Thursday, December 26, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiXe điện - cú lừa thế kỷ ở TQ

Xe điện – cú lừa thế kỷ ở TQ

Cuối tháng 9/2023, Donald Trump gây sốc toàn bộ giới xe điện khi dõng dạc tuyên bố xe điện sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô phá sản. Tuyên bố này như củng cố thêm cho lập trường dừng việc thúc đẩy xe điện nếu Trump đắc cử. Đáng chú ý là tuyên bố của Trump ra đời trong bối cảnh thị trường xe điện Trung Quốc đang lao đao sau thời hoàng kim, khi 80% startup xe điện ở Trung Quốc phá sản, có công ty còn dừng sản xuất ngay trước khi giao đơn hàng đầu tiên.

Thị trường khốc liệt của xe điện Trung Quốc là hệ quả của việc chính phủ nước này phanh phui “cú lừa thế kỷ” của các công ty xe điện Trung Quốc, khiến cả thế giới chấn động. Vậy cú lừa này là gì? Xe điện Trung Quốc rồi sẽ đi đâu, về đâu?

Vai trò và sự thúc đẩy của Trung Quốc đối với xe điện toàn cầu. Rõ ràng những năm gần đây, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng vị thế của ô tô điện như hiện tại.

Theo đó, bắt đầu từ năm 2009, Trung Quốc đã trợ cấp tài chính cho các công ty xe điện để sản xuất xe buýt, taxi hoặc ô tô cho người dùng cá nhân. Tại thời điểm này, chưa đến 500 xe điện được bán ra ở Trung Quốc, nhưng kiếm được nhiều tiền hơn có nghĩa là các công ty có thể tiếp tục chi tiêu để cải thiện mô hình của mình, trong khi tiêu dùng chi tiêu ít hơn để có được một chiếc xe cho riêng mình.

Từ năm 2009 đến năm 2022, Trung Quốc rót hơn 200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 29 tỷ USD) vào các khoản trợ cấp và giảm thuế liên quan. Mặc dù chính sách trợ cấp chính thức kết thúc vào cuối năm 2022 và được thay thế bằng một hệ thống mang tính định hướng thị trường hơn, được gọi là tín dụng kép, nhưng chương trình đã phát huy tác dụng như mong đợi. Hơn 6 triệu xe điện bán ra ở Trung Quốc vào năm 2022, chiếm hơn một nửa doanh số bán xe điện trên toàn cầu. Chính phủ cũng giúp cho các công ty xe điện trong nước duy trì hoạt động trong những năm đầu hoạt động bằng cách trao cho họ các hợp đồng mua sắm công.

Năm 2010, trước khi thị trường tiêu dùng chấp nhận xe điện, những chiếc xe điện đầu tiên ở Trung Quốc là một phần của hệ thống giao thông công cộng. Ngoài trợ cấp và giảm thuế, chính phủ cũng đặt ra các chính sách khác khuyến khích các cá nhân mua xe điện.

Ở những thành phố đông dân như Bắc Kinh, có được biển số ô tô trong một chiếc xe chạy bằng xăng là điều khá tốn kém. Thế nhưng với xe điện thì lại hoàn toàn không. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đôi khi cũng hợp tác chặt chẽ với các công ty xe điện để điều chỉnh các chính sách có thể giúp các công ty này phát triển, ví dụ như bằng cách giữ mối quan hệ chặt chẽ với thành phố Thâm Quyến ở phía Nam, gã khổng lồ xe điện Trung Quốc BYD đã biến nơi này trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới điện khí hóa hoàn toàn đội xe buýt công cộng. Sự hậu thuẫn từ chính phủ này đã giúp Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và mua xe điện.

Chỉ trong 2 năm, từ 2021 đến 2022, số lượng ô tô điện bán ra hàng năm tại Trung Quốc đã tăng từ 1,3 triệu lên con số khổng lồ 6,8 triệu, tiếp tục đưa quốc gia này trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới năm thứ 8 liên tiếp. Trong khi đó, số xe điện mà Mỹ bán trong năm 2022 chỉ dừng lại ở con số khoảng 800.000. Bên cạnh đó, một báo cáo gần đây từ Counterpoint cũng chỉ ra rằng, cứ bốn chiếc ô tô được bán ra ở Trung Quốc thì có một chiếc là xe điện. Đồng thời, báo cáo này cũng khẳng định thêm rằng trong số 10 thị trường xe điện phát triển nhanh nhất thế giới, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai về doanh số bán hàng, ngay sau Nhật Bản, cho thấy mức tăng trưởng 119% so với cùng kỳ năm ngoái và năm 2022.

Chưa kể, Trung Quốc còn sở hữu một thị trường xe điện linh hoạt và sôi động nhất thế giới. Tất cả các công ty xe điện nổi tiếng cũng như không nổi tiếng đều cung cấp sản phẩm và dịch vụ của họ tại quốc gia này. Bởi vì đây là thị trường xe điện lớn nhất trên thế giới, với hơn 50% sản lượng toàn cầu.

Thị trường xe điện của Trung Quốc hiện được phục vụ bởi gần 94 thương hiệu khác nhau, với hơn 300 mẫu mã khác nhau. Sự linh hoạt của thị trường này cho phép người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy một chiếc xe điện giá rẻ, với giá khởi điểm từ 5.000 USD, cho đến những chiếc đắt tới 90.000 USD trở lên. Trong khi đó, có đến tận 81% thị trường xe điện Trung Quốc hiện do các công ty trong nước thống trị, bao gồm những công ty hàng đầu như Big Guling, Cherry, Changan và GAC, 19% còn lại được lấp đầy bởi các công ty nước ngoài như Tesla và Volkswagen. Ngoài những gã khổng lồ này, Trung Quốc còn là quê hương của một số công ty khởi nghiệp xe điện như Neo, XB, Neta, IM Moto, Iway và Leen… Tất cả vẫn đang hoạt động khá tốt, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty trong nước và nước ngoài.

Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xe điện ở Trung Quốc nhưng người ta vẫn có câu “sớm nở chóng tàn”. Sự bùng nổ quá nhanh của xe điện Trung Quốc khiến cho nhiều người trong cuộc lo lắng về hiệu ứng bong bóng xì hơi. Đúng thật! theo thời gian, thị trường xe điện Trung Quốc bắt đầu xuất hiện những lỗ hổng. Theo đó, nếu như ở tháng 3/2019, Trung Quốc có 635 công ty xe hoàn chỉnh xin đăng ký, trong đó có 486 công ty đăng ký đã thành công, 450 công ty với 5.827 mẫu xe đã vượt qua được kiểm định phù hợp tiêu chuẩn. Tháng 1/2023, chỉ có 149 nhãn hiệu xe năng lượng mới vẫn còn bán hàng vào năm ngoái, trong số đó, doanh số bán hàng năm của 49 nhãn hiệu là dưới 500 xe, một phần đã ngừng sản xuất hoặc đang trên bờ vực phá sản.

Như vậy, những con số biết nói này đã cho thấy một thị trường khốc liệt ở Trung Quốc, chỉ trong vòng 2 năm, hơn 80% công ty sản xuất ô tô điện của Trung Quốc đã hoặc đang rời khỏi thị trường. Sự thăng trầm này được cho là bởi không còn nhiều sự giúp đỡ từ phía chính phủ cũng như sự cạnh tranh của thị trường giữa các gã khổng lồ và các doanh nghiệp nhỏ. Tại sao lại không còn nhiều sự trợ giúp từ chính phủ? Điều này được cho là bởi sự phanh phui của các vụ gian lận trợ cấp.

Theo đó, vụ bê bối gian lận trợ cấp lần đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô điện của Trung Quốc nổ ra vào năm 2016. Bộ Tài chính Trung Quốc, trong một cuộc điều tra 93 công ty sản xuất ô tô, đã phát hiện có tới 72 công ty đã gian lận tiền trợ cấp. Sau đó, Trung Quốc đã nâng ngưỡng trợ cấp tài chính và giảm dần số tiền trợ cấp qua từng năm. Kể từ ngày 31/12/2022, Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn chính sách trợ cấp kéo dài 13 năm cho các phương tiện năng lượng mới. Với việc Trung Quốc rút bỏ chính sách trợ cấp nhà nước vào cuối năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của thị trường xe điện Trung Quốc đã chậm lại trong 3 tháng đầu năm nay. Dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ xe điện tích lũy từ tháng 1 đến tháng 3/2023 là 1,313 triệu chiếc, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 146,6% trong quý đầu tiên của năm ngoái.

Cũng theo các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, số tiền trợ cấp mà chính quyền dành cho xe ô tô điện cao hơn giá bán của chính những chiếc xe ô tô đó, thế nhưng có nhiều thủ đoạn để gian lận số tiền này. Ví dụ như báo cáo sai về sản xuất xe, có biển nhưng không có xe. Theo đó, một số công ty chưa sản xuất xe đã làm giả thông tin khách hàng, lấy biển số ô tô và nộp đơn xin chính phủ trợ cấp trước khi sản xuất ô tô. Theo báo cáo chính thức, chỉ riêng công ty ô tô Kim Long Tô Châu đã báo cáo khống tới 1.683 xe điện trong một năm để lấy tiền trợ cấp hoặc sử dụng thủ đoạn báo cáo sai các thông tin kỹ thuật và không khớp tiêu chuẩn. Các thông số này bao gồm hành trình liên tục, dung lượng pin và chiều dài xe. Đối với xe buýt, có liên quan trực tiếp đến số tiền trợ cấp cụ thể. Chính phủ Trung Quốc đặt các khoản trợ cấp với nhiều cấp độ, báo cáo sai các thông số chính có thể nhận được số tiền trợ cấp nhiều hơn.

Theo ước tính của giới truyền thông, số tiền trợ cấp tích lũy trong 13 năm ít nhất là hàng trăm tỷ nhân dân tệ, con số này còn không bao gồm khoản đầu tư cho hàng trăm cái được gọi là công ty sản xuất ô tô năng lượng mới. Và để hạn chế điều này, chính phủ Trung Quốc cũng quyết định hạn chế các khoản trợ cấp với xe điện. Phát súng mở đầu cho sự tan vỡ của bong bóng xe điện.

Việc không còn sự hậu thuẫn của chính phủ ngay lập tức phơi bày hạn chế chết người của thị trường xe điện Trung Quốc. Được biết, các gã khổng lồ tiếp tục bành trướng, trong khi các thương hiệu nhỏ lẻ phải vật lộn để tồn tại. Thị phần bốn công ty hàng đầu đã tăng lên 60% trong quý 1/2023, so với mốc 44% cùng kỳ 3 năm về trước. Đáng chú ý, bất chấp việc Trung Quốc kéo dài thời gian giảm thuế cho người dân mua xe điện đến năm 2027, nhiều dấu hiệu đã cho thấy chính phủ sẽ từ bỏ mục tiêu hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô đang gặp khó khăn.

Trong khi BYD, được hậu thuẫn bởi B-Hway, đã thống trị thị trường xe điện suốt 2 năm vừa qua. Hơn 30% lượng xe năng lượng mới bán ra tại đại lục đều xuất xưởng từ công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này, tăng từ mức dưới 15% vào cuối năm 2022, khi thị trường xe sạch lần đầu tiên bán được đều đặn hơn 100.000 chiếc mỗi tháng. Thì một số viên ngọc quý thời kỳ đầu lại âm thầm biến mất.

Theo đó, đầu năm nay, WM Moto mắc nợ đã đình chỉ hầu hết các hoạt động sản xuất và sa thải nhân viên vì hết tiền mặt. Letin Auto, thương hiệu nổi tiếng với chiếc hatback chạy điện trị giá 4.000 USD, cũng nộp đơn xin phá sản vào tháng 3 sau khi không tìm kiếm được lợi nhuận. XB, startup EV nổi tiếng được niêm yết tại Mỹ, cũng ghi nhận doanh số bán hàng giảm đều kể từ tháng 9 năm ngoái dù đã tung ra nhiều chương trình giảm giá và cải tiến mẫu mã. Số lượng xe giao nhanh giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. ChiDow, nhà sản xuất được hậu thuẫn bởi tập đoàn Kily đã bán được tổng cộng 100.000 xe từ năm 2015 đến năm 2017. Tuy nhiên, thương hiệu này ngay lập tức mất đà khi chính phủ hồi năm 2018 quyết định ngừng trợ cấp cho những chiếc xe điện có phạm vi di chuyển dưới 150 km giữa các lần sạc. Tương tự, Being Electric Vehicle, chi nhánh EV của BAIC Motor thuộc sở hữu nhà nước, cũng bắt đầu thua lỗ sau khi bị cắt trợ cấp. Hãng này từng dẫn đầu doanh số ô tô chạy hoàn toàn bằng điện trong hơn 5 năm, bằng cách nhắm mục tiêu chủ yếu vào các nhà khai thác đội xe.

Ngay cả Biden, được thành lập bởi các cựu quản lý BMW, cũng đã phải dừng sản xuất ngay trước khi giao đơn hàng đầu tiên. JJ Jing Technology (SHH), ban đầu dự kiến niêm yết trên Starbus của Trung Quốc, song cũng ngấp nghé phá sản vào năm 2022.

Sự rơi rụng này đã chứng minh cho câu nói: “Không phải ai cũng có thể tồn tại trên thị trường”. Nhiều công ty ô tô điện chưa bị loại bỏ, nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Ba hãng Wilien, Xang và Leen, được gọi là Tam Cường, bộ ba mạnh nhất trong ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc, hiện đều trong tình trạng thua lỗ.

So với năm 2021, ba công ty Tam Cường năm ngoái đều giao nhiều xe hơn, doanh thu cũng tăng, nhưng lại lỗ nhiều hơn. Điều này càng chứng minh cho luận điểm: các công ty xe điện của Trung Quốc về cơ bản không kiếm tiền từ sản xuất xe, mà sống dựa vào trợ cấp của nhà nước.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc xảy ra trường hợp bong bóng xì hơi như thế này. Còn nhớ, trong quá khứ, bong bóng bất động sản của Trung Quốc cũng đã bùng vỡ như những gì mà Nhật Bản đã trải qua. Có lẽ đó là lý do, trong cuộc chơi xe điện này, Nhật Bản dường như bình tĩnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

Một mô hình khác cũng rơi vào tình trạng bay màu như bất động sản, đó là cơn sốt chia sẻ xe đạp. Theo đó, từ năm 2014 đến năm 2017, khoảng 60 công ty khởi nghiệp lao vào ngành kinh doanh chia sẻ xe đạp, tới 16 đến 18 triệu chiếc xe đạp được đưa vào sử dụng ở các thành phố lớn tại Trung Quốc. Năm 2017, Au For đạt giá trị thị trường 2 tỷ USD và có tới 62,7 triệu người sử dụng thường xuyên hàng tháng.

Từ năm 2007, chính quyền nhiều thành phố ở Trung Quốc đã áp dụng các chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe đạp. Các thành phố như Bắc Kinh, Hàng Châu và Vũ Hán mở nhiều trạm cho thuê xe đạp. Nhưng dịch vụ này đã sớm chết yểu. Đa phần người dân cho rằng việc phải lội bộ đến trạm cho thuê xe đạp là quá bất tiện. Các ứng dụng chia sẻ xe đạp như OfFo hay Mobike khắc phục được điểm yếu đó, khi xe đạp có mặt ở mọi con đường sự bất tiện đã biến mất. Người dùng dễ dàng sử dụng dịch vụ thông qua một ứng dụng trên điện thoại và chỉ mất khoảng 45 USD tiền đặt cọc, thanh toán qua mạng di động.

Thị trường Trung Quốc đang ngày càng trở nên thách thức, không chỉ với các thương hiệu trong nước mà cả các hãng xe nước ngoài. Đây cũng là một bài học sâu sắc đến những thị trường đang và đã có kế hoạch phát triển loại xe năng lượng mới này. Còn với Trung Quốc, chúng ta phải chờ đợi những diễn biến tiếp theo của thị trường này thôi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới