Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThế giới lo ngại an ninh hàng hải từ Biển Đỏ đến...

Thế giới lo ngại an ninh hàng hải từ Biển Đỏ đến Biển Đông

Thế giới được kết hợp bằng các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển. Thời cổ, trung và cận đại thế giới giao thương chủ yếu bằng đường bộ và một phần đường biển. Trung Quốc sớm nối với thế giới bằng con đường tơ lụa. Thời hiện đại có thêm đường sắt, đường không. Đường bộ, đường sắt chỉ kết nối có tính khu vực. Đường không với lợi thế về tốc độ nhưng chủ yếu là vận chuyển người còn hạn chế về vận chuyển hàng hóa và giá thành quá đắt. Chỉ có đường biển kết nối toàn cầu với giá thành vào loại rẻ nhất.

Những thách thức về hàng hải tại Biển Đông là một chủ đề được các đại biểu tham dự Đối thoại Biển lần thứ 12 tích cực thảo luận.

Với tiện ích và lợi ích của đường biển đã giúp các quốc gia có biển, càng tiếp giáp nhiều với biển càng có điều kiện phát triển. Nước Mỹ sở dĩ trở thành cường quốc số một thế giới vì tiếp giáp với cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Ở Châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng phát triển nhờ lợi thế từ biển. Nước Úc cũng vậy. Ở Đông Nam Á, Singapore, Indonesia cũng phát triển nhất nhì khu vực từ lợi thế về biển. Ở châu Âu, nước Anh, Ý, Pháp, Đức đều có lợi thế về biển và phát triển từ rất sớm cho đến hiện nay. Nước Nga hiện nay dù tiếp giáp nhiều với biển nhưng cảng nước ấm lại rất ít nên đang bị cản trở về biển.

Một số quốc gia có lợi thế về biển, đặc biệt là có vị trí án ngữ trên các cục hàng hải trọng yếu lại thường đe dọa các nước khi họ có ý định cản trở vận tải hàng hải vì lý do nào đó. Hiện tại việc tàu bè trên biển Đỏ bị tấn công, buộc các công ty vận tải đều phải chuyển hướng tàu sang Mũi Hảo Vọng, dẫn tới gia tăng chi phí và kéo dài thời gian vận chuyển thêm 10 ngày. Vận tải hàng hải từ Việt Nam đến Cờ Đông nước Mỹ đã tăng từ 2.600 USD/container vào tháng 1-2014, tăng tới 73%. Mối lo từ căng thẳng trên biển dẫn tới an ninh hàng hải đang được cả thế giới quan tâm. Tuyến hàng hải Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong thời gian vừa qua không chỉ Mỹ, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc quan tâm mà có nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an ninh cho tuyến hàng hải này.

Trong tuyến hàng hải này thì tuyến hàng hải trên Biển Đông đặc biệt quan trọng vì đây là nơi lưu thông của 27,9% thương mại hàng hóa khắp thế giới. Vì thế những bất ổn trong biển Đông những năm qua đã buộc các nước lớn đều vào cuộc.

Luật pháp quốc tế về biển tại Biển Đông đang bị Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng và phớt lờ sự phản đối của các nước trong khu vực và các nước lớn. Trước đây, Biển Đông khá bình yên vì các nước tiếp giáp biển Đông tuân thủ luật pháp và quan hệ tương đối hòa bình. Nhưng từ khi Trung Quốc vô cớ tuyên bố chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông và tiền hành bồi đắp các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam thành căn cứ quân sự thì an ninh hàng hải trên Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà trước hành động của Trung Quốc thì các tàu tuần tra của Mỹ, Nhật, Úc, Anh, Pháp ở khu vực này gia tăng. Các cuộc tập trận trên biển của Mỹ với Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc cũng liên tục diễn ra.

Tình hình bất ổn trên biển ở một số nơi trên thế giới cũng làm cho nhiều nước quan ngại đến sự bất ổn trên Biển Đông.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới