Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ không muốn đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc chiến ở...

TQ không muốn đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc chiến ở Ukraina

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tiềm lực quân sự hùng hậu, đặc biệt là lực lượng không quân, hải quân, tên lửa và hạt nhân nhưng quan điểm đối ngoại nhất quán của Trung Quốc là không can thiệp vào bất cứ cuộc xung đột của bất cứ quốc gia nào.

Ông Yu Jun, Phó vụ trưởng Vụ Á-Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu bên cạnh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân trong cuộc họp báo mới sau cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 26-04-2023.

Trước đây Liên Xô, Mỹ thay nhau can thiệp vào Afghanistan; sau này Mỹ, Nga can thiệp vào Syria; Mỹ, Anh tấn công Ai cập thì Trung Quốc không những không can thiệp mà cũng không bày tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối bên nào. Mâu thuẫn về chính trị, quân sự giữa Israel với các nước Ả rập, giữa Mỹ với Triều Tiên, giữa Mỹ với Cuba, Trung Quốc vẫn giữ quan hệ bình với tất cả các bên.

Mục tiêu của Trung Quốc là dồn sức phát triển kinh tế và gia tăng năng lực quốc phòng vì vậy Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng với các nước bằng một quan hệ kinh tế. Vì vậy chỉ trong vài thập kỷ Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có tiềm lực quân sự gần tương đồng với Mỹ, Nga.

Khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan rã, Trung Quốc giữ quan hệ bình thường với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở Đông Âu, đặc biệt là với nước Nga và Ukraina.

Với nước Nga, trước đây giữa Trung Quốc và Liên Xô có những mâu thuẫn, bất đồng nhưng khi Liên Xô tan vỡ thì nước Nga dưới thời Putin quan hệ Trung – Nga ngày càng được cải thiện và hai nước luôn hỗ trợ nhau trong quan hệ kinh tế và trong quan hệ ở Liên Hợp Quốc. Là hai nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, hai nước luôn ủng hộ nhau, đồng quan điểm trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế lớn.

Khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Liên Hợp Quốc tiến hành bỏ phiếu bằng tỏ thái độ phản đối Nga thì Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Các nước Mỹ và EU ra nhiều đòn trừng phạt Nga về kinh tế thì Trung Quốc tìm mọi cách hỗ trợ Nga giải thoát khỏi sự bao vây kinh tế của các nước này. Đồng thời Trung Quốc vẫn giữ quan hệ bình thường với các nước EU.

Với Ukraina, sau khi Liên Xô tan vỡ Trung Quốc giữ quan hệ mật thiết với Ukraina là nước cộng hòa có nền công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng mạnh nhất trong Liên bang Xô Viết. Các loại vũ khí từ xe tăng, động cơ máy bay, tên lửa, tàu chiến, tàu sân bay đều được sản xuất ở đây. Khi trở thành quốc gia độc lập, nền công nghiệp bị đình trệ, kinh tế khó khăn Ukraina buộc phải bán nhiều loại vũ khí có từ thời Xô viết. Chớp thời cơ này, Trung Quốc đã mua từ Ukraina nhiều loại vũ khí. Tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng được mua từ Ukraina. Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Ukraina khá phát triển. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraina ở châu Á.

Cuộc chiến ở Ukraina, mặc dù hỗ trợ Nga nhưng Trung Quốc vẫn giữ quan hệ tốt với Ukraina. Hơn nữa Trung Quốc còn được cả hai bên tìm đến như đối tác có thể làm trung gian hòa giải. Trung Quốc năm 2023 đã đưa ra kế hoạch hòa bình 12 điểm cho xung đột Ukraina, trong đó có lệnh ngừng bắn giữa hai bên nhưng không yêu cầu Nga rút quân khỏi các vùng lãnh thổ đang kiểm soát.

Ngày 17/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Ivanovych Kuleba bên lề Hội nghị An ninh Mumich ở Đức nhằm thảo luận về triển vọng hòa bình cho cuộc xung đột đã kéo dài gần 2 năm ở Ukraina.

Ông Dmytro Ivanovych Kuleba cho biết, họ đã “trao đổi về quan hệ song phương, thương mại và nhu cầu khai phục nền hòa bình công bằng, lâu dài ở Ukraina”.

Ngày 18/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo cho biết ông Vương Nghị đã nói với người đồng cấp Ukraina rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục giải pháp chính trị thông qua đối thoại. Ông Vương Nghị cũng khẳng định “Trung Quốc sẽ không đổ thêm dầu vào lửa, không mượn gió bẻ măng hoặc bán vũ khí sát thương tại khu vực hoặc cho các bên tham chiến”.

Rõ ràng thái độ của Trung Quốc khác hẳn với Mỹ và EU không nên lợi dụng kéo dài cuộc chiến mà bên chịu thiệt hại nhất về người và của là Ukraina.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới