Wednesday, December 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiÔng Putin đã biến làn sóng tháo chạy của phương Tây thành...

Ông Putin đã biến làn sóng tháo chạy của phương Tây thành ‘một món hời’ như thế nào?

Những nỗ lực của phương Tây nhằm tạo sức ép buộc các công ty rời khỏi thị trường Nga dường như đã phản tác dụng khi đặt các doanh nghiệp sinh lời vào tay Nga với giá chiết khấu cao và bơm hơn một tỷ USD thuế xuất cảnh vào kho bạc của Moscow, theo New York Times.

Ông Putin đã biến sự rút lui của các công ty lớn của phương Tây thành một vận may bất ngờ cho giới tinh hoa của Nga.


Làn sóng tháo chạy

Ngay sau khi quân đội Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra lời dề nghị với các công ty phương Tây rằng: “Hãy rời khỏi Nga”, đồng thời ông nhấn mạnh rằng: “Hãy đảm bảo rằng người Nga không nhận được một xu nào”.

Hàng trăm công ty đã đáp lại lời kêu gọi này. Các chính trị gia và các nhà kinh tế dự đoán rằng nó sẽ góp phần bóp nghẹt nền kinh tế Nga và làm suy yếu nỗ lực chiến sự của Điện Kremlin.

Phát biểu từ Nhà Trắng hai tuần sau khi chiến sự nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định rằng phương Tây đang “đè bẹp” nền kinh tế Nga. “Danh sách các doanh nghiệp và tập đoàn quốc tế rời khỏi Nga ngày càng tăng lên”, ông Biden nhấn mạnh.

Mọi thứ có vẻ ảm đạm đối với nền kinh tế Nga tại thời điểm đó khi sàn giao dịch chứng khoán ở Moscow đóng cửa và đồng rúp rớt giá. Nếu Nga mất tất cả việc làm, sản xuất và tiền mặt của các công ty phương Tây, hậu quả sẽ rất nặng nề.

Vận may bất ngờ cho giới tinh hoa

Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Vladimir Putin đã có kế hoạch khác. Ông Putin đã biến sự rút lui của các công ty lớn của phương Tây thành một vận may bất ngờ cho giới tinh hoa của Nga. Theo New York Times, ông Putin biến một điều không may bất ngờ xảy ra thành một kế hoạch làm giàu.

Ông Putin đã ban hành các chính sách hạn chế việc chuyển tiền ra nước ngoài và yêu cầu các công ty từ “các quốc gia không thân thiện” phải được chấp thuận trước khi bán doanh nghiệp của họ.

Tính đến tháng 3 năm ngoái, các công ty phương Tây muốn bán tài sản của mình tại Nga cần phải được sự phê duyệt của ủy ban chính phủ nước này. Điều này nhằm đảm bảo rằng người mua địa phương sẽ có được những tài sản trên với giá hời.

Trích dẫn biên bản cuộc họp ủy ban, New York Times cho biết cơ quan này đã từ chối việc bán các nhà máy thuộc sở hữu của Honeywell, một công ty điện tử của Mỹ, cho đến khi công ty này đồng ý bán với giá chiết khấu 50%. Kể từ đầu năm nay, các công ty bị ràng buộc về mặt pháp lý với Nga đều phải bán tài sản của mình với mức giảm đáng kể này.

“Nhìn chung, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giám sát vô cùng chặt chẽ đối với một trong những thương vụ chuyển giao tài sản lớn nhất ở Nga. Một lượng lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp, gồm thang máy, lốp xe, sơn công nghiệp và nhiều sản phẩm khác – hiện phần lớn đều nằm trong tay các công ty Nga ngày càng lớn mạnh”, New York Times cho biết.

Báo cáo tài chính của New York Times cho thấy các công ty phương Tây rời đi đã lỗ hơn 103 tỷ USD kể từ khi xung đột tại Ukraine bắt đầu nổ ra. Bên cạnh đó, các công ty này cũng đã nộp ít nhất 1,25 tỷ USD tiền thuế xuất cảnh cho nhà nước Nga.

“Những người ra đi đang mất vị trí của mình,” Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chia sẻ với New York Times. “Và tất nhiên, tài sản của họ đang được mua với giá chiết khấu đáng kể và được tiếp quản bởi các công ty của chúng tôi, những công ty đang làm điều đó một cách vui vẻ”, ông cho biết thêm.

Các cuộc phản công kinh tế của ông Putin đã giúp củng cố sự ủng hộ của giới tinh hoa của nước này và giảm bớt tác động của sự cô lập của phương Tây. Ông Putin đã hãm phanh đúng lúc các nhà điều hành phương Tây phải đối mặt với áp lực phải tăng tốc.

Trong khi Ukraine đang bận tâm với những nhiệm vụ ngắn hạn như tăng cường hỗ trợ quốc tế, thì khả năng phục hồi tương đối của nền kinh tế Nga đã giúp ông Putin có thể chơi một ván cờ lâu dài.

Tuy nhiên, làn sóng các công ty rời đi vẫn tiếp tục gia tăng. Theo các chuyên gia, nó đã gửi đi một tín hiệu toàn cầu rằng Nga đang bị bỏ lại.

Nhiều người cho rằng cách ông Putin ứng phó với việc các công ty phương Tây rời đi chỉ củng cố hình ảnh nước Nga như một nơi nguy hiểm để kinh doanh. Ngay cả một số quan chức hàng đầu của Nga cũng thừa nhận rằng sự suy giảm cạnh tranh và đầu tư nước ngoài sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế về lâu dài.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới