Saturday, November 23, 2024
Trang chủQuân sựNga biên chế thêm một trung đoàn ICBM

Nga biên chế thêm một trung đoàn ICBM

Trong khi Mỹ đang đối mặt với nguy cơ mất khả năng duy trì lực lượng ICBM, thì phía Nga tiếp tục mở rộng lực lượng này và ngày càng khẳng định vị thế số 1 thế giới.

Yars ICBM trên phương tiện phóng di động.


Theo tuyên bố của chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, Đại tướng Sergey Karakayev, một trung đoàn tên lửa mới đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Theo Đại tướng, “Trung đoàn tên lửa mới đã được triển khai làm nhiệm vụ chiến đấu trong tổ hợp tên lửa Bologovsky, nơi được trang bị hệ thống tên lửa mặt đất di động RS-24 Yars”, tuyên bố của ông được truyền thông Nga phát đi vào ngày 16/12 và giải thích rõ rằng điều này sẽ cải thiện khả năng chiến đấu của các đơn vị liên quan.

ICBM RS-24 Yars là một trong hai hệ thống tên lửa đạn đạo được đưa vào sử dụng song song trong Lực lượng Vũ trang Nga, hệ thống còn lại là tên lửa Sarmat có kích thước lớn hơn nhiều, nặng gấp khoảng 4 lần Yars và có thể mang nhiều đầu đạn hơn cũng như đầu đạn lớn hơn nhiều.

Đơn vị Sarmat đầu tiên đi vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu vào cuối tháng 10/2023, trong khi Yars đã được triển khai hoạt động từ tháng 7/2010 và hiện đang được biên chế thành 8 sư đoàn với tổng số 150 tên lửa hoạt động.

RS-24 Yars được phát triển bí mật với tư cách là phiên bản cải tiến của tên lửa Topol-M từng được đưa vào sử dụng từ năm 1997. Điểm khác biệt chính của RS-24 Yars là khả năng mang nhiều đầu đạn và mỗi đầu đạn có thể nhắm mục tiêu độc lập, giúp tăng hỏa lực đáng kể cũng như giảm khả năng bị đánh chặn.

Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng số lượng các trung đoàn tên lửa Yars đang phục vụ, các đơn vị tên lửa Sarmat dự kiến ​​cũng sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng bất chấp sự chậm trễ đáng kể trước đó trong việc phát triển loại tên lửa này. Ngoài ra Nga cũng đang phát triểm một loại ICBM khác có tên là RS-18A, có thể phóng từ những hầm chứa hiện có được kế thừa từ thời Liên Xô, loại tên lửa này đang được sửa đổi để mang theo phương tiện bay siêu thanh Avangard.

Đặc điểm bay và khả năng cơ động cao của Avangard khiến loại tên lửa này cực kỳ khó bị đánh chặn và trong tương lai nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống răn đe hạt nhân của Nga.

Những vũ khí này mang lại khả năng tấn công mà không có quân đội nào trên thế giới có thể sánh bằng, mặc dù một số nguồn tin cho rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã gần đạt được việc triển khai một lực lượng tương tự.

Một phần lý do dẫn đến sự khác biệt giữa hai siêu cường trước đây là do Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân, trong khi Nga dựa vào ICBM để cung cấp phần lớn khả năng tấn công hạt nhân chiến lược của mình.

Trong khi đó, kho tên lửa ICBM Minuteman III của Mỹ đang dần quá thời hạn sử dụng và phải ngừng hoạt động sẽ khiến nước này buộc phải từ bỏ hoàn toàn việc triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất.

Việc phát triển một loại ICBM tiếp theo của Mỹ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể thành hiện thực, trong khi những tên lửa Minuteman III đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ và là loại ICBM lâu đời nhất trên thế giới hiện nay.

Bất chấp việc Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa đáng kể kho vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỉ qua, cho đến nay lực lượng tên lửa chiến lược của Nga vẫn được coi là mạnh nhất và có khả năng chiến đấu cao nhất trên thế giới. Còn phía Mỹ lại dựa vào những phương tiện bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân làm lực lượng răn đe chính.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới