Phố Laowai, nằm trên đường Hồng Mai ở Thượng Hải, được đặt tên theo từ “Laowai” trong tiếng Trung, có nghĩa là người nước ngoài. Đúng như tên gọi, đây là nơi chủ yếu để người nước ngoài đi chơi và giao lưu. Con phố này có ba số 70, 70% chủ cửa hàng là người nước ngoài, 70% người tiêu dùng là người nước ngoài, và 70% doanh thu của cửa hàng đến từ các buổi họp mặt gia đình. Đây đã từng là một nơi sôi động, tràn ngập tiếng nói cười của người nước ngoài. Nhưng bây giờ, như hai người phụ nữ đã đề cập, con phố yên tĩnh một cách kỳ lạ, bởi vì nhiều người nước ngoài đã rời khỏi Thượng Hải.
Là trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất của Trung Quốc, Thượng Hải đã được trao giải thành phố Trung Quốc hấp dẫn nhất trong mắt nhân tài nước ngoài 8 năm liên tiếp. Người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đến làm việc, sinh sống và thậm chí kết hôn và sinh con. Số liệu đầu năm 2022 cho thấy có khoảng 460.000 người nước ngoài sinh sống tại Thượng Hải, đến từ 47 quốc gia. Thành phố chào đón hơn 2 triệu du khách nước ngoài mỗi năm. Số lượng giấy phép lao động cấp cho giới thượng lưu nước ngoài đã vượt quá 50.000. Theo số liệu của Cục thống kê, tính đến cuối tháng 8/2021, Thượng Hải đã thu hút hơn 270 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số 61.090 công ty nước ngoài. Nhưng tình thế này lần đầu tiên bị đảo ngược bởi đại dịch COVID kéo dài 3 năm. Đặc biệt là vào tháng 3 năm ngoái, thảm họa nhân đạo do Thượng Hải bị phong tỏa đã khiến nhiều người nước ngoài tháo chạy và không muốn quay trở lại. Căng thẳng địa chính trị sau đó và sự không chắc chắn phát sinh từ những sự kiện như vậy đã xảy ra; đặc biệt là khi ‘Luật chống gián điệp’ mới sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 1/7, mở rộng việc giải thích các hành vi vi phạm tiêu chuẩn an ninh quốc gia và tăng quyền hạn của chính phủ trong việc khám xét, bắt giữ càng khiến người nước ngoài ở Trung Quốc cảm thấy bất an hơn ảnh hưởng đến tâm lý sẵn sàng sinh sống tại Thượng Hải của người nước ngoài. Do đó, số lượng người nước ngoài ở Thượng Hải đang giảm rõ rệt.
Với việc rút vốn nước ngoài, nhiều người nước ngoài cũng rời đi. Ngay cả những người giàu có ở Trung Quốc và những người thuộc tầng lớp thượng lưu từng làm việc cho các công ty nước ngoài cũng rời đi. Lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là thị trường bất động sản ở Thượng Hải, đặc biệt là những bất động sản đắt tiền ở mức giá hàng chục triệu tệ. Lượng rao bán tăng vọt, trong khi giao dịch vô cùng ảm đạm. Điều bất thường nhất trong năm nay là sự thay đổi của Thượng Hải.
“Người nước ngoài ít hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng rời đi. Người giàu ở Thượng Hải đang lặng lẽ tháo chạy, tất cả đang bán nhà, rút tiền mặt và chạy trốn khỏi Thượng Hải. Có quá nhiều căn hộ được giao bán với giá 10 triệu, 30 triệu, 50 triệu, đạt bước cao lịch sử. Tại sao tất cả những người giàu này lại rời đi? Bất kỳ căn nhà nào trong số này có thể dễ dàng có giá hàng chục triệu và có nhiều chủ doanh nghiệp trong cộng đồng từ trung cấp đến cao cấp nghĩ về việc giảm lãi suất cho vay bất động sản gần đây và các thông tin khác, những người giàu có này có biết được một số thông tin nội bộ không?” – một người lâu năm ở Thượng Hải cho biết.
Bến Thượng Hải ở Phố Đông được biết đến là khu vực đắt đỏ nhất ở Thượng Hải với Trung tâm Thương mại Quốc tế Bến Thượng Hải, Trung tâm Thể thao Phương Đông Thượng Hải. Người nước ngoài tập trung ở đây cao hơn, Taikoo Li ở Bến Thượng Hải là nơi sinh sống của nhiều người Nhật Bản, giờ gần như bị bỏ hoang hoàn toàn mất đi hồng quang của quá khứ.
Một người đại lý bất động sản trong khu vực Bến Thượng Hải tiết lộ, anh ấy đã không bán được một căn nhà nào trong tháng 7, “Có người cho rằng nếu tình trạng này tiếp diễn thì giới kinh doanh bất động sản sẽ phải hít khí trời để sống. Nếu tiếp tục như vậy, họ sẽ chết đói. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Bến Thượng Hải, tất cả các khu vực của Thượng Hải tình hình cũng tương tự.”
Các ngành ăn uống, dịch vụ và bán lẻ của Thượng Hải cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Một nhà hàng Tứ Xuyên cao cấp ở Thượng Hải có tên Minh Lộ Xuyên vốn được mệnh danh là nóc nhà của ẩm thực Tứ Xuyên với mức tiêu thụ trung bình của mỗi khách hàng là hơn 2.300 nhân dân tệ (khoảng 8 triệu Việt Nam đồng), đã chính thức đóng cửa vào cuối tháng sáu năm nay. Vào tháng tám năm ngoái, Minh Lộ Xuyên đã khai trương tại Bến Thượng Hải, cửa hàng mới đi vào hoạt động chưa đầy một năm đã tuyên bố đóng cửa người trong ngành chỉ biết thở dài.
Ngày 13/7, cửa hàng IKEA ở trung tâm thành phố Thượng Hải đã công bố kế hoạch đóng cửa vào cuối năm nay. Đây là một cửa hàng IKEA khác bị đóng cửa tại Trung Quốc sau cửa hàng Quý Dương và Dương Phố tại Thượng Hải.Vào thời điểm cửa hàng khai trương 3 năm trước đã có một hàng dài khách hàng xếp hàng. Cửa hàng thậm chí của xoay xở để vượt qua 3 năm đại dịch, nhưng sau khi hết phòng tỏa thì lại đóng cửa. Lý do chính thức được đưa ra là cửa hàng này với tư cách là một cửa hàng thí điểm về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn này. Nhưng nguyên nhân thực sự được cho là do chi tiêu mua hàng của khách hàng không đủ, lượng người qua lại giảm sút, sản phẩm chính thức bán cho khách hàng trong cửa hàng là kem ốc quế một nhân dân tệ. Với giá thuê mặt bằng cao ở trung tâm thành phố, cửa hàng không đủ duy trì dẫn đến phải đóng cửa.
Hiện nay, nhiều người nhận xét rằng đêm Thượng Hải ngày càng trở nên yên tĩnh hơn. Khu trung tâm từng rực rỡ ánh đèn suốt đêm nay đều phải đóng cửa chỉ sau 8:30 tối. “Có vẻ như Thượng Hải đang mất dần cuộc sống về đêm, trở nên yên tĩnh hơn khi màn đêm buông xuống. Buổi tối ở Thượng Hải từng rất sôi động, đặc biệt có rất nhiều cửa hàng dọc các con phố cung cấp đồ ăn, thức uống và mua sắm. Bây giờ thường là sau 8:30, hàng quán bắt đầu chuẩn bị đóng cửa, trở nên rất yên ắng. Vị trí này là trên một con phố thương mại ở quận Bảo Sơn, Thượng Hải, được gọi là Trung tâm Thương mại Quốc tế Đông Phương, bây giờ là 8:40 tối. Hôm nay, lần đầu tiên đến đây, tôi không thể tin rằng điều này lại xảy ra ở một thành phố lớn như Thượng Hải, nếu bạn có thể thấy, vẫn còn rất sớm và hầu như không có ai trên đường phố. Đây là một con phố thương mại có nhiều cửa hàng hơn người qua lại, và hầu hết kinh doanh thua lỗ. Xem ra kinh tế năm nay quả thực không khả quan.” – những người trên phố chia sẻ.
Một loạt triển lãm được tổ chức tại Thượng Hải gần đây hầu như không có người tham dự. Không những không có khách nước ngoài, ngay cả khách trong nước cũng biến mất. Thành công hay thất bại của các hội chợ thương mại này có thể phản ánh tình hình của ngành trong tương lai gần. “Triển lãm thương mại Thượng Hải lớn như vậy, dư thừa năng suất, mùa xuân của ngành sản xuất không còn nữa, tất cả mọi thứ không có sự đổi mới, chỉ là những thói quen cũ, không người, kết thúc.”
Một bài báo có tiêu đề “Thượng Hải đã trở nên như thế này, tất cả chúng ta đều rất buồn” đã lan truyền trên internet. Bài viết chỉ ra rằng nhiều cửa hàng trên những con phố sầm uất một thời gian dài của Thượng Hải giờ đã đóng cửa, khung cảnh hoang tàn. Tuy nhiên, hiện tại bài viết đã bị xóa.
Dù đã bị xóa, nhưng nhiều cư dân mạng vẫn tiếp tục chia sẻ và phát tán thông tin qua ảnh chụp màn hình. Bài đăng đã gây được tiếng vang với nhiều cư dân Thượng Hải, những người đã chia sẻ quan sát và cảm xúc của họ đối với các khu vực khác trong thành phố. Một số thậm chí còn mời tác giả đến thăm những khu vực có công nhân ngoại tỉnh cư trú, nói rằng những nơi đó thậm chí còn buồn tẻ hơn, Thượng Hải còn như vậy thì nói gì đến những người nơi khác? Ngoài cư dân mạng từ Thượng Hải người dùng internet từ các khu vực khác cũng bày tỏ ý kiến trực tuyến của họ. Một số ý kiến cho rằng, Thâm Quyến, Thành Đô, Vũ Hán và Nam Dương thậm chí còn hoang vắng hơn Thượng Hải. Sự suy thoái của Thượng Hải không chỉ do dòng vốn nước ngoài rút đi và người nước ngoài rời đi, mà còn do sự suy thoái của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc dòng vốn nước ngoài rút đi thực sự đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Thượng Hải.
T.P