Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTổng thống Vladimir Putin trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ...

Tổng thống Vladimir Putin trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Tucker Carlson – Kỳ 2: Nga và NATO

Ngày 6/2/2024, lần đầu tiên kể từ 2021, Tổng thống Nga Putin trả lời truyền thông phương Tây, trong đó, đề cập đến những vấn đề nóng của thế giới, như cuộc xung đột Nga- Ukraina, hậu quả của việc mở rộng NATO và mối quan hệ Nga- Mỹ và nhiều vấn đề khác. Vài giờ sau khi công bố, cuộc phỏng vấn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận với hàng trăm triệu lượt truy cập, tạo thành một sự kiện truyền thông quốc tế…

Để bạn đọc có điều kiện tiếp cận, Biendong.net đăng tải lại toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn trên.

T. Carlson: Lúc đó Ngài có thành thật không? Ngài thật sự muốn gia nhập NATO hay sao?

Vladimir Putin: Nghe này, tôi đã nêu câu hỏi: điều này có thể hay không? Và tôi nhận được câu trả lời: không. Nếu như tôi không thành thật trong nguyện vọng tìm hiểu lập trường của nhà lãnh đạo…

T. Carlson: Thế giả dụ ông ấy nói «Đồng ý», thì Nga có gia nhập NATO không?

Vladimir Putin: Nếu ông ấy nói «Đồng ý», thì sẽ bắt đầu quá trình xích lại gần nhau, và cuối cùng điều đó có thể diễn ra nếu như chúng tôi nhìn thấy nguyện vọng chân thành của các đối tác trong việc thực hiện. Nhưng chuyện đã không kết thúc ở đó. Được thôi, không là không, cũng tốt.

T. Carlson: Theo Ngài nghĩ thì tại sao? Động cơ của việc này là gì? Tôi cảm thấy Ngài có vẻ cay đắng về chuyện đó, tôi hiểu. Nhưng theo Ngài thì tại sao khi đó phương Tây lại từ chối Ngài? Ở đâu ra sự thù địch như vậy? Tại sao không cải thiện được quan hệ? Động cơ của thái độ này là gì, theo nhãn quan của Ngài?

Vladimir Putin: Bạn cho rằng tôi cảm thấy cay đắng vì câu trả lời. Không, đó không phải là cay đắng gì cả, chỉ đơn giản là xác nhận tuyên bố thực tế. Chúng ta đâu phải là cô dâu và chú rể, sự cay đắng, oán giận không phải là thứ có chỗ trong những trường hợp như vậy. Đơn giản là chúng tôi đã hiểu ra rằng ở đó họ không mong đợi chúng tôi, thế là xong. Cũng tốt, được thôi. Nhưng chúng ta hãy cùng xây dựng quan hệ theo cách khác, hãy tìm kiếm những điểm chung, điểm tiếp xúc. Tại sao chúng tôi lại nhận được phản hồi tiêu cực như vậy, chuyện này bạn hãy về hỏi các lãnh đạo của nước mình. Tôi chỉ có thể đoán tại sao: đất nước quá lớn với quan điểm riêng và v.v… Còn Hoa Kỳ, thì như tôi đã thấy, các vấn đề được giải quyết ở NATO như thế nào…

Bây giờ tôi sẽ đưa ra một ví dụ nữa liên quan đến Ukraina. Ban lãnh đạo Hoa Kỳ ép buộc và tất cả các thành viên NATO đều ngoan ngoãn bỏ phiếu, ngay cả khi có điều gì đó mà họ không thích. Trong tương quan này, bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe về những gì đã xảy ra với Ukraina năm 2008, mặc dù vấn đề này đang được thảo luận nhưng ở đây tôi sẽ không nói cho bạn điều gì mới mẻ đâu.

Dù sao chăng nữa, sau đó, chúng tôi đã cố gắng xây dựng mối quan hệ theo những cách khác nhau. Ví dụ, có những sự kiện ở Trung Đông, ở Iraq, chúng tôi đã xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ một cách rất nhẹ nhàng và bình tĩnh.

Tôi đã nhiều lần nêu câu hỏi để Hoa Kỳ không ủng hộ chủ nghĩa ly khai hay chủ nghĩa khủng bố ở Bắc Kavkaz. Nhưng họ vẫn tiếp tục làm điều đó. Cả hỗ trợ chính trị, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tài chính, thậm chí hỗ trợ quân sự đều đến từ phía Hoa Kỳ và các chư hầu của họ, trong quan hệ với các hình thái khủng bố ở Kavkaz.

Một hôm tôi từng nêu câu hỏi này với người đồng cấp của mình, cũng là Tổng thống Hoa Kỳ. Ông ấy nói: Không thể thế được, anh có bằng chứng không? Tôi nói: Có. Tôi đã sẵn sàng cho cuộc trò chuyện này và đưa cho ông ấy các bằng chứng. Ông ấy nhìn và bạn biết ông ấy nói gì không? Tôi xin lỗi, nhưng đã là như vậy, tôi sẽ dẫn nguyên văn, ông ấy nói: Thế thì tôi sẽ cho họ mấy cú đá đít. Chúng tôi chờ đợi và chờ đợi phúc đáp – rồi chẳng có câu trả lời nào cả.

Tôi nói với Giám đốc FSB: anh hãy viết thư cho CIA, cuộc nói chuyện với Tổng thống có mang lại kết quả gì không? Viết một lần, hai lần rồi sau đó nhận hồi đáp. Chúng tôi đang có câu trả lời này trong kho lưu trữ. Câu trả lời đến từ CIA: Chúng tôi đã làm việc với phe đối lập ở Nga; chúng tôi cho rằng như vậy là đúng và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với phe đối lập. Nực cười. Thôi được. Chúng tôi hiểu ra rằng sẽ chẳng có cuộc trò chuyện nào nữa.

T. Carlson: Trao đổi với phe đối lập với Ngài?

Vladimir Putin: Tất nhiên, trong trường hợp này ý nói đến những kẻ ly khai, bọn khủng bố đã đấu với chúng tôi ở Kavkaz. Chuyện là như vậy đấy. Họ gọi đó là phái đối lập. Đây là điểm thứ hai.

Điểm thứ ba, rất quan trọng, là thời điểm thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, đã khởi đầu. Chúng tôi mất một thời gian dài thuyết phục Hoa Kỳ không làm như vậy. Hơn nữa, sau khi ông Bush-Cha mời tôi đến thăm trên biển, đã có cuộc trò chuyện rất nghiêm túc diễn ra ở đó với Tổng thống Bush và ê-kip của ông ấy. Tôi đề xuất rằng Hoa Kỳ, Nga và Châu Âu cùng nhau tạo lập hệ thống chung phòng thủ tên lửa mà chúng tôi cho rằng nếu hệ thống này lập ra theo trình tự đơn phương thì sẽ đe dọa an ninh của chúng tôi, mặc dù theo tuyên bố chính thức của Hoa Kỳ thì hệ thống tạo lập để chống lại mối đe dọa tên lửa từ phía Iran. Đây cũng là cơ sở biện minh cho việc tạo lập hệ thống phòng thủ tên lửa. Tôi đề nghị phương thức ba bên hợp tác làm việc cùng nhau – Nga, Hoa Kỳ, Châu Âu. Họ nói rằng đề xuất rất thú vị. Họ hỏi tôi: Ông có nghiêm túc không? Tôi nói: Tuyệt đối nghiêm túc.

T. Carlson: Đó là khi nào, vào năm nào, thưa Ngài?

Vladimir Putin: Tôi không nhớ. Chuyện này dễ dàng tìm thấy trên Internet khi tôi sang thăm Hoa Kỳ theo lời mời của ông Bush-Cha. Bây giờ thậm chí còn dễ tìm hiểu hơn là tôi cho bạn biết là từ ai.

Người ta nói với tôi: đề xuất này rất thú vị. Tôi nói: Hãy tưởng tượng nếu chúng ta cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ chiến lược toàn cầu như vậy trong lĩnh vực an ninh. Thế giới sẽ thay đổi. Có lẽ chúng ta sẽ có tranh chấp, có thể là về kinh tế và thậm chí cả về chính trị, nhưng chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn tình hình trên thế giới này. Ông ấy đáp lại: Đúng. Người ta hỏi tôi: Ông nghiêm túc đấy chứ? Tôi nói: Tất nhiên. Chúng tôi cần suy nghĩ về điều này, người ta bảo vậy. Tôi nói: Xin mời, hãy suy nghĩ.

Sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Gates, cựu Giám đốc CIA và Ngoại trưởng Rice đã đến đây, trong văn phòng này, nơi chúng ta đang nói chuyện. Ở đây, bên bàn này, đối diện, bạn thấy cái bàn này chứ, họ ngồi ở phía bên này. Tôi, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga – ngồi phía bên kia. Họ nói với tôi: Vâng, chúng tôi đã suy nghĩ, chúng tôi đồng ý. Tôi nói: Ơn Chúa, xuất sắc. – «Nhưng có một số ngoại lệ».

T. Carlson: Vậy là Ngài đã hai lần mô tả cách các Tổng thống Mỹ đưa ra quyết định nào đó, rồi tiếp đến ê-kip của họ đã làm chệch hướng quyết định này?

Vladimir Putin: Đúng vậy. Cuối cùng họ đẩy chúng tôi xa hơn. Tôi sẽ không kể chi tiết vì tôi cho rằng điều đó không đúng, dù sao thì đó cũng là cuộc trò chuyện bí mật. Nhưng sự thật là đề xuất của chúng tôi đã bị loại bỏ.

Khi đó, chính lúc đó tôi đã nói: hãy nghe này, nhưng khi đó chúng tôi sẽ buộc phải thực hiện biện pháp trả đũa. Chúng tôi sẽ tạo ra các tổ hợp tấn công chắc chắn có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Câu trả lời là như sau: Chúng tôi không làm điều đó để chống lại ông còn ông cứ làm những gì ông muốn, chỉ cần xuất phát từ chỗ không chống lại chúng tôi, không chống lại Hoa Kỳ. Tôi nói: Được. Thời gian trôi qua. Và chúng tôi đã chế tạo các hệ thống siêu thanh có tầm bắn xuyên lục địa, chúng tôi đang tiếp tục phát triển chúng. Hiện nay chúng tôi vượt trước tất cả trong việc chế tạo các hệ thống tấn công siêu thanh: vượt cả Hoa Kỳ và các nước khác, các tổ hợp đó được chúng tôi cải tiến mỗi ngày.

Nhưng không phải chúng tôi khơi mào, chúng tôi đã đề xuất đi theo con đường khác còn họ đẩy chúng tôi qua một bên.

Còn nữa…

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới