Wednesday, January 22, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiUkraine đòi Ba Lan trừng phạt những người phá hoại ngũ cốc...

Ukraine đòi Ba Lan trừng phạt những người phá hoại ngũ cốc của Ukraine

Tức giận trước việc những người biểu tình Ba Lan đổ ngũ cốc của Ukraine, Kiev đã yêu cầu Warsaw mạnh tay trừng phạt.

Các toa chứa ngũ cốc từ Ukraine ở một ga tàu bị đổ xuống đường ray tại biên giới Ba Lan – Ukraine ngày 25-2

Ngày 26-2, Phó thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov chỉ trích việc phá hoại một đoàn tàu chở ngũ cốc Ukraine ở ga tàu nằm tại biên giới hai nước cuối tuần qua là hành động “vô trách nhiệm”. Khoảng 160 tấn ngũ cốc đã bị phá hỏng.

“Phải tìm ra và trừng phạt những kẻ làm hư hỏng ngũ cốc của Ukraine”, ông Kubrakov lên tiếng.

Trong một tháng qua, nông dân Ba Lan đã tổ chức biểu tình trên toàn quốc để phản đối điều mà họ cho là sự cạnh tranh không công bằng từ Ukraine và các quy định về môi trường của Liên minh châu Âu.

Theo Hãng tin Reuters, họ đã chặn các cửa khẩu tại biên giới với Ukraine, cũng như các đường cao tốc và cố tình đổ sản phẩm của Ukraine ra khỏi các toa tàu.

Ngày 25-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã khẳng định sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Ba Lan. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sẵn sàng bảo vệ các doanh nghiệp bị tổn hại do các cuộc phong tỏa biên giới của người biểu tình Ba Lan.

“Thật không may, tình trạng phong tỏa vẫn tiếp diễn”, người phát ngôn cơ quan biên giới Ukraine Andriy Demchenko nói ngày 26-2.

Theo cơ quan này, có tổng cộng 2.200 xe tải đang xếp hàng trên lãnh thổ Ba Lan và nông dân (Ba Lan) chỉ cho phép một số phương tiện đi qua mỗi giờ theo một số hướng. “Ngày càng nhiều xe tải từ Ukraine bị chặn hơn”, ông Demchenko nói.

Trước đó, Kiev cho biết việc phong tỏa đã gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng và cản trở năng lực chiến đấu của nước này trong cuộc xung đột với Nga.

Việc xuất khẩu ngũ cốc qua hành lang Ba Lan là vấn đề sống còn của Ukraine do chiến sự làm gián đoạn các tuyến vận chuyển ở Biển Đen.

Kiev cũng khẳng định xuất khẩu nông sản của nước này qua Đông Âu không gây thiệt hại cho thị trường EU.

Tuy nhiên, sự đổ bộ của nông sản Ukraine đã khiến các công ty hậu cần và nông dân Ba Lan tức giận, cho rằng các đối thủ Ukraine đang bán rẻ hơn.

Ukraine đang đàm phán với nước láng giềng về thỏa thuận hạn chế nhập khẩu có thể đạt được vào cuối tháng 3-2024.

Trên khắp châu Âu, nông dân giận dữ xuống đường ở nhiều nước để phản đối chi phí tăng, giá nhiên liệu cao, nạn quan liêu, các đòi hỏi về vấn đề môi trường cũng như Thỏa thuận xanh về giảm khí thải nhà kính.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới