Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNhững cuộc bầu cử xê dịch thế giới

Những cuộc bầu cử xê dịch thế giới

Khi cánh cửa năm 2024 bật mở cũng là lúc bắt đầu các cuộc bầu cử diễn ra trên tất cả các châu lục. Dự kiến sẽ có hơn 40 cuộc bầu cử diễn ra trong năm để tìm ra nhà lãnh đạo mới của các quốc gia, vùng lãnh thổ. Những cuộc bầu cử có thể dẫn tới sự thay đổi nhà lãnh đạo, với quan điểm, tư duy hoàn toàn khác biệt.

Ngày nay chuyện bầu cử để lựa chọn người đứng đầu các chính phủ không còn là chuyện riêng của mỗi quốc gia. Kết quả bầu cử sẽ có tác động lớn tới khu vực và toàn cầu. Trong số hơn 40 cuộc bầu cử có 4 cuộc tiêu biểu, đó là các cuộc tranh giành quyền lực ở Mỹ, Nga, Nghị viện châu Âu và Đài Loan.

Ở Mỹ khả năng cao là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Người ta ví hai người này như nước với lửa, bởi vì quan điểm về chính sách của họ hoàn toàn đối lập. nhau. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2024, vì vậy kết quả của cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đối với năm 2025.

Những chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong năm cuối của nhiệm kỳ sẽ có tác động mạnh mẽ và thực chất hơn tới tình hình thế giới. Việc Nhà Trắng duy trì viện trợ cho cả hai cuộc xung đột Nga-Ukraine và Hamas – Israel cùng một lúc sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho ngân sách của Mỹ. Do vậy, việc tìm ra giải pháp hoà bình, chấm dứt ít nhất một trong hai cuộc xung đột sẽ là đòn cân não đối với Tổng thống Joe Biden.

Hiện tại, Mỹ đã yêu cầu Israel phải bảo vệ thường dân Palestine. Một nỗ lực lớn hơn trong năm 2024 để tìm ra giải pháp hoà bình lâu dài cho Isarel và Hamas sẽ là lợi thế cực kì lớn trong cuộc tranh cử của Tổng thống Biden.

Không giống như thái độ đối với cuộc chiến ở Trung Đông, ông Biden quyết không khoan nhượng với Moscow. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ “quyết tâm đi tiếp” và “không sẵn sàng bỏ đi”. Khẳng định cho quyết tâm này, bất chấp sự phản đối của Đảng Cộng hoà, ông chủ Nhà Trắng sẽ tiếp tục đưa ra những gói viện trợ cho Ukarine.

“Người đấu súng” với Joe Biden, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tham gia tranh cử vào năm tới. Và ông có thể tiếp tục nắm quyền ít nhất là đến năm 2030, bởi chưa xuất hiện đối thủ nào đáng gờm, đủ sức đe đánh bại Putin.

Theo nguồn tin của chúng tôi, chi tiêu quốc phòng năm 2024 của Nga sẽ chiếm gần 1/3 tổng chi tiêu ngân sách (10,78 nghìn tỷ Rúp, tương đương 109 tỷ USD). Tăng chi tiêu quốc phòng là nhằm bảo đảm cho quân đội Nga giành chiến thắng trên chiến trường. Dẫu vậy, đổ tiền vào vũ khí, khí tài, cũng tạo áp lực lớn đối với việc cân đối ngân sách của Điện Kremlin.

Ở một hướng khác, cục diện của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc trong năm tới sẽ không tránh khỏi chao đảo bởi cuộc bầu cử người đứng đầu Đài Loan – vị trí mà Đài Bắc gọi là Tổng thống. Cụ thể, ngày 13/01/2024, cử tri Đài Loan sẽ bầu chọn ra Tổng thống mới, thay thế bà Thái Anh Văn. Trước sự kiện lớn ở Hòn đảo này, Mỹ và Trung Quốc cùng nín thở theo dõi, bởi vì cuộc bầu cử sẽ quyết định chặng đường mới trong chính sách đối ngoại của Đài Loan.

Vị Tổng thống tới đây của Đài Loan sẽ xác định chiến lược của hòn đảo để ngăn chặn cuộc tấn công của Đại lục (dự kiến vào năm 2027). Trước khi bầu cử diễn ra, các bên tham gia tranh cử đều ủng hộ một phiên bản: Bác bỏ các tuyên bố độc lập chính thức, duy trì mối quan hệ với Mỹ và bác bỏ đề xuất “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc.

Đó điểm tương đồng này. Điểm mâu thuẫn là, các ứng viên có những tầm nhìn, quan điểm khác nhau về hoạch định chính sách đối ngoại. Hai đảng chính của Đài Loan, là Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) cầm quyền và Quốc dân Đảng (KMT) đối lập, đã vạch ra các chiến lược hoàn toàn khác biệt. DPP ủng hộ độc lập, củng cố quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ, đề nghị Mỹ tiếp tục răn đe quân sự thông qua việc tăng chi tiêu quốc phòng. Còn KMT thì ủng hộ việc giảm căng thẳng bằng cách mở lại đối thoại với Trung Quốc, trên cơ sở hai phía của eo biển thuộc về một quốc gia.

Trước tình hình nêu trên, Bắc Kinh gọi DPP là “những kẻ ly khai” và đã áp đặt trừng phạt đối với một số nhà lãnh đạo của đảng này. Bắc Kinh đã tăng cường hoạt động “vùng xám” chống lại Đài Loan. Tuy gia tăng áp lực nhưng không đến mức xảy ra chiến tranh vì Bắc Kinh muốn thăm dò phòng thủ của Đài Loan.

Nhiều khả năng ông Lại Thanh Đức – ứng cử viên của DPP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 1/2024. Khi đó Trung Quốc có thể phản ứng, tương tự như cách đã làm khi bà Nancy Pelosi – Phó Tổng thống Mỹ thăm Đài Loan vào năm 2022. Thậm chí Trung Nam Hải có thể đi xa hơn, thực thi một cuộc phong tỏa lâu hơn, tấn công mạng hoặc tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng hơn ở eo biển Đài Loan.

Ngược lại nếu Hou You-yi, ứng cử viên của KMT giành chiến thắng thì tình hình sẽ khác. Ông Hou cam kết bảo vệ Đài Loan theo cách của mình. Nhưng ông này cũng cho biết sẽ hủy bỏ cải cách nghĩa vụ quân sự gần đây của Đài Loan, dự kiến sẽ được kéo dài từ bốn tháng lên một năm vào năm 2024.

Hou You-yi đã cáo buộc DPP kích động căng thẳng với Trung Quốc. Theo Hou, một Đài Loan do KMT lãnh đạo sẽ không cần phải tăng cường quân đội, vì nó sẽ không còn phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc. Rồi đây Bắc Kinh có thể dỡ bỏ lệnh cấm đối với các sản phẩm nông nghiệp của Đài Loan. Và rồi đây Trung Quốc sẽ không phải quyết tâm thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Con đường hòa bình sẽ mở ra, dù nó trừu tượng và xa vời.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới