Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCuộc chiến ở Ukraina tác động khác nhau lên kinh tế các...

Cuộc chiến ở Ukraina tác động khác nhau lên kinh tế các nước lớn

Sau đại dịch Covid-19 nền kinh tế thế giới chưa kịp phục hồi thì cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ đã tác động đến kinh tế của nhiều nước theo những cách khác nhau.

Nước Nga bị Mỹ và EU trừng phạt kinh tế ở nhiều lĩnh vực nặng nề chưa từng có. Nguồn xuất khẩu lớn nhất là tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, sắt thép, than đá sang thị trường châu Âu bị chặt đứt, các doanh nghiệp của Mỹ và EU rời khỏi nước Nga, đồng rúp bị cấm giao dịch ở nhiều nước, thanh toán bằng USD bị ngăn chặn. Thế giới tưởng rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ, vũ khí sẽ cạn kiệt, nhưng qua gần 2 năm, nước Nga đã tìm lối thoát cho xuất khẩu tài nguyên, sản xuất công nghiệp quốc phòng tăng nhanh chưa từng có, các ngành hàng trong nước phát triển thay thế cho sản phẩm nước ngoài. Năm 2023 tăng trưởng của Nga dự kiến vượt mốc 2,5%.

Kinh tế các nước EU bị ảnh hưởng trầm trọng EU phải chịu tiếp nhận hơn mười triệu người Ukraine sang tị nạn. Dòng khí đốt giá rẻ từ Nga bị ngăn chặn tác động đến sản xuất công nghiệp và gây khó khăn cho đời sống người dân. Nước Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, các nhà máy cũng như toàn bộ nền kinh tế tiếp tục phải vật lộn với tình hình suy giảm từ cuộc khủng hoảng năng lượng nhập khẩu từ Nga, giá năng lượng mua từ Mỹ và các nước cao liên tục, Chủ tịch Ngân hàng châu Âu (ECB) thừa nhận rằng điểm yếu của nền kinh tế lớn nhất EU (Đức) đang đè nặng len toàn bộ khối. Giá cả hàng tiêu dùng tăng vọt đang đè nặng lên đời sống người dân EU.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chịu tác động từ cuộc chiến ở Ukraine. Trước đó nền kinh tế Trung Quốc đã chịu nhiều đòn trừng phạt của Mỹ, nay bị Mỹ và EU cho rằng Trung Quốc ủng hộ, giúp Nga tháo gỡ khó khăn về kinh tế và thanh toán quốc tế nên tiếp tục bị Mỹ và EU gây khó khăn. Trước đây hàng tiêu dùng Trung Quốc tràn ngập thế giới, thì nay do kinh tế các nước đều suy thoái nên hạn chế tiêu dùng, Trung Quốc suy giảm xuất khẩu. Dù là thị trường gần một tỷ rưỡi dân nhưng nay tiêu dùng trong nước suy giảm, bất động sản đóng băng. Năm 2023 đồng nhân dân tệ trở thành một trong những đồng tiền mất giá nhiều nhất ở châu Á, mất tới 5,5% và chưa có tín hiệu dừng lại. Tỷ lệ thanh niên Trung Quốc thất nghiệp đã tăng lên 21,3% trong tháng 6-2023.

Trong khi hầu hết các quốc gia, nhất là các nền kinh tế lớn đều suy giảm thì kinh tế Mỹ lại tăng trưởng cao. Mỹ bán được dầu, khí đốt giá cao cho các nước EU, thu lợi khổng lồ trong khi chỉ chi viện trợ cho Ukraine hơn 40 tỉ USD. Các nước EU chịu gánh nặng về người tị nạn của Ukraine, còn Mỹ chỉ nhận người nhập cư Ukraine rất hạn chế. Ngành công nghiệp của nhiều nước vốn phụ thuộc vào công nghệ, linh kiện của Mỹ cũng giúp Mỹ xuất khẩu với giá cao hơn bình thường.

Cả thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn đang chịu tác động của cuộc chiến ở Ukraine, nay lại là cuộc chiến ở Trung Đông, chắc thời gian tới sẽ còn khó khăn hơn.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới