Tuesday, November 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu Mỹ-Trung có bớt căng thẳng trong năm 2024

Liệu Mỹ-Trung có bớt căng thẳng trong năm 2024

Tháng đầu tiên của năm 2024 đã nhanh chóng trôi qua trong chớp mắt, và những nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục thất bại. Thậm chí xuất hiện thêm những dấu hiệu không mấy tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Những dữ liệu này báo hiệu một năm 2024 đầy căng thẳng trong mối quan hệ Trung-Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc và Mỹ ở Bắc Kinh hôm 5/1.

ĐCSTQ chủ trương thể hiện thiện chí với Mỹ nhưng lại liên tục nhận kết quả không như ý.

Vào những ngày cuối năm 2023, Tân Hoa Xã đã đăng một bài báo có tựa đề “Xây dựng từ quá khứ và hướng tới tương lai, thúc đẩy tiến trình “Khởi động lại” quan hệ Trung-Mỹ ”.

Sang ngày đầu tiên của năm 2024, Tân Hoa Xã tiếp tục đăng một bài viết khác có tiêu đề “Lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã trao đổi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước”.

Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố nói rằng “hai bên có thể cùng nhau đạt được thành công và thịnh vượng”; đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ “cùng nhau giải quyết một cách hiệu quả những khác biệt… cùng nhau gánh vác trách nhiệm về các nước lớn… và thúc đẩy quan hệ song phương theo đúng hướng.”

Nhưng trước đó, vào ngày 1 tháng 1, nhà sản xuất thiết bị chip ASML của Hà Lan đã thông báo rằng do hạn chế xuất khẩu của Mỹ, chính phủ của họ đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu máy in thạch bản cho ĐCSTQ. In thạch bản là một loại công nghệ vô cùng quan trọng trong sản xuất Chip, và công ty Hà Lan này là nhà phát triển máy in thạch bản cực tím duy nhất trên thế giới.

Cùng ngày, quy định trợ cấp xe điện mới của Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực, và việc trợ cấp đối với các mẫu xe điện có chứa linh kiện pin Trung Quốc đã bị hủy bỏ.

Sang ngày 2/1, Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lên tiếng bày tỏ sự phản đối.

Đến ngày 3/1, hạm đội tàu sân bay USS Carl Vinson và Hải quân Philippines đã tiến hành cuộc tuần tra chung kéo dài 2 ngày ở Biển Đông. Mặt trận quân sự phía nam của ĐCSTQ cũng ngay lập tức tuyên bố triển khai “các cuộc tuần tra định kỳ”.

Ngày 4/1, Uông Văn Bân tiếp tục lên tiếng tỏ ra không hài lòng với các hoạt động của Philippines và Mỹ ở Biển Đông.

Đặt biệt, quan chức ngoại giao Trung Quốc ông Uông Văn Bân cũng vô tình tiết lộ rằng gần đây, có nhiều người Trung Quốc, bao gồm cả những sinh viên quốc tế, đã liên tục bị Hoa Kỳ yêu cầu hồi hương.

Dường như để che đậy điều này, vào ngày 4 tháng 1, ông Tập Cận Bình đã nói trong một bức thư rằng “quan hệ Trung-Mỹ cần ổn định và cải thiện” đồng thời thông báo rằng “trong 5 năm tới, 50.000 thanh thiếu niên Mỹ sẽ được mời đến Trung Quốc trao đổi và học tập”.

Vào những ngày đầu năm 2024, ĐCSTQ đã cố gắng tạo ra bầu không khí thân thiện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng mọi nỗ lực dường như không thành công.

Đáng chú ý, hôm ngày 4 tháng 1, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Tòa Bạch Ốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với hệ thống dân chủ của Đài Loan và “hy vọng sẽ thấy các cuộc bầu cử tự do, công bằng, cởi mở và minh bạch ở đó… Quan chức này còn ám chỉ Trung Quốc khi nói rằng phía Hoa Kỳ biết về các tác nhân bên ngoài có thể đang cố gắng can thiệp cuộc bầu cử.

Đến ngày 7 tháng 1, Trung Quốc bất ngờ công bố các lệnh trừng phạt đối với 5 công ty công nghiệp-quân sự của Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế hành động này dường như ít có ý nghĩa, vì những công ty bị trừng phạt này không bán sản phẩm cho Trung Quốc. Và động thái của Trung Quốc chỉ mang tính tượng trưng và giữ thể diện.

Thỏa thuận về việc nối lại các tương tác quân sự Mỹ Trung cũng được kỳ vọng làm thay đổi tình hình. Nhưng sau cuộc gặp của các bên, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuyên bố họ vẫn sẽ đi lại an toàn trên các vùng biển mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền. Phía Hoa Kỳ nhấn mạnh cam kết đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ đồng thời nhắc lại sự cần thiết phải duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Vào ngày 9 tháng 1, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson đã gặp Đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ Du Đại Lôi. Ông nói: “Chúng tôi sát cánh cùng người dân Đài Loan… Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bảo vệ Đài Loan và chúng tôi hy vọng ngăn chặn mọi hành động khiêu khích quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Quan hệ Trung-Mỹ sau bầu cử ở Đài Loan càng thêm căng thẳng. Trong khi phía Mỹ thể hiện sự ủng hộ và bảo vệ thì phía Trung Quốc bày tỏ sự bất bình và phản đối.

Vào ngày 15 tháng 1, “phái đoàn cấp cao liên đảng của Mỹ” đã đến thăm Đài Loan sau khi quốc đảo này bầu cử xong. Và Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa phản đối chuyến đi này.

Ngày 18/1, quân đội Đài Loan tiết lộ chỉ trong 24 giờ Trung Quốc điều động 5 tàu chiến và 24 lượt máy bay ra biển, trong đó có 11 lượt vượt qua đường ranh giới đường Trung Tuyến giữa 2 nước.

Vào ngày 23 tháng 1, thêm một phái đoàn của Hạ viện Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan. Và ngày 24/1, tàu USS Finn đi qua eo biển nước này với Trung Quốc.

Sau cuộc bầu cử ở Đài Loan, đã diễn ra sự đối đầu gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và bầu không khí mà ĐCSTQ cố gắng tạo ra đã bị hủy hoại hoàn toàn. Những tín hiệu từ tháng đầu tiên đã dự báo một năm 2024 càng thêm căng thẳng giữa mối quan hệ hai nước. Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ có thêm những cuộc đối đầu kịch tính giữa bối cảnh năm 2024 Mỹ sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống mới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới