Tuesday, January 14, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiQuảng Ninh sẽ “cất cánh” nhờ dự án với TQ

Quảng Ninh sẽ “cất cánh” nhờ dự án với TQ

Tỉnh Quảng Ninh có lợi thế khi sở hữu một thành phố có vị trí là cửa ngõ kết nối ASEAN và được Chính phủ quy hoạch đồng bộ, hiện đại, hứa hẹn bứt phá trong tương lai.

Một góc đô thị Hạ Long.

Tỉnh Quảng Ninh có lợi thế khi sở hữu một thành phố có vị trí là cửa ngõ kết nối ASEAN và được Chính phủ quy hoạch đồng bộ, hiện đại, hứa hẹn bứt phá trong tương lai.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định, một trong những nội dung của Kế hoạch là hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch.

Cụ thể, đến năm 2025, rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Trong năm 2023, tiếp tục rà soát bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; thông báo công khai danh mục các quy hoạch được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh hết hiệu lực theo quy định Điều 59 Luật Quy hoạch.

Chủ động nghiên cứu xây dựng các đề án thay thế (nếu cần thiết) để đảm bảo duy trì ổn định công tác quản lý nhà nước và định hướng phát triển của tỉnh.

6 đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá

Theo đó, đến năm 2025, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng xây dựng, hoàn thiện thể chế của Vùng, xác định những đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển Vùng, phát triển ngành (cả nước).

Trong đó có các đề án, gồm: Đề án xây dựng các cơ chế, chính sách thí điểm triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh; Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn; Đề án điều chỉnh ranh giới vùng đệm di sản Vịnh Hạ Long; Đề án Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới; Đề án phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới và Đề án thí điểm phát triển công nghiệp văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh.

Về các chương trình, dự án để triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó, nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công là ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế (Hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang kinh tế ven biển từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Cà Mau); hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại ba vùng động lực đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.

Phát triển hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại ba vùng động lực đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Về dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại ba vùng động lực của tỉnh.

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái ‘hoá rồng’ trong tương lai

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040, trong đó, xác định Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là một cực tăng trưởng kinh tế năng động bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành đô thị hiện đại, trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế, dịch vụ cửa khẩu và hậu cần cảng biển, tài chính, thương mại dịch vụ biên giới, thể thao; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động.

Với Đề án xây dựng các cơ chế, chính sách thí điểm triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh và ưu tiên phát triển hạ tầng hứa hẹn sẽ đưa thành phố Móng Cái – cửa ngõ kết nối ASEAN “cất cánh” trong tương lai.

Móng Cái là thành phố cửa khẩu quốc tế duy nhất trong cả nước có đường biên giới cả trên bộ, trên biển với Trung Quốc. Những năm qua, thương mại biên giới luôn là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa Móng Cái với TP Đông Hưng (Trung Quốc). Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái vẫn đạt trên 4 tỷ USD, tăng 46%; năm 2022, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 1 triệu tấn, kim ngạch xuất nhập khẩu gần 3,3 tỷ USD, thu ngân sách Nhà nước gần 1.650 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

Sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới từ đầu năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) liên tục tăng trưởng. Theo thông tin trên báo VOV, tính đến hết tháng 8/2023, tổng kim ngạch hàng hoá XNK đạt hơn 2,2 tỷ USD (tăng khoảng 5%); thu ngân sách Nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng (tăng khoảng 8%) so với cùng kỳ năm 2022.

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (bao gồm TP Móng Cái và 1 phần huyện Hải Hà) được Thủ tướng Chính phủ xác định là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc Bộ, của vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng – Móng Cái – Phòng Thành (Trung Quốc).

Hiện nay, khu kinh tế đang hội tụ đầy đủ các lợi thế hạ tầng giao thông khi kết nối thẳng tuyến cao tốc hơn 570 km từ Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái. Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2024) có năng lực đón tàu trọng tải 2 vạn tấn sẽ là điểm trung chuyển hàng nông sản từ miền Nam ra, kết nối tuyến vận tải biển xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc không chỉ cho khu vực trong nước mà còn cả các nước ASEAN…

Về du lịch, thành phố đã tập trung phát triển khu du lịch Quốc gia Trà Cổ, Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng và triển khai Đề án phát triển du lịch Thành phố đến 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó chú trọng duy trì, làm mới sản phẩm du lịch đã có, phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới phát huy giá trị thương hiệu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch… Quý I/2023, tổng khách du lịch đạt 199.914 lượt người, tăng 62% cùng kỳ, tổng nộp ngân sách nhà nước về dịch vụ du lịch đạt 17,013 tỷ đồng, tăng 73% cùng kỳ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới