Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaÔng Tần Cương có phải đã chết?

Ông Tần Cương có phải đã chết?

Các bài báo chỉ ra rằng, một cuộc thanh trừng kiểu Stalin đang lan rộng khắp Trung Quốc, với các quan chức được cho là có quan hệ quá chặt chẽ với phương Tây.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương, đã biến mất một cách khó hiểu.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương, đã biến mất một cách khó hiểu vào cuối tháng 6 năm nay và bị cách chức một tháng sau đó.

Quan chức Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Truyền thông Mỹ ngày 6/12 đăng một bài viết dẫn nguồn tin tiết lộ, ông Tần Cương và các tướng lĩnh cấp cao Lực lượng Tên lửa Trung Quốc đã bị thanh trừng sau khi bị Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Andrey Rudenko tố cáo thông đồng với phương Tây.

Các nguồn tin tiết lộ thêm rằng, cựu Bộ trưởng ngoại giao Tần Cương chết vì tự sát hoặc bị tra tấn vào tháng 7 năm nay. Các bài báo chỉ ra rằng, một cuộc thanh trừng kiểu Stalin đang lan rộng khắp Trung Quốc, với các quan chức được cho là có quan hệ quá chặt chẽ với phương Tây.

Tờ Politico của Mỹ đưa tin, ngày 25/6 năm nay, chỉ 6 tháng sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko tại Bắc Kinh rồi mất tích.

Một số người có liên hệ với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tiết lộ rằng, nhiệm vụ thực sự của ông Rudenko trong chuyến thăm Bắc Kinh lần đó là để thông báo cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, ông Tần Cương và các tướng lĩnh cấp cao của Lực lượng Tên lửa đã bị phương Tây mua chuộc, và người thân của họ đã giúp chuyển thông tin bí mật về vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh cho cơ quan tình báo phương Tây.

Ông Tập Cận Bình đã rất tức giận khi biết chuyện, dẫn đến sự biến mất của cấp dưới Tần Cương và cuộc thanh trừng Lực lượng Tên lửa mà sau này ngoại giới đã được chứng kiến.

Hai người quen thuộc với sự việc cho biết, cựu Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tần Cương qua đời vào cuối tháng 7 năm nay tại bệnh viện quân đội điều trị cho các lãnh đạo cao nhất của Trung Nam Hải ở Bắc Kinh. Nguyên nhân cái chết là ông Tần tự sát hoặc bị tra tấn.

Tuy nhiên, nguồn tin cũng tuyên bố rằng, họ không thể xác nhận liệu những người quen thuộc với vấn đề này có thông tin chính xác hay không.

Gần như cùng lúc ông Tần Cương biến mất, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Trung Quốc Lý Ngọc Siêu (李玉超), cấp phó Lưu Quang Bân (手刘广斌) và cấp phó cũ Trương Chấn Trung (张振中) cũng biến mất.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, một số sĩ quan cấp cao hiện tại và trước đây của lực lượng Tên lửa cũng bị giam giữ, và ít nhất một cựu phó chỉ huy đã chết vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân.

Ngay sau khi cuộc thanh trừng Lực lượng Tên lửa được chính thức công nhận, ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), người được ông Tập Cận Bình bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào tháng 3 năm nay cũng biến mất và chính thức bị cách chức vào cuối tháng 10.

Cái chết của Vương Thiếu Quân (王少军), nguyên Cục trưởng Cục cảnh vệ Trung ương, người chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh đạo cao nhất, chỉ được công bố hai tháng sau đó, và một ngày trước khi ông Tần Cương mất tích. Theo nhà bình luận Dương Chính (杨正), nguyên nhân đằng sau cũng bị nghi ngờ không đơn giản.

Tờ Politico chỉ ra rằng, những vụ việc liên quan đến các quan chức ngoại giao và quân sự là dấu hiệu của sự bất ổn ở cấp cao nhất của Bắc Kinh cho thấy, điều gì đó đang thối nát trong chính quyền của ông Tập Cận Bình.

Tờ báo mô tả Bắc Kinh đang trải qua một “cuộc thanh trừng kiểu Stalin” với đầy sự hoang tưởng cuồng tín.

Bài báo cũng coi cái chết bất ngờ của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là một “dấu hiệu đáng lo ngại” và chỉ ra rằng, trong suy nghĩ của nhiều người dân Trung Quốc, “cơn đau tim trong bể bơi” cũng có nghĩa tương tự như “ngã từ cửa sổ”, “ngã từ cửa sổ” là số phận chung của những quan chức Nga xúc phạm tổng thống Nga Putin.

Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, những cuộc thanh trừng bất tận đã loại bỏ hàng triệu quan chức, nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa ông Tần Cương và ông Lý Thượng Phúc so với các vụ án trước đây, là cả hai đều từng được coi là những người ủng hộ trung thành của ông Tập.

Điều này đã gây nghi ngờ về sự ổn định của chế độ ông Tập Cận Bình và làm dấy lên lo ngại về chứng hoang tưởng ngày càng tăng của ông Tập cũng như việc ông Tập thiếu các quan chức đáng tin cậy xung quanh mình.

Theo nhà bình luận Dương Chính có những lo ngại rằng, một ông Tập Cận Bình bị cô lập và hoang tưởng có thể tính toán sai và kích động một cuộc xung đột vũ trang với một trong những nước láng giềng yếu hơn, hoặc thậm chí tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Đài Loan dân chủ để chuyển hướng sự chú ý.

Truyền thông Mỹ chỉ ra rằng, chứng hoang tưởng của ông Tập Cận Bình đã lan tới mọi cấp độ của bộ máy quan liêu và nền kinh tế Trung Quốc.

Một quan chức tài chính cấp cao của Trung Quốc nói thông thạo tiếng Anh và thường xuyên tham dự các hội nghị quốc tế đã nói với tờ Politico qua email rằng, ông không thể tham dự các sự kiện sắp tới bên ngoài Trung Quốc hoặc nói chuyện qua điện thoại được nữa.

Ông nằm trong số hàng chục quan chức tài chính cấp cao bị sa thải trong những tháng gần đây, thường là sau khi bị cáo buộc tham nhũng.

Một đồng nghiệp của quan chức này cho biết, ông hiện đang bị điều tra vì “quá thân thiết với Mỹ” và “có thể bị coi là gián điệp”. Truyền thông Mỹ chỉ ra rằng, bầu không khí kỳ lạ của Bắc Kinh đầy hỗn loạn. Chắc chắn là một dấu hiệu cảnh báo đối với những người vẫn tin rằng Bắc Kinh sẽ vẫn cởi mở với phương Tây.

RELATED ARTICLES

Tin mới