Sunday, January 19, 2025
Trang chủSự thật Trung Hoa4 lý do khiến Gen Z TQ chọn thanh toán không dùng...

4 lý do khiến Gen Z TQ chọn thanh toán không dùng tiền mặt

Đa phần những chiếc smartphone (điện thoại thông minh) hiện nay đều có khả năng giải quyết mọi nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt.

Hình minh họa.

Gen Z Trung Quốc “ngược sóng”?

Khi công nghệ ngày một phát triển, chúng cũng thay đổi một cách tinh tế thói quen sinh hoạt của mỗi người. Như việc thanh toán, nếu trước đây tiền mặt là phương tiện chính thì hiện nay ngày càng nhiều người Trung Quốc chọn thanh toán bằng smartphone.

Đa phần những chiếc smartphone hiện nay đều có khả năng giải quyết mọi nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt.

Cách làm này tỏ ra tiện lợi và nhanh chóng hơn tiền mặt.

Tuy nhiên khi thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, một số dữ liệu khảo sát tại Trung Quốc cho thấy nhiều sinh viên đại học ở nước này lại bắt đầu sử dụng lại tiền mặt để thanh toán. Điều này đặc biệt xảy ra trong lớp sinh viên sinh sau năm 2000.

Lý do gì khiến một bộ phận quan trọng của “Gen Z” Trung Quốc (những người sinh từ những cuối thập niên 1990 đến đầu thập niên 2010) ra quyết định này?

4 lý do sinh viên Trung Quốc chọn thanh toán bằng tiền mặt
Để trả lời câu hỏi nêu trên, một số sinh viên Trung Quốc đã chia sẻ những lý do chính mà họ quyết định quay trở lại tiền mặt.

  1. Kiểm soát chi tiêu

Nhiều sinh viên Trung Quốc cho rằng chi phí sinh hoạt của họ không đủ.

Lý do chính là vì mặc dù đa phần chi phí này do phụ huynh họ chu cấp nhưng khi họ nhận được tiền, họ không lập kế hoạch chi tiêu và mua bất cứ thứ gì họ muốn. Thói quen này dẫn đến việc chi phí sinh hoạt không đủ.

Việc một bộ phận sinh viên đại học quay trở lại tiền mặt rõ ràng là hành động tăng cường kiểm soát ham muốn tiêu dùng của chính mình – vì khi họ thanh toán bằng tiền mặt, họ mới thấy rõ số tiền còn lại là bao nhiêu và cân nhắc việc tiết kiệm.

  1. Tránh chi tiêu quá mức

Do thói quen sử dụng các nền tảng thanh toán không cần tiền mặt và không kiểm soát chi tiêu, nhiều sinh viên Trung Quốc đã cạn kiệt chi phí sinh hoạt và điều đó dẫn đến việc họ phải tìm đến các nền tảng cho vay để duy trì các hoạt động chi tiêu hằng ngày.

Tuy nhiên do không có nguồn thu nhập và chi phí sinh hoạt được phụ huynh chu cấp nên các khoản nợ sẽ ngày càng lớn như “quả cầu tuyết đang lăn” với sinh viên và cuối cùng họ chỉ còn cách nhờ gia đình giải quyết.

Vì thực tế này, nhiều sinh viên Trung Quốc đã bắt đầu quay lại sử dụng tiền mặt để tránh chi tiêu quá mức và rơi vào khủng hoảng nợ nần.

  1. Sẵn sàng cho những trường hợp khẩn cấp

Đại dịch Covid-19 đã cho các sinh viên Trung Quốc một bài học là mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi, nhưng vẫn cần chuẩn bị 1 ít tiền mặt.

Số tiền này sẽ hữu dụng khi họ vấp phải những tình huống bất ngờ như smartphone hết pin hoặc gặp sự cố.

  1. Chú ý đến sự riêng tư

Sinh viên hiện nay rất coi trọng quyền riêng tư cá nhân và việc sử dụng thanh toán không cần tiền mặt – bất kể ở đâu – đều có thể trở thành dữ liệu để theo dõi.

Vì vậy, để hạn chế các tổ chức và cá nhân khác xâm phạm quyền riêng tư, sinh viên Trung Quốc thích thanh toán bằng tiền mặt hơn.

Bài học?
Có những bài học có thể rút ra từ thực tế nêu trên ở Trung Quốc.

Đầu tiên đó là việc sinh viên quay trở lại tiền mặt trong thời đại thanh toán bằng smartphone hiện nay phản ánh rằng họ thực sự nhận thức được mình có thể, đang, đã và sẽ gặp vấn đề trong tiêu dùng.

Việc điều chỉnh này có thể giúp họ hình thành các quan niệm tiêu dùng đúng đắn và trau dồi thói quen tiêu dùng tốt, từ đó nâng cao khả năng quản lý tài chính cá nhân và tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống tương lai.

Thứ hai đó là việc sinh viên Trung Quốc thanh toán bằng tiền mặt đang trở thành xu hướng vì thanh toán bằng smartphone có nhiều ưu điểm nhưng cũng đi cùng các nhược điểm đó là xâm phạm quyền riêng tư và khả năng lâm vào khủng hoảng nợ nần.

Do vậy theo thời gian, việc sinh viên sử dụng tiền mặt hiện nay có thể dẫn đến sự xuất hiện của một mô hình tiêu dùng mới trong xã hội Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới