Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiKhai thác Bauxite ở Tây Nguyên bây giờ ra sao? (Phần 1)

Khai thác Bauxite ở Tây Nguyên bây giờ ra sao? (Phần 1)

Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên là một dự án khai thác mỏ Bauxite ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam, giai đoạn từ năm 2008 đến nay, giai đoạn từ năm 2009 – 2015, dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc lạc hậu. Việc sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với luật lao động Việt Nam.

Khai thác bauxite Tây Nguyên.

Việt Nam đã ký Quyết định 167 phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Bauxite từ giai đoạn năm 2007 – 2015, xét đến năm 2025. Một số ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã lách luật khi tách cụm dự án thành nhiều dự án nhỏ để Chính phủ phê duyệt vì theo quy định của Luật Xây dựng, đối với những dự án có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên, phải được Quốc hội chấp thuận.

Về dự án tổng mức đầu tư và hạ tầng cơ sở

Năm 2009, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam tiến hành thăm dò đầu tư một số công trình khai thác Bauxite, luyện alumin tại Tây Nguyên, bao gồm hai dự án là dự án Bauxite Nhân Cơ tại Đắk Nông và dự án Bauxite Tân Rai tại Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư của các dự án này đến năm 2029 là từ 190.000 – 250.000 tỷ đồng. Do cụm dự án có nhiều mỏ, cụm nhà máy và công trình phụ trợ cho nên phải xây dựng một tuyến đường sắt dài khoảng 270 km. Vì vậy, tổng mức đầu tư ước tính khoảng 3,1 tỷ đô la.

Dự án cũng đặt ra yêu cầu phải có một cảng biển để xuất khẩu sản phẩm, quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn năm 2007-2015, tầm nhìn đến năm 2025, được Chính phủ phê duyệt nêu kế hoạch xây dựng cảng chuyên dụng tại khu vực biển Bình Thuận, Bắc Hòn Gió hoặc Hòn Kê Gà.

Năm 2009, Chính phủ duyệt quy hoạch xác định cảng Kê Gà thuộc nhóm cảng Biển Nam Trung Bộ. Cảng này được chia làm hai phần, trong đó khu Bắc Kê Gà là cảng chuyên dụng làm khu liên hiệp alumin, dự án cảng Biển Kê Gà có tổng trị giá trên 20 nghìn tỷ đồng do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam Vinalumin làm chủ đầu tư, sẽ gồm các bến xuất, bến nhập hàng hóa và bến bốc dỡ xuất khẩu alumin.

Cảng dài khoảng 2,3 km với tổng diện tích là 366 ha, với tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng. Theo Vinalumin, Cảng Kê Gà hình thành sẽ rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite – nhôm nói riêng, cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho cả vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Tháng 11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra yêu cầu sớm thu xếp vốn cho dự án nâng cấp tuyến tỉnh lộ 725 đoạn từ nhà máy Alumin Tân Rai đến quốc lộ 20 trong thời gian cảng Kê Gà chưa hoàn thành sản phẩm của Tổ hợp Bauxiet Nhôm Lâm Đồng dự kiến sẽ được vận chuyển theo hai tuyến. Trong đó, tuyến 1 đi từ tỉnh lộ 725, quốc lộ 20 đến quốc lộ 27, quốc lộ 1, cảng Cam Ranh, Khánh Hòa và tuyến 2 đi từ tỉnh lộ 725, quốc lộ 20, tỉnh lộ 769, quốc lộ 51, Cảng Gò Dầu, Đồng Nai.

Tổng vốn đầu tư tính đến tháng 4/2013 của dự án Bauxite Tân Rai là 11.612 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư dự án Tân Rai giai đoạn tăng khoảng 31%, trong đó 73% tăng do nhiều nguyên nhân như tỷ giá, tăng lãi vay đầu tư, giải phóng mặt bằng và một số điều chỉnh hạng mục công trình như Hồ Bùn Đỏ, còn nguyên nhân chủ quan chiếm khoảng 20-30%, hai dự án tăng tổng mức vốn đầu tư với tỷ lệ tương tự, nhưng nếu quy về USD không tính đến tỷ giá thì tỷ lệ tăng tổng mức đầu tư giảm đi. Tổng công suất hai dự án là 650.000 tấn/năm. Vinalumin cho biết đã thuê tư vấn tính toán và thẩm tra lại tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của hai dự án. Kết quả tư vấn cho thấy, dự án đều có hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế – xã hội, nộp ngân sách nhà nước, tài chính, doanh nghiệp, cũng như thời gian hoàn vốn giản đơn.

Tổng vốn đầu tư đến tháng 4/2013 của dự án Bauxite Nhân Cơ là 6.836 tỷ đồng. Vốn đầu tư cho dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu. Theo quyết định đầu tư năm 2007, vốn đầu tư cho dự án này chỉ là 3.285 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2014, tổng vốn đầu tư cho dự án đã tăng lên đến 16.821 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần vốn đầu tư dự kiến bắt đầu do thay đổi công suất của nhà máy từ 300.000 tấn trên năm lên đến 650.000 tấn trên năm. Dự án này đưa vào sản xuất chậm 6 năm so với quyết định ban đầu.

Năm 2014, dự án Tân Rai sau hai năm thí điểm đã xuất khẩu 490 ngàn tấn, thu về 160 triệu đô la, đạt doanh thu 3.500 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 200 tỷ đồng. Tháng 8/2014, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam thừa nhận dự án Tân Rai sẽ tiếp tục lỗ trong vòng 3 năm nữa và việc thu hồi vốn sẽ chỉ được thực hiện sau 11 năm hoạt động.

Tháng 3/2016, Bộ Công thương cho biết dự án Bauxite Nhân Cơ sẽ tiếp tục lỗ 4-5 năm nữa thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11 đến 12 năm nên đề nghị chính phủ hỗ trợ 4.900 tỷ đồng trong 10 năm từ 2016 đến 2025. Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ được tính theo giá điện nên có thể sẽ lên tới 1,2 tỷ đô la.

Đến tháng 9/2016, sau 3 năm hoạt động, tổ hợp Bauxit – Nhôm Lâm Đồng đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng, trong đó lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Mức lỗ này đã vượt xa so với mức lỗ dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng.

Sự cố

Ngày 8/10/2014, Hồ thải quặng đuôi số 5 của dự án Tân Rai đã bị vỡ đê, 5.000m3 nước và bùn đỏ đã tràn ra ngoài. Ngày 13/2/2016, đường ống dẫn nước có chứa chất surt độc hại từ hồ bùn đỏ của nhà máy Alumin Tân Rai bị vỡ khiến nước chảy ra ngoài. Sau khi tiến hành kiểm tra, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng kết luận, nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đường ống được xác định là do khớp nối bị lão hóa dẫn tới bục đường ống. Đánh giá việc đường ống bị lão hóa chỉ sau 4 năm sử dụng, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam cho rằng, hệ quả của công nghệ Trung Quốc.

Về phản ứng

Giới lãnh đạo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thư gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam với ý kiến không nên khai thác các mỏ Bauxite ở khu vực Tây Nguyên với lý do vì lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng. Trong thư của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng, ông viết: “Cần nhắc lại rằng: đầu những năm 1980, Chính phủ đã đưa ra chương trình khảo sát, thăm dò, khai thác Bauxite trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối Comecon.

Sau khảo sát, đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối Comecon đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam không nên khai thác Bauxite trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với cư dân, chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác Bauxite mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp cao su, cà phê, chè trên Tây Nguyên”. Dự án này đã nhận nhiều ý kiến không ủng hộ của các nhà khoa học, một số đại biểu Quốc hội đã kiến nghị dừng cấp phép khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.

Ngày 9/10/2010, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, cùng nhiều cựu lãnh đạo cấp cao và nhân sĩ khác đã đồng loạt ký vào đơn thỉnh nguyện gửi Bộ Chính trị, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội yêu cầu dừng ngay dự án Bauxite Tây Nguyên. Hiện đã có 2.000 các cựu lãnh đạo và trí thức ký vào đơn thỉnh nguyện này. Trong đơn có đoạn viết: “Thưa các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chúng tôi hiểu thực hiện lời thỉnh cầu khẩn thiết này có nghĩa là phải thực hiện một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng, nhất là nhà máy chế biến alumin Tân Rai đã hoàn thành được một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án nhà máy Nhân Cơ. Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các vị cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này. Xong! thà chịu như vậy còn hơn để lại hậu quả khôn lường cho mai sau”.

Các ý kiến khác

Có ý kiến cho rằng đối với vùng Tây Nguyên, đất đai trong vùng dự án rất gần kề với khu dân cư, trồng trọt hoặc thậm chí là khu nông trang của bà con, nên việc chờ đợi lâu cho rừng tái tạo như thế là hoàn toàn không hợp lý. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng nếu bổ sung phân bón thì sẽ phục hồi lại dinh dưỡng cho đất. Điều này không đúng về mặt khoa học, các loại phân đạm hoặc phân vi sinh sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với kiềm mạnh, phân hủy tạo thành các hợp chất khí như amoniac, nitro oxit còn gây ra những thảm họa môi trường không khí không thể tưởng tượng nổi.

Theo khảo sát của báo Dân trí, có tới 93% số người được hỏi mong muốn dừng dự án trong khi chỉ có 6% đồng tình với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

Về quan điểm ủng hộ, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhân dịp đầu xuân 2009, trả lời thư ngỏ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày: Thủ tướng cho rằng khai thác quặng Bauxite là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được lên trong Nghị quyết Đại hội X, Bộ Chính trị cũng đã 3 lần nghe chiến lược về phát triển Bauxite. Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Bauxite Tây Nguyên với tinh thần đảm bảo hiệu quả bền vững.

Hiệu ứng kinh tế đối với Tây Nguyên

Thứ trưởng Bộ Công thương, kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản, ông Lê Dương Quang cho rằng, hiệu quả kinh tế trực tiếp không phải tiêu chí đánh giá duy nhất mà còn phải xét đến hiệu quả tổng thể kinh tế xã hội, hiệu ứng lan tỏa của dự án, việc làm cho lao động trực tiếp và gián tiếp, các ngành nghề và dịch vụ mới đi theo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, cơ hội tham gia của các ngành công nghiệp khác.

Từ tháng 11/2013 – 4/2014, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện việc giám sát tổng thể, hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của hai dự án Bauxite Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản làm chủ đầu tư.

Trên cơ sở kết quả giám sát, ngày 23/6/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 775/NQ-UBTVQH13 đánh giá việc triển khai thí điểm hai dự án là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương có tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế xã hội ở khu vực định bàn, chiến lược Tây Nguyên. Hiệu quả tổng hợp bước đầu của hai dự án đã tác động lan tỏa và tích cực đến phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động tại các địa phương. Dự án đã tạo được sự đồng thuận và nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.

Dự án có hiệu quả tốt ?

Theo báo cáo của Chính phủ Việt Nam trước Quốc hội, tổng trữ lượng quặng Bauxite đã xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn. Báo cáo này cũng cho rằng đối tác Trung Quốc không có công nghệ nguồn, không chuyển giao công nghệ tiên tiến. Cả hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều lựa chọn công nghệ Bayer, hoà tách Bauxite ở nhiệt độ 145 độ C, áp suất 5ATM cho hiệu suất hoà tách đạt 85,5% và hiệu suất thu hồi nhôm toàn bộ đạt 83,6%. Báo cáo cho rằng, về lâu dài dự án này có hiệu quả kinh tế, không thua lỗ. Về tác động môi trường, báo cáo của Chính phủ cho rằng công nghệ khai thác bauxite bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Về quan ngại lao động phổ thông của Trung Quốc tại Tây Nguyên, báo cáo cho rằng Tổng thầu FPC trong giai đoạn xây dựng nhà máy sử dụng 600 lao động Trung Quốc, 350 lao động Việt Nam nhưng khi nhà máy vận hành chính thức sẽ sử dụng lao động Việt Nam.

Bộ Công thương cho rằng dự án alumin Tân Rai đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tính đến ngày 26/4/2014 có hiệu quả với thời gian lỗ kế hoạch dự kiến là 4 năm và thời gian thu hồi vốn là 11,5 năm. Dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ có điều kiện vận tải xuống cảng biển xa hơn, hạ tầng khó khăn hơn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn so với dự án Nhà máy nhôm Tân Rai. Với thời gian lỗ kế hoạch là 5 năm và thời gian thu hồi vốn là 12 năm. Tuy nhiên, trong dự án Nhân Cơ, Vinalumin đã rút kinh nghiệm từ dự án Nhà máy alumin Tân Rai làm chủ hoàn toàn với công nghệ cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất hợp lý để tiết giảm chi phí để tiến tới cổ phần hóa toàn bộ dự án. Giá bán alumin trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng, mức dự báo tăng giá alumin trong tính toán hiệu quả kinh tế. Do vậy, hiệu quả kinh tế của dự án tăng lên, thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ giảm, thời gian thu hồi vốn cũng sẽ giảm theo.

Tỉnh Đắc Nông là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vì vậy dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư được Nhà nước hỗ trợ theo Luật đầu tư 2005 và Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014. Việc Nhà nước hỗ trợ chuẩn bị mặt bằng là phù hợp với quy định hiện hành, kể cả hỗ trợ 1.200 tỷ đồng, khoảng 54 triệu USD. Dự án trong 10 năm dự kiến sẽ nộp ngân sách là 136 triệu USD, cao hơn 190 triệu so với 54 triệu. Dự án đáp ứng nhu cầu nhôm của Việt Nam, thay thế nhập khẩu góp phần cải thiện cán cân thương mại và cân đối ngoại tệ, giúp Nhà máy Alumin Nhân Cơ tiêu thụ toàn bộ sản lượng alumin ổn định và lâu dài, giảm lưu lượng và chi phí vận chuyển và góp phần cải thiện hiệu quả của Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ của Vinalumin.

Dự án cũng tạo điều kiện xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tây Nguyên, đóng góp cho ngân sách nhà nước và giá trị sản phẩm hàng năm cho tỉnh Đắk Nông, góp phần thiết thực hình thành và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp điện phân nhôm. Dự án tạo việc làm trực tiếp trong Nhà máy điện phân nhôm khoảng 935 người, bình quân trong 15 năm và khoảng 2.000 lao động gián tiếp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng dịch vụ tại địa bàn tỉnh Đắk Nông, góp phần nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội trên địa bàn và Tây Nguyên.

Về quan điểm phản bác

Từ đầu những năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã đưa chương trình khảo sát khai thác bauxite trên Tây Nguyên và chương trình hợp tác đa biên với khối Comecon. Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô, khối Comecon đã khuyến nghị Chính phủ không nên khai thác bauxite trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư, chẳng những tại chỗ mà cả dân cư ở vùng đồng bằng Nam Trung Bộ.

Một trong các quan ngại lớn trong dư luận là sự tham gia của hàng nghìn người Trung Quốc tại địa bàn Tây Nguyên, nơi có vị trí chiến lược to lớn với an ninh quốc phòng.

Một số ý kiến cho rằng việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên không có lợi bằng nếu dùng cùng đất đó để trồng cây công nghiệp, cây cao su, cà phê, trà. Theo lời tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, dự án bauxite Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường, cả trước mắt và lâu dài, cũng theo ông Trường, nhà máy Đầu tư Tập đoàn Than khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bao cấp không tính phí tài nguyên môi trường. Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ tuyến đường vận chuyển bằng tiền ngân sách. Bộ Công thương dự trù biếu không nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 để phục vụ cho dự án bauxite .

Tất cả các công trình nói trên là tiền ngân sách, thực chất là tiền thuế của dân cần phải hết sức cẩn thận, xét tính sử dụng cho có hiệu quả, vì nợ công đã đến mức báo động đỏ.

Theo ước tính của một số chuyên gia, giá bán alumin tại cổng nhà máy khoảng 340 USD/tấn, giá thành sản xuất 1 tấn alumin là 375 đô la, giá xuất khẩu alumin của Vinalumin ở Cảng Biển ước tính tối đa là 345 đô la/tấn, tính chi phí tiêu thụ, vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt khoảng 25 đô la/tấn và thuế xuất khẩu là 20%, mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 đô la. Tổng số lỗ năm 2013 sẽ là 74,4 triệu đô la.

Nếu Vinalumin được miễn cả thuế xuất khẩu thì mỗi tấn alumin lỗ ít nhất là 55 đô la. Mỗi năm tổng lỗ ít nhất là 33 triệu đô la. Dựa trên những số liệu của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam Vinalumin, theo ước tính của ông Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Than Đồng Bằng Sông Hồng, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đã trả cho nhà đầu tư Trung Quốc – JALiCO xây nhà máy Tân Rai cao hơn giá trị thật 343 triệu đô la.

Theo số liệu của Vinalumin năm 2015, cả Nhân Cơ và Tân Rai sẽ sản xuất 660 nghìn tấn alumin, tổng doanh thu trên 4.900 tỷ đồng. Ông Sơn cho rằng giá bán sẽ khoảng 346 đô la/tấn . Nếu chi phí không tăng so với năm 2013, cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao thì sẽ ở mức 403 USD/tấn. Lỗ khoảng 57 USD/tấn, tương đương là 37,4 triệu USD/năm.

Cũng theo ước tính của ông Sơn, việc sản xuất alumin của Vinalumin năm 2013 lỗ 94 USD/tấn, năm 2014 lỗ 87 USD/tấn. Theo ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng Ban Alumin Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, Trung Quốc bỏ thầu giá thấp nhưng khi ký hợp đồng, giá hợp đồng lại tăng lên. Theo ông, công nghệ Trung Quốc tiêu hao nước, than, kiềm đều hơn mức ở các công nghệ tiên tiến khác. Thực thu alumin của công nghệ Trung Quốc chỉ đạt 85% trong khi công nghệ tiên tiến là 87%. Với công suất 630.000 tấn/năm, mức thiệt hại là 40 triệu đô la trên năm. Ông cho rằng Vinalumin chắc chắn lỗ vì mọi chi tiết phí đều tăng.

Theo ông Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Nông nghiệp Việt Nam, người dân đang trồng cà phê phải nhường đất cho dự án alumin nên muốn tính hiệu quả các dự án này mang lại cho xã hội phải lấy lãi từ chế biến alumin, trừ đi lãi trồng cà phê.

Tác động đối với sức khỏe Bụi bauxite phát tán trong quá trình khai thác và trong quá trình vận chuyển là bụi độc. Loại hạt nhỏ có thể phát tán đến hàng trăm km, ảnh hưởng nặng đến dân của toàn bộ thành phố Bảo Lộc, huyện Đắk Nông và toàn bộ dân cư dọc các tuyến quốc lộ dùng chở bauxite từ Bảo Lộc đến Vũng Tàu. Tiền thuốc ước tính hàng năm 100 tỷ đồng trên năm.

Tác động đối với nguồn điện năng Việc khai thác bauxite tiêu hao rất lớn điện năng gây trầm trọng thêm sự thiếu điện hiện nay ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và các ngành kinh tế khác. Dự tính khi hoạt động dự án này sẽ dùng trọn gói nhà máy thủy điện Đồng Nai 5.

Theo ông Nguyễn Thành Sơn, dự án chế biến alumin thành nhôm công suất 450.000 tấn/năm của Công ty Trần Hồng Quân sẽ được xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ. Nhà đầu tư yêu cầu chính phủ Việt Nam cam kết bán điện với giá 5 cen/1kW trong vòng 10 năm. Trong khi đó giá điện hiện nay là 7,5 cen/kW. Ông Sơn ước tính dự án này sẽ tiêu thụ khoảng 5,8 tỷ kWH/ năm. Như vậy, nhà nước phải bù lỗ cho dự án chế biến nhôm 145 triệu đô la/ năm, để cung cấp lượng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ phải đầu tư thêm một nhà máy điện công suất 1.933 MW với chi phí 3,8 tỷ đô la nếu thủy điện hoặc 830 triệu đô la nếu là nhiệt điện.

Tác động đối với môi trường sinh thái về mặt môi trường, với lượng nhôm sản xuất hàng năm từ năm 2015. Mỗi năm, cụm dự án này thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án này thải ra 1,5 tỷ tấn. Nhưng những quả bom bùn trên treo trên cao, thượng nguồn đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có những trận mưa rất lớn, nước rất có thể tràn ngập qua đập cuốn theo nó là những chất thải độc hại xuống những vùng đất, sông, suối ở hạ du gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Còn nữa…

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới