Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNga giành quyền chủ động trên chiến trường, Ukraine co về phòng...

Nga giành quyền chủ động trên chiến trường, Ukraine co về phòng thủ

Quân đội Nga đã giành được quyền chủ động dọc theo tiền tuyến trong khi Ukraine buộc phải tổ chức lại thế trận theo hướng phòng thủ.

Thế chủ động thuộc về Nga: Bước tiến nhỏ nhưng xung lực lớn

Trong một đăng tải trên mạng X (trước đây là Twitter) hôm 22/12, ông Range – Chánh văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Đức – đã phân tích ý nghĩa các bước tiến gần đây của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine, khi cuộc xung đột này đã kéo dài 22 tháng. Ông Range cũng chỉ ra những điều mà Kiev cần làm để ngăn bước tiến của Moskva.

Chiến sự ở Ukraine tập trung quanh tiền tuyến phía Đông và phía Nam trong nhiều tháng ròng. Kiev tập trung vào việc tái chiếm lãnh thổ do Nga kiểm soát kể từ đầu xung đột vào tháng 2/2022.

Tuy nhiên, chiến dịch phản công của Ukraine chậm chạp và kém hiệu quả hơn so với kỳ vọng của phương Tây. Khi mùa đông đã tới, giới chuyên gia dự báo tình hình đang diễn biến theo hướng có lợi cho Nga.

John Kirby – Điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng – mới đây nói với các phóng viên rằng tình báo Mỹ tin là “mặt đất đóng băng vào tầm cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm tới, khiến các lực lượng Nga càng dễ dàng hành động”.
Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW, có trụ sở ở Mỹ) cũng nói rằng đánh giá của ông Kirby là nhất quán với các quan sát của riêng họ.

Theo đánh giá của ông Lange, quân Nga tập trung phần lớn các cuộc tấn công của họ ở miền Đông và Đông Nam Ukraine, trong đó trận chiến giành Avdiivka là dữ dội nhất trong các tháng gần đây.

Ông Lange viết trên mạng X: “Ngoài các cuộc tấn công ở Avdiivka, Nga còn thu được một số bước tiến nhỏ. Nga như vậy đang giành quyền chủ động trên mặt trận ở miền Đông và Đông Bắc”.

Trong khi đó, ở tiền tuyền phía Nam, Nga chủ yếu tiến hành không kích và tấn công bằng UAV vào các lực lượng Ukraine, vẫn theo ông Lange.

Ông Lange nói: “Ukraine rút vào chế độ phòng ngự. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, lực lượng vũ trang Ukraine không còn quan tâm đến giữ vị trí một cách vô điều kiện nữa, mà chuyển sang tiến hành các trận đánh làm chậm đà tiến của đối phương”.

Chánh văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Đức ghi nhận rằng Nga đang phải hứng chịu tổn thất không nhỏ về nhân lực khi giành thêm lãnh thổ.

Ông Lange cho rằng, để theo kịp chiến thuật mới của Nga, Ukraine cần thêm đạn pháo, khả năng sửa chữa và bảo dưỡng tốt hơn đối với xe thiết giáp, cũng như được cung cấp thêm hệ thống phòng không để đối phó với UAV và máy bay của đối phương.

Theo quan chức Lange, tình hình sẽ cải thiện hơn cho Ukraine nếu nước này nhận thêm UAV, vũ khí chống UAV, và máy bay chiến đấu F-16.

Sự ủng hộ dành cho Ukraine đã giảm tại một số nước phương Tây là đồng minh của Ukraine – đây là cơ sở để nhiều người tin rằng Nga sẽ có cơ hội giành thêm nhiều thắng lợi quan trọng trong năm 2024.

Lính Ukraine thiếu đạn pháo, phải hạn chế bắn hoặc hủy tấn công

Tình trạng khan hiếm đạn pháo trong lực lượng vũ trang Ukraine đã buộc một số đơn vị quân sự Ukraine phải hủy bỏ các cuộc tấn công đã lên kế hoạch, đồng thời làm dấy lên mối lo ngại quân đội Ukraine sẽ không giữ được trận địa lâu trước các đòn tấn công liên tục của Nga. Tình trạng thiếu đạn khiến nỗi lo lắng đó ở thủ đô Kiev của Ukraine ngày càng rõ nét.

Một quân nhân thuộc Lữ đoàn tấn công sơn cước 128 của Ukraine chia sẻ: “Các pháo thủ của chúng tôi chỉ được cấp một số lượng đạn hạn chế cho mỗi mục tiêu”. Lữ đoàn này đang chiến đấu tại tỉnh Zaporizhzhia nằm ở phía Đông Nam.

Quân nhân này cho biết thêm: “Nếu mục tiêu nhỏ hơn, như một ụ súng cối, thì họ chỉ được nhận tổng cộng 5 – 7 quả đạn. Mọi người mệt mỏi lắm rồi. Chắc không cầm cự được lâu nữa”.

Trong khi đó, pháo thủ Artem, 31 tuổi, thuộc Lữ đoàn pháo binh 148 của Ukraine, cho biết đơn vị của anh ta đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong kho đạn sau khi mới chuyển từ mặt trận phía Nam về mặt trận phía Đông. Artem là pháo thủ bắn lựu pháo 155mm.

Trước đây đơn vị của Artem bắn trung bình 50 quả đạn pháo mỗi ngày, thậm chí có lúc lên đến 90 quả. Nhưng giờ đây họ chỉ bắn mỗi ngày khoảng 10 – 20 quả.

Artem nói tiếp: “Nếu tình hình không thay đổi hoặc tệ hơn, chúng tôi sẽ không đủ sức để chế áp đối phương và sẽ bị đối phương đẩy lui. 10 quả đạn pháo mỗi ngày thì không đủ”.

Ivan Zadontsev – sĩ quan truyền thông của Lữ đoàn tấn công độc lập 24 của Ukraine (Lữ đoàn Aidar) cho biết đơn vị này đã phải giảm hoạt động xạ kích khoảng 90% so với mùa hè năm ngoái.

Chiến thuật của Aidar đã thay đổi từ giữa mùa thu vừa rồi khi đạn dược cung cấp cho họ bị giảm.

Aidar đang cố gắng giữ phòng tuyến Ukraine ở miền Đông, gần thị trấn Klishchiivka. Tuy nhiên, Zadontsev chia sẻ rằng vào lúc này, lên kế hoạch tấn công xa hơn là điều ngu ngốc, khi quân đội Nga chiếm ưu thế vượt trội về pháo binh.

Thời gian đầu của xung đột Ukraine, Nga gặp khó khăn nhất định trong sản xuất đạn dược do các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu do phương Tây áp đặt. Nhưng nay Nga đã tìm cách vượt qua được các trở ngại đó và đẩy mạnh hoạt động công nghiệp quốc phòng trên quy mô lớn. Không những vậy, Nga còn nhận được khối lượng lớn đạn pháo từ một số đồng minh của mình

RELATED ARTICLES

Tin mới