Bài viết của Sohu (Trung Quốc) cho thấy tham vọng to lớn của Bắc Kinh đằng sau quyết định mới.
Mới đây Trung Quốc đã hoàn thiện “Kế hoạch hành động 3 năm” nhằm thúc đẩy toàn diện kế hoạch “Thay thế nhựa bằng tre”.
Thực tế là việc sử dụng các sản phẩm từ tre trong sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc không phải là hiện tượng hiếm gặp, tại sao quốc gia tỷ dân lại nâng tầm loại nguyên liệu truyền thống này?
Được biết có 3 lý do chính đằng sau quyết định này.
Đầu tiên, tre được trồng rộng rãi và người Trung Quốc cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc thay thế tre cho các sản phẩm nhựa.
Không những vậy, tổng khối lượng thương mại các sản phẩm tre trên toàn cầu hàng năm đã đạt khoảng 3 tỷ USD. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu các sản phẩm từ tre lớn – thậm chí là đứng đầu.
Tính đến hết năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ tre của Trung Quốc đạt gần 320 tỷ Nhân dân tệ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các sản phẩm tre toàn cầu là 2,2 tỷ USD.
Hiện diện tích rừng tre của Trung Quốc đạt 7,01 triệu ha, chiếm 51% trong tổng số diện tích rừng tre với 1.642 loài tre của thế giới – hơn nữa nước này cũng có thể mở rộng thêm năng lực sản xuất.
Do sản lượng và lượng xuất khẩu sản phẩm từ tre đang đứng đầu thế giới nên Trung Quốc có lợi thế lớn trong việc lên kế hoạch “thay tre bằng nhựa”.
Tre là một trong những loại cây phát triển nhanh nhất trong tự nhiên, có thể phát triển thành rừng sau chỉ 4 đến 6 năm, sau khi trồng có thể sử dụng bền vững.
Việc chế biến sâu ở nông thôn có thể giúp nông dân trồng tre Trung Quốc tăng đáng kể lợi nhuận.
Đây cũng là một giải pháp đáng tin cậy nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng hóa thạch như dầu mỏ.
Thứ hai, có rất nhiều cơ hội để tre Trung Quốc thay thế các sản phẩm thiết yếu hàng ngày từ nhựa. Do ảnh hưởng của nhựa và các sản phẩm khác, trong nhiều năm qua tỷ lệ tận dụng tre ở nước này chưa cao.
Sau khi Trung Quốc kiên quyết hơn trong việc loại bỏ nhựa, tre một lần nữa quay trở lại với cuộc sống của người dân. Hiện có hơn 10.000 loại sản phẩm từ tre đã được phát triển, bao gồm mọi mặt của sản xuất và đời sống con người từ quần áo, thực phẩm đến nhà ở và giao thông.
Vào năm 2021, tên lửa đẩy bằng sợi carbon tổng hợp đầu tiên trên thế giới có tên “Neutron” đã được Trung Quốc ra mắt.
Tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc năm 2022, Tập đoàn Lâm nghiệp Trung Quốc đã giới thiệu một phòng trưng bày ống Composite hình ống và được tạo thành từ tre có đường kính 3,6 mét.
Những ý tưởng này cho thấy việc ứng dụng sợi tre đang ngày một sáng tạo hơn. Có thể nói việc tận dụng nguyên liệu tre chỉ giới hạn bởi trí tưởng tượng.
Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ không chỉ thay nhựa bằng tre ở những nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà còn thúc đẩy việc sử dụng vật liệu composite-tre, nội thất tre trong các sản phẩm công nghiệp, vật liệu đóng gói bằng tre cuộn, vật liệu xây dựng…
Thứ ba, Trung Quốc không che giấu tham vọng muốn dẫn đầu toàn cầu về các sản phẩm mỹ nghệ tre.
Năm 1997, Tổ chức Mây tre đan Quốc tế (INBAR) một tổ chức phi lợi nhuận đã được thành lập ở Trung Quốc với mục đích thúc đẩy sự phát triển toàn cầu của ngành mây tre đan.
Tính đến tháng 1/2023, tổ chức này đã có 49 quốc gia thành viên.
T.P