Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCách làm giáo dục của Hàn Quốc bài học cho Việt Nam

Cách làm giáo dục của Hàn Quốc bài học cho Việt Nam


Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục đào tạo vừa cho báo chí biết: Để thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có sự thay đổi. Học sinh sẽ chỉ có 4 môn trong đó có 2 môn bắt buộc và hai môn tự chọn tùy theo học sinh sẽ theo học ngành gì ở bậc đại học, cao đẳng. Trong đó môn Ngữ văn thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi lần này vừa đảm bảo đánh giá chất lượng học tập và giảm áp lực cho học sinh. Sẽ đổi mới cả ngân hàng đề thi, các câu hỏi theo xu hướng chung của thế giới. Đây là cách làm mới đầy trách nhiệm và tiến bộ của Bộ Giáo dục đào tạo.

Bao nhiêu năm qua Bộ giáo dục- Đào tạo luôn loay hoay với việc đổi mới từ sách giáo khoa đến chọn môn thi, cách ra đề thi làm khó cho học sinh và gây bức xúc cho cả xã hội vì gia đình nào cũng có con cháu đi học.

Quốc gia muốn phát triển thì giáo dục đào tạo phải đi trước và phải tiên tiến. Đó là con đường của tất cả các quốc gia phát triển. Có hai nước châu Á, ở ngay gần Việt Nam có thể là bài học cho Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo đã làm cho đất nước phát triển nhanh chóng là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng đã thực hiện công cuộc cải cách đất nước. Họ học từ phương tây công nghệ, kỹ thuật và giáo dục để rút ngắn thời gian không cần phải nghiên cứu nhiều. Về giáo dục họ cho lấy cải cách giáo dục của phương Tây, cải tiến phù hợp với đặc trưng của người châu Á. Hàng trăm năm tiếp theo họ liên tục học hỏi và đổi mới giáo dục theo các nước tiên tiến. Vì thế Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành quốc gia phát triển với đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ, kỹ sư và công nhân có trình độ tiên tiến ngang tầm thế giới, thậm chí còn vượt trội.

Hàn Quốc thập niên 60 của thế kỷ XX là một trong những nước nghèo nhất châu Á. Năm 1968, Hàn Quốc quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học.

Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích cách làm này, họ cho rằng lẽ nào người Hàn lại không thể tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng chính phủ Hàn Quốc vẫn quyết tâm thực hiện, họ cho rằng Nhật Bản đã mất hàng trăm năm học hỏi từ phương Tây mới có được một bộ sách giáo khoa như vậy, hà có gì không sao chép mà phải mất thời gian làm từ đầu. Hơn nữa Nhật Bản đã là nước phát triển nhất châu Á, Hàn Quốc muốn được như Nhật Bản cả về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Hãy cứ là bản sao của Nhật, kể cả lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức xã hội.

Từ đổi mới giáo dục, đúng 20 năm sau (1988) cả thế giới ngỡ ngàng chứng kiến kỳ tích của Hàn Quốc, đó cũng là dịp Hàn Quốc tổ chức Olympic seoul. Lúc đó người Hàn tự hào là Nhật Bản có cái gì thì họ cũng có cái đó từ ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hóa chất, đóng tàu, điện tử cho đến bánh kẹo.

Chỉ 20 năm cải cách đồng bộ từ giáo dục là vấn đề con người đến các lĩnh vực khác cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay nhau quyết tâm thoát nghèo. Từ chỗ phải gọi nước ngoài đến đầu tư để người dân có việc làm thì nay Hàn Quốc đã đầu tư ra nước ngoài đem việc làm đến cho người dân nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Đổi mới giáo dục của Hàn Quốc cũng là bài học cho Việt Nam, đừng cứ tự mình loay hoay mãi.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới