Thursday, November 14, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNghệ thuật tác chiến có vai trò quyết định trong chiến dịch...

Nghệ thuật tác chiến có vai trò quyết định trong chiến dịch phòng không

Trong chiến tranh hiện đại vai trò của không quân, tên lửa, pháo phòng không và radar ngày càng có vị trí quan trọng, thậm chí có vai trò quyết định như trong cuộc chiến ở Ukraine hiện nay.

Phòng không – Không quân là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo.

Chiến tranh thế giới thứ hai vì nước Anh là quốc gia giữa biển nên Đức chủ trương dùng không quân để tấn công là chủ yếu. Nhưng ngay từ thế chiến thứ nhất, người Anh đã nhận thấy việc thiết lập thế trận phòng không là quan trọng trong việc bảo vệ đất nước. Đến năm 1938 nước Anh đã có thế trận phòng không khá hoàn chỉnh nhất là hệ thống radar phát hiện máy bay địch từ xa. Khi chống lại cuộc tấn công bằng không quân của Đức, nước Anh đã sử dụng cả vũ khí hiện đại lẫn thô sơ, kết hợp việc đánh máy bay Đức bằng hỏa lựa phòng không lẫn bóng báy thả kín bầu trời, vì lúc đó máy bay của Đức chủ yếu là máy bay cánh quạt.

Trong cuộc chiến tranh với 7 nước Ả rập, Israel đã dùng không quân đánh phủ đầu các sân bay đối phương, vô hiệu hóa lực lượng không quân của các nước Ả rập. Từ đó đến nay Israel đặc biệt phát triển hệ thống phòng không, đặc biệt là “vòm sắt” có hiệu quả rất cao.

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ với tiềm lực quân sự số một thế giới đã triệt để sử dụng thế mạng của không quân. Ở miền Nam Việt Nam Mỹ đã sử dụng tất cả các loại máy bay hiện đại hiện có. Máy bay trực thăng được dùng để cơ động lực lượng, thường gọi là trực thăng vận, trinh sát, bắn phá trận địch, phát hiện mục tiêu, các loại máy bay cường kích dùng để bắn phá yểm trợ cho bộ binh. Máy bay B52 rải thảm bom đánh phá các căn cứ, cứ điểm, kho tàng, đặc biệt là đánh phá giao thông ngăn chặn việc chuyển quân và vận tải vũ khí, trang bị. Máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát, chỉ điểm mục tiêu.

Ở miền Bắc Việt Nam, Mỹ dùng không quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh trên thế giới. Các loại máy bay cường kích, tiêm kích hiện đại nhất, máy bay không người lái, đặc biệt là B52 trong cuộc tập kích vào Hà Nội, Hải Phòng năm 1972. Máy bay Mỹ vừa đánh phá mục tiêu dưới mặt đất vừa đánh lại không quân Việt Nam.

Mỹ cho rằng với lực lượng không quân hiện đại và khổng lồ sẽ làm cho miền Bắc Việt Nam bị tê liệt, thậm chí còn ngông cuồng cho rằng sẽ đưa Việt Nam trờ về thời kỳ đồ đá.

Nhưng Việt Nam đã rất tài tình xây dựng thế trận phòng không tầm thấp, tầm cao, kết hợp đánh địch bằng bộ đội chính quy và dân quân du kích. Không chỉ pháo, tên lửa mà cả súng trường của dân quân cũng bắn rơi máy bay Mỹ.

Mùa Đông năm 1972, trước khi dùng B52 trải thảm bom xuống Hà Nội, Hải Phòng. Các tướng Mỹ đã động viên phi công B52 là chỉ như một cuộc dạo chơi trên bầu trời miền Bắc. Nhưng chỉ trong 12 ngày đêm đã có tới 36 máy bay B52 bị bắn rơi, vượt quá sức chịu đựng, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến dịch.

Đến cuộc chiến ở Ukraine thì bên cạnh lực lượng không quân thông thường, vai trò của máy bay không người lái lại có vai trò to lớn. Máy bay không người lái, tên lửa, pháo phản lực tầm xa đang có vai trò lớn trong chiến tranh hiện đại.

Điều đáng nói là trong chiến tranh ở Việt Nam có sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia phòng không của Liên Xô, trong đó có nhiều chiên gia là người Ukraine, mà hiện tại Ukraine lại gần như bất lực trước lực lượng không quân của Nga.

Rõ ràng bên cạnh vũ khí thì con người và nghệ thuật tác chiến có vai trò quyết định.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới