc về Việt Nam.

Năm 1937, Pháp đã đưa một trại lính khoảng 100 người đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa để mở rộng phạm vi phòng thủ, bởi lúc đó Pháp sợ Nhật sẽ đánh úp. Thế nhưng nhìn thấy vị trí chiến lược của hai quần đảo Nhật đã đưa quân ra đánh đuổi quân Pháp và Nhật chiếm hai quần đảo này, nhưng Nhật cũng không giữ hai quần đảo này được bao lâu vì đến năm 1945 Nhật đã thua trong Thế chiến thứ 2 nên họ phải rút về nước. Nhưng trước khi đi họ không tuyên bố rõ hai quần đảo đó trao lại cho ai, nên phía Trung Quốc nhận là của mình vì cho rằng Nhật từng chiếm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, giờ Nhật đi họ được kế thừa hai quần đảo đó. Họ đưa quân xuống đóng chiếm đảo An Vĩnh. Đương nhiên lập luận của Trung Quốc là quá vớ vẩn, hai quần đảo đó từ lâu đã là của Việt Nam, nên phía Việt Nam mà cụ thể lúc đó là Việt Nam Cộng Hoà đã mang quân ra đóng tại nhóm đảo lưỡi liềm, đồng thời cả Việt Nam Cộng Hoà và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngoài biển Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hoà thường xuyên nổ súng như chỉ là để cảnh cáo nhau nên không có thương vong, ít nhất lúc đó Trung Quốc cũng chẳng dám làm gì phía Việt Nam Cộng Hoà vì trên đảo có người Mỹ và có cả hạm đội Mỹ đóng gần Philipines nên họ không muốn bị quân đội Mỹ tấn công. Tuy nhiên, tình thế bắt đầu thay đổi ở đất liền. Thứ nhất, chính phủ miềm bắc Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ nhạt dần, thay vào đó Liên Xô trở thành người đồng chí thân thiết nhất và viện trợ cho miền bắc. Thứ hai, Liên Xô thì lại có mâu thuẫn nghiêm trọng với Trung Quốc, có lúc tưởng như chiến tranh đã nổ ra tại biên giới. Thứ ba, Mỹ cũng đang rất căng thẳng với Liên Xô nên Mỹ sợ miền bắc Việt Nam sẽ giúp Liên Xô vươn sức mạnh tại Đông Nam Á. Vì thế, Mỹ muốn dùng Trung Quốc để chống lại Liên Xô tại khu vực.

Vậy nên từ ba yếu tố trên, Mỹ đã quyết định chọn Trung Quốc làm đồng minh.

Thứ nhất, Mỹ chấp nhận chính sách một Trung Quốc, trước đó thì họ công nhận Đài Loan nhưng sau khi chấp nhận chính sách một Trung Quốc thì Mỹ đã đẩy Đài Loan khỏi Liên Hợp Quốc thay vào đó là Trung Quốc Đại Lục.

Thứ hai, hạm đội 7 của Mỹ đã rút quânvà thiết bị của họ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy, Hoa Kỳ đã xem tranh chấp mở hòn đảo này không phải là việc của họ. Việc Mỹ rút quân và kết làm đồng minh đã giúp Trung Quốc có thể điều quân đánh chiếm Hoàng Sa mà không lo ngại sẽ xảy ra xung đột với Mỹ.

Trước tình hình này, phía Việt Nam Cộng Hoà nhận định Trung Quốc sớm muộn gì cũng đánh nên họ quyết định cho xây một sân bay lớn để máy bay vận tải có thể chở quân ra thật nhanh nếu chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên, khi điều các tàu ra khảo sát, phía Việt Nam đã phát hiện ra có nhiều tàu Trung Quốc đã hiện diện tại đây. Trước đó, do cuộc chiến tại đất liền ngày càng căng thẳng và phía Việt Nam Cộng Hoà yếu thế trước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà nên họ đã đưa gần hết quân đội từ đảo về chỉ để lại một trung đội trông giữ nhóm lưỡi liềm.

Sau khi phát hiện người Trung Quốc xuất hiện tại các đảo lưỡi liềm, chuyện gì đã xảy ra?

Đầu tiên, Việt Nam đã phát loa đuổi tàu Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc không đi và cũng phát loa đuổi lại tàu Việt Nam. Đêm 7/1/1974, sau khi nhận báo cáo từ cấp dưới Mao Trạch Đông đã nói rằng: “Trận này không thể không đánh” và ra lệnh cho Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy cuộc chiến. Trung Quốc đưa đến bốn tàu chiến nhỏ lượng choán nước chỉ khoảng 300 – 400 tấn, còn phía Việt Nam Cộng Hoà cũng điều bốn tàu chiến nhưng hiện đại hơn và lớn hơn rất nhiều lượng choán nước khoảng 1600 – 2800 tấn.

Nếu xét về sức mạnh tổng quát, quân Trung Quốc không có lợi thế về sức mạnh nên quân Việt Nam Cộng Hoà dự tính sẽ chiếm lại các đảo theo cách hoà bình. Họ xếp hàng đi dạo quanh đảo Quang Hoà – nơi Trung Quốc đang chiếm giữ để thị uy, nhưng phía Trung Quốc không sợ, thấy cách này có vẻ không hiệu quả nên Việt Nam rút về đảo Hoàng Sa để tính phương án khác. Sau khi quay về thì vị chỉ huy của quân Việt Nam Cộng Hoà đã quyết định dùng thuyền nhỏ để đổ bộ quân lên đảo với mục đích đuổi quân Trung Quốc nên ông yêu cầu không được nổ súng trước nhưng cả hai lần đổ bộ đều thất bại, mỗi lần một người đi tiên phong bị Trung Quốc bắn tử vong, số còn lại nhanh chóng rút lui. Trong khi Việt Nam Cộng Hoà yêu cầu không nổ súng trước thì phía Trung Quốc cứ thấy quân Việt Nam là bắn không. Nhận thấy việc không thể đuổi Trung Quốc trong hoà bình như trước kia, Chỉ huy của Việt Nam Cộng Hoà đã báo cáo lại cho tổng thống Thiệu.

Ông Nguyễn Văn Thiệu phát lệnh khai hoả chính thức chiến tranh và mục tiêu đầu tiên là tiêu diệt các tàu của Trung Quốc bằng đạn pháo, sau đó mới đổ quân lên đảo. Kế hoạch nghe thì dễ dàng vì tàu Việt Nam Cộng Hoà vốn to và mạnh hơn rất nhiều, thế nhưng khi chạy đến giao chiến thì không thể hiểu nổi Trung Quốc phát thiết bị gây nhiễu sóng khiến một tàu Việt Nam không liên lạc được với chỉ huy, ngay sau đó một tàu bị hỏng pháo và phải rút lui ngay, một tàu khác bị chính đồng đội mình bắn nhầm hư hỏng nặng cũng rút nốt, hai tàu còn lại, một tàu bị bắn xối xả bốc cháy tại chỗ thuỷ thủ phải nhảy xuống biển, còn một tàu cũng bị bắn cho hỏng hết vũ khí. Cuối cùng, ba tàu chạy thoát, một tàu chìm tại chỗ.

Sau khi đánh bại hạm đội của Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc nhân cơ hội đánh luôn vào trung tâm chỉ huy trên đảo Hoàng Sa, trong khi lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo Hoàng Sa toàn mang súng AK47, thì 49 lính Việt Nam trên đảo đều được trang bị M16 với nhiều băng đạn, được trang bị cả súng cối và một khẩu đại liên. Xét về trang bị thì phía Việt Nam thừa đánh chặn 10 lần số quân Trung Quốc đang bò lên đảo. Thế nhưng theo binh nhì Nguyễn Đức kể lại bằng cách nào đó người chỉ huy và ông cố vấn Mỹ sau khi trao đổi nhanh với nhau lạihọ ra lệnh đầu hàng trong khi họ chắc chắn sẽ dành phần thắng, thậm chí người này còn kể sau khi bị người Trung Quốc bắt, ông cố vấn Mỹ kia cũng biến mất và điều kì lạ là phía Trung Quốc thiết đãi quá tốt với tù binh như họ.

Cuối cùng, phía Việt Nam đã thất bại thê thảm, còn Trung Quốc đã chiếm được hết đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách quá nhẹ nhàng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới