Thursday, January 2, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiÔng Tập muốn học ông Mao chăng?

Ông Tập muốn học ông Mao chăng?

Người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến đi khảo sát đầu tiên sau kỳ họp “Lưỡng Hội” (Quốc hội và Mặt trận tổ quốc) năm nay. Ông Tập đã đến thăm trường cũ của cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông ở tỉnh Hồ Nam và tham quan chiếc giường nơi ông Mao từng ngủ trên đó.

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự phiên bế mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 10/3/2024.

Ông Tập đi thăm trường cũ, giường cũ của ông Mao
Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin rằng vào chiều ngày 18/3, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Học viện Sư phạm số 1 Hồ Nam (Cơ sở Thành Nam) và Công ty TNHH Vật liệu pin BASF Shanshan tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam.

Theo bài báo này, điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập Cận Bình khi đi khảo sát tỉnh Hồ Nam là Học viện Sư phạm số 1 Hồ Nam, trường cũ của ông Mao Trạch Đông.

Bức ảnh được lan truyền trên mạng cho thấy, ông Tập đang cùng một nhóm quan chức đến thăm ký túc xá nơi ông Mao từng ở khi đang học tại trường này. Trong phòng chỉ có một chiếc giường có màn chống muỗi và được trải ga trải giường, trên khung giường màu đen có một tấm biển ghi “Giường của Mao Trạch Đông”.

Trong những năm gần đây, ông Tập đã đi theo đường lối cánh tả và tập trung quyền lực trong đảng y như thời Mao Trạch Đông. Trong kỳ họp Lưỡng Hội vừa qua, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã không đề xuất các chính sách thúc đẩy kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư mà lại bất ngờ hủy bỏ các cuộc họp báo ở trong và ngoài nước của Thủ tướng nước này. Đây được coi là tín hiệu cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tới bước đường cùng.

Ông Nhan Thuần Câu (Yan Chungou), một nhà truyền thông có thâm niên, gần đây đã đăng trên tài khoản Facebook cá nhân rằng, Bắc Kinh đang gặp những rắc rối ở cả bên trong lẫn bên ngoài và tình hình đang ngày càng xấu đi: “Nếu một quốc gia mà ngay cả Thủ tướng cũng không mở họp báo được thì [quốc gia ấy] còn có tương lai gì?”.

Ông Nhan thẳng thừng nói, không tổ chức cuộc họp báo của Thủ tướng nghĩa là ông Tập Cận Bình căn bản không còn sự tự tin và sức lực nữa, đây mới là điều tệ nhất. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lao về ngày tận thế, những bước chân hoảng loạn của đảng này ngày càng rõ ràng hơn.

Trước tình trạng kinh tế khó khăn ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình dường như không còn đối sách nào khác và lại đề xuất một thuật ngữ mới là “lực lượng sản xuất chất lượng mới”, nhưng lại bị thế giới bên ngoài chế giễu là bình mới rượu cũ. Điểm đến đầu tiên sau cuộc họp “Lưỡng Hội” cho thấy ông Tập đang rất tôn sùng cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông.

Nhà bình luận: Tập không còn cách nào khác ngoài bắt chước Mao
Ngày 26/12 năm ngoái, vào đúng ngày sinh nhật của ông Mao, ông Tập cũng dẫn các quan chức đến viếng thi hài cựu lãnh đạo này tại Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông và hết lời ca ngợi.

Nhà bình luận thời sự Chu Hiểu Huy (Zhou Xiaohui) cho rằng, về việc ông Tập Cận Bình tôn sùng Mao, một mặt là để cho thế giới bên ngoài thấy rằng ông ta là người kế thừa trực tiếp của Mao, và sẽ tuân theo đường lối chính trị và quân sự của Mao để chống lại thế giới;

Mặt khác, điều này cũng cho thấy, khi không thể lừa dối được bên ngoài và áp lực quốc tế ngày càng gia tăng, khi không thể đối mặt với các nhân tố ngày một nhức nhối ở trong nước như tình trạng kinh tế bất ổn, lòng dân bất bình, xã hội bất ổn định, ông Tập Cận Bình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc học theo Mao, tức là tăng cường kiểm soát trong đảng, kiểm soát nhân dân để duy trì quyền lực của chính mình.

Điều đáng nói là chỉ một ngày trước khi ông Tập Cận Bình đi bái lạy thi hài ông Mao, tờ Caixin Weekly của Trung Quốc đã đăng một bài xã luận chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt với những thay đổi lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua và đối mặt với vô số thách thức ở bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời dẫn lời ông Tập Cận Bình rằng “Không thực sự cầu thị thì sẽ làm hại đảng, làm hại đất nước”.

Ngay khi được đăng tải, bài viết trên đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Có không ít cư dân mạng cho rằng, bài báo này đang mượn lời lẽ của chính quyền để chỉ trích các chính sách sai lầm về chính trị và kinh tế của ông Tập Cận Bình – những chính sách đã khiến dân chúng lầm than. Có cư dân mạng cho rằng, việc Caixin trực tiếp khai chiến với ông Tập cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc rất rời rạc và các phe phái đang âm thầm hạ bệ nhau. Không lâu sau đó bài viết này đã bị xóa.

Sau khi ông Tập đi ‘bái Mao’ tại Đại hội 19, tai họa nối tiếp đến
Trên thực tế, ông Tập Cận Bình không hề ca ngợi cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông sau khi trở thành lãnh đạo đảng vào năm 2012. Ngược lại, ông này từng hạ thấp địa vị của ông Mao. Ví dụ, khi lần đầu tiên đi thị sát Hồ Nam, ông Tập đã không đến nơi ở cũ của ông Mao để bái lạy; vào dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông Mao, buổi biểu diễn tưởng nhớ dự kiến được ​​tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh đã bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017, đường lối của ông Tập đã thay đổi. Lần đầu tiên, ông Tập dẫn tập thể các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đến Thượng Hải để chiêm ngưỡng địa điểm diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ 1 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó lại đến hồ Nam Hồ ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang để ngắm “Thuyền đỏ” – con thuyền kỷ niệm cách mạng ​​của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kể từ đó, Trung Quốc liên tục gặp phải những rắc rối và tai họa. Không chỉ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng gay gắt mà dịch tả lợn, dịch hạch… cũng lũ lượt ập đến. Đợt bùng phát Covid-19 cũng kéo dài từ cuối năm 2019 cho đến ngày nay. Trung Quốc đang gặp khó khăn tứ phía, phải đối mặt với sự phong tỏa công nghệ quốc tế từ Âu – Mỹ, nền kinh tế trong nước tiếp tục suy thoái, thị trường chứng khoán lao dốc, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, bất động sản trên bờ vực sụp đổ, lòng dân sôi sục, khủng hoảng xã hội cận kề.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới