Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đang liên kết các nước bằng kinh tế, hoà bình, hữu...

TQ đang liên kết các nước bằng kinh tế, hoà bình, hữu nghị

Suốt thời gian dài Mỹ với vai trò số một thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự đã liên kết các đồng minh cả về kinh tế lẫn quân sự. Ở châu Âu Mỹ đứng đầu tổ chức liên minh quân sự NATO và luôn tìm cách mở rộng tổ chức này. Ở châu Á vừa liên kết kinh tế vừa bảo trợ về quân sự cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự vào Afghanistan, Irac, Syria và gần đây hỗ trợ quân sự cho Israel. Ở châu Âu, Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự vào Kosovo và hiện tại đang viện trợ lớn cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Không những thế Mỹ và NATO còn tìm cách cô lập làm suy yếu nước Nga, gây lên tình hình căng thẳng ở châu Âu và có nguy cơ châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ ba.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc hiện nay lại đi ngược với xu thế của Mỹ, không chủ trương liên minh quân sự mà đang tìm cách kết nối thế giới bằng kinh tế. Suốt một thời gian dài châu Á, kể cả Trung Quốc chậm phát triển về kinh tế, ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapro. Khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ, Mỹ và nhiều nước cho rằng Trung Quốc cũng sẽ tan vỡ và sẽ rất khó khăn. Nhưng Trung Quốc không thay đổi chế độ chính trị mà thực hiện chiến lược cải cách mở cửa. Chỉ trong vài thập kỷ Trung Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và về quân sự là một trong ba nước mạnh nhất cùng Mỹ, Nga.

Khi có đủ tiềm lực kinh tế, Trung Quốc chủ trương quan hệ kinh tế với tất cả các nước, xây dựng chiến lược kết nối các nền kinh tế bằng chiến lược “vành đai – con đường”. Để kết nối với các nước Trung Quốc thực hiện trước hết là kết nối các địa phương trong nước. Hiện nay Trung Quốc có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Nhờ thế các địa phương của Trung Quốc đều cùng phát triển rực rỡ.

Với thế giới, Trung Quốc chủ trương trước hết là kết nối với các nước láng giềng, tạo thuận lợi lẫn nhau. Trung Quốc đặc biệt chú ý kết nối với ba nước Đông Dương, mở đường sắt cao tốc từ Vân Nam đi Viên Chăn của Lào và nối sang Thái Lan, mở cảng biển ở Campuchia, hỗ trợ xây dựng hạ tầng đường bộ. Với Việt Nam trung Quốc đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế. Trung Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và đối tác đứng thứ tư của Trung Quốc trong phạm vi toàn cầu. Các nước khác trong ASEAN đều là đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc.

Trước chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc coi trọng các nước láng giềng, muốn xây dựng tình đoàn kết cùng nhau phát triển, cùng nhau thịnh vượng.

Trung Quốc liên kết với các nước châu Á và mong muốn châu Á sẽ phát triển nhanh trong hiện tại và tương lai.

Khi nước Nga bị Mỹ và đồng minh châu Âu trừng phạt kinh tế và tìm mọi cách cô lập thì Trung Quốc lại tìm cách gỡ khó và hỗ trợ cho kinh tế Nga.

Về quân sự, Trung Quốc tìm cách trở thành trung gian để hướng các bên đến đối thoại hoà bình. Myanmar nước láng giềng đang có xung đột vũ trang trong nhiều tháng qua Trung Quốc không đứng về phía nào mà tìm cách dàn xếp để đại diện chính quyền quân sự gặp các nhóm nổi dậy để đàm phán chấm dứt xung đột lập lại hoà bình.

Trung Quốc đang đi con đường mà thế giới mong đợi là liên kết các nước bằng kinh tế, hoà bình và hữu nghị.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới