Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnLập trường cứng rắn của Tổng thống Zelensky khiến EU khó xử

Lập trường cứng rắn của Tổng thống Zelensky khiến EU khó xử

Lập trường cứng rắn của Tổng thống Ukraine ngày càng khiến nhiều lãnh đạo phương Tây khó xử, trong bối cảnh người dân EU đã quá mệt mỏi với cuộc xung đột.

Tổng thống Ukraine Zelensky.

Ông Oleg Soskin, cố vấn của hai cựu tổng thống Ukraine, cho biết hôm 11/11 rằng, việc Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky không sẵn lòng xem xét các cuộc đàm phán hòa bình với Nga có thể khiến ông gặp khó trong quá trình điều hành đất nước và sẽ bị buộc phải để một lãnh đạo mới có thể thực hiện các cuộc đàm phán như vậy.

Ông Soskin nói trên kênh YouTube của mình rằng, Tổng thống Zelensky tiếp tục khẳng định cần phải đạt được chiến thắng trên chiến trường, đơn giản là do “không thể” tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Moskva. Ông tin rằng, những hành động như vậy đang đẩy Nga và một số nước phương Tây ủng hộ Ukraine nghĩ rằng, họ cần một người khác đại diện cho Kiev, người có thể “đồng ý về một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời”. Để đạt được điều đó, giới lãnh đạo hiện tại của Ukraine cần phải được “trung lập hóa”, cựu trợ lý tổng thống nói thêm.

Cũng theo ông Soskin, ý tưởng đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đã trở thành một “câu chuyện phổ biến” không chỉ ở Nga mà còn ở phương Tây. Ông lưu ý rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italia Giorgia Meloni cũng đã bày tỏ những ý tưởng như vậy cách đây không lâu.

Tổng thống Pháp Macron nói với đài BBC trong một cuộc phỏng vấn trong tuần trước rằng, mặc dù “nghĩa vụ” của Pháp là hỗ trợ Kiev nhưng có lẽ đã đến lúc phải có một số “cuộc đàm phán công bằng và tốt đẹp” với Nga.

Thủ tướng Italia Meloni cũng đã nói “EU đang rất mệt mỏi về cuộc xung đột. Chúng ta đang ở gần thời điểm mà mọi người đều hiểu rằng cần phải có một lối thoát”.

Ông Soskin được biết đến là một nhà kinh tế học nổi tiếng, từng là Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Ukraine vào những năm 1990 cho rằng, EU có khả năng không thể đáp ứng đủ nhu cầu của Kiev về thiết bị quân sự và đạn dược, đặc biệt là nếu viện trợ quân sự của Mỹ bị cắt giảm.

Cựu quan chức này từng là cố vấn cấp cao cho tổng thống đầu tiên của Ukraine, Leonid Kravchuk vào đầu những năm 1990 và sau đó là cố vấn kinh tế cho nhà lãnh đạo thứ hai Leonid Kuchma từ năm 1998 đến năm 2000.

Kiev nhiều lần loại trừ việc đàm phán với Moskva và yêu cầu quân đội Nga rút hoàn toàn khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của mình. Ông Zelensky đã nhắc lại yêu cầu này trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tuần trước, đồng thời nói thêm rằng, nếu cần Kiev sẽ tiếp tục cuộc xung đột ngay cả khi không có viện trợ của Mỹ.

Ông cũng bác bỏ thông tin truyền thông đưa tin về việc các nước phương Tây ủng hộ Ukraine, được cho là đã khuyến khích nước này tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với Moskva. “Điều này sẽ không xảy ra”, ông Zelensky nói.

Nga nhiều lần ra tín hiệu sẵn sàng tham gia đàm phán với Kiev nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán như vậy phải tính đến lợi ích an ninh của Moskva và “thực tế trên thực địa”. Mùa thu năm 2022, bốn vùng lãnh thổ cũ của Ukraine – trong đó có hai nước cộng hòa Donbass chính thức gia nhập Nga sau một loạt cuộc trưng cầu dân ý.

Kiev tuyên bố cuộc trưng cầu là “giả mạo” và đã tìm cách giành lại quyền kiểm soát bốn vùng lãnh thổ vùng Donbass và Crimea – sáp nhập vào Nga vào năm 2014.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới