Sau chiến tranh Thế giới hai các nước đồng minh phát xít bắt đầu phân cực. Một bên là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Một bên là Mỹ và các nước tư bản Tây Âu. Liên hợp quốc ra đời với hy vọng điều tiết hoà bình và an ninh toàn cầu, nhưng sự đối đầu giữa hai phe ngày càng lớn. Mỹ và châu Âu lập ra mối liên minh quân sự (NATO) để bảo vệ lẫn nhau giữa phe xã hội chủ nghĩa và nhiều nước khác có xu hướng theo xã hộ chủ nghĩa.
Theo điều 5 trong hiến trương NATO – một nguyên tắc về phòng thủ tập thể, một cuộc tấn công vào bất kỳ thành viên nào của NATO sẽ bị coi là tấn công lại tất cả các thành viên và tất cả thành viên sẽ phản ứng lại. Thời kỳ này các nước NATO đều gia tăng chi phí cho quân sự và Mỹ là nước gia tăng và đóng góp nhiều nhất.
Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan rã, châu Âu, Mỹ và NATO không còn đối thủ, các nước bắt đầu giảm dần đầu tư cho quân sự, nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng đã gia nhập NATO, chỉ còn nước Nga nhưng lúc đó cũng đang bị suy yếu cả về kinh tế lẫn quân sự. Mỹ chuyển hướng sang đối phó với Trung Quốc đang trỗi dậy ở châu Á.
Nước Nga hồi phục cả về kinh tế lẫn quân sự. Năm 2014, nước Nga sát nhập bán đảo Crimea vốn thuộc Ukraina, đe doạ an ninh biển Đen. Mỹ và NATO lập tức hô hào gia tăng chi phí quân sự. Năm 2014 các nhà lãnh đạo NATO cam kết hướng tới chi 2% GDP của mỗi nước cho quốc phòng trong vòng một thập niên. Nhưng các nước NATO đều rất chậm chạp trong việc gia tăng cho quốc phòng như đã cam kết. Điều này đã làm cho ông Trump khi làm Tổng thống Mỹ đã tỏ ra rất bất bình. Ông Trump đã tuyên bố sẽ cắt giảm sự đầu tư của Mỹ cho NATO nếu các nước thành viên không gia tăng cho quốc phòng của các nước và không chịu đóng góp một cách công bằng. Tuy nhiên ông Jens Stoltenberg Tổng Thư ký tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 14-2 đã cho biết kể từ năm 2014 các nước NATO đã chi thêm tổng cộng 600 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng.
Cuộc chiến ở Ukraina bùng nổ, Mỹ và các nước NATO ồ ạt tăng viện trợ quân sự lớn chưa từng có và đồng loạt hô hào các nước thành viên gia tăng chi cho quốc phòng như đã cam kết và hơn thế nữa, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển.
Vừa qua ông Jens Stoltenberg đã lớn tiếng kêu gọi: “Năm nay (2024) tôi kỳ vọng 18 đồng minh (trong số 31 thành viên NATO) sẽ chi 2% GDP cho quốc phòng”. Trước đó chỉ có 3 đồng minh thực hiện được chỉ tiêu này. Nếu các nước thực hiện đúng thì đây là con số kỷ lục và là mức tăng gấp 14 lần so với năm 2014.
Gần đây ông Trump lại lên tiếng đe doạ sẽ không bảo vệ các nước thành viên không gia tăng chi cho quốc phòng và đóng góp đầu tư cho NATO. Các nước NATO đang đau đầu trong việc gia tăng cho quốc phòng khi kinh tế đàng sụt giảm.
H.L