Thursday, January 23, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCỏ Mây – cãi “bẫy”?

Cỏ Mây – cãi “bẫy”?

Những gì xảy ra trên Biển Đông 3 tháng đầu năm cho thấy, cái gọi là “điềm gở”cho năm 2024 mà giới quan sát quốc tế vận vào Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 30/12/2923 về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á, đã và đang được chứng minh.

Philippines tung bằng chứng tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế Philippines ngày 23/4

Tuyên bố Bộ trường Ngoại giao ASEAN nêu trên khẳng định quan điểm chung của ASEAN về hợp tác biển trong khu vực. Đó chính là các nguyên tắc căn bản trong ứng xử của các nước trên các vùng biển ở Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông.

Xét về ý nghĩa, văn kiện trên là tích cực, thể hiện sự quan tâm tới mức sốt sắng đối với một vấn đề quan trọng, sao bảo nó là “điềm” với hàm ý rủi ro?

Thì vẫn. Nhưng cái chết: sự “sốt sắng” trên cho thấy tình hình Biển Đông đang “bất thường”. Nếu mọi chuyện hanh thông, suôn sẻ, chẳng việc gì Tuyên bố phải la tướng lên như la làng rằng: “Chúng tôi theo dõi sát sao và quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông”. Cũng vậy, nếu căng thẳng trên Biển Đông có chiều vãn hồi, thì chẳng việc gì, chục ông ngoại trưởng phải làm cái việc vô nghĩa “tái khẳng định tính cấp thiết của việc khôi phục và tăng cường lòng tin và tin cậy; tự kiềm chế khi tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định; tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết hòa bình…”

Cái “điềm” không may đó gần như chẳng chừa ai trong số các bên liên quan yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Thậm chí, đến như Đài Loan bấy lâu nay hành xử kiểu “ngậm miệng ăn tiền”, ít khi lên tiếng phản đối Trung Quốc trong chuyện này, vừa qua cũng đã phải “phá lệ”, tố Trung Quốc quân sự hóa 3 đá Xubi, Chữ Thập và Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam), thành các cứ điểm quân sự vây quanh Đài Loan.

Nhưng cái “điềm” này vận vào Philippines rõ nhất. Tới mức ai cũng có thể thấy, với những gì đã và đang diễn ra, Manila, từng suýt thành “bạn vàng” của Bắc Kinh – nay đích thị là nạn nhân điển hình hứng chịu các hành động gây hấn của Trung Quốc. Rõ tới mức, chưa cần kể những gì Trung Quốc đã làm ở bãi cạn Scaborough (trong đó, mới đây nhất, thả dây phao dài tới 300 mét cấm ngư dân Philippines bén mảng tới ngư trường quen thuộc), nội những gì đang diễn ra tại khu vực bãi Cỏ Mây đủ cho thấy, Trung Quốc lỳ lợm như thế nào; và tương lai, Philippines sẽ rồi còn mệt mỏi ra sao với câu chuyện con tàu cũ BRP Sierra Madre “mắc cạn” chứa nhóm lĩnh đồn trú bên trong, từ năm 1999.

Bắt đầu từ đó, nhất là từ năm 2013, thi thoảng, câu chuyện Cỏ Mây lại nóng lên với những lời qua tiếng lại, những vụ va chạm giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines. Một số chuyên gia quốc tế nhận định, bãi Cỏ Mây là “điểm nóng thứ 2” ở Biển Đông, sau bãi cạn Scaborough. Nếu thống kê, tần xuất các vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines tại đây cao hơn bất cứ nơi nào, bởi Philippines phải liên tục tiếp tế hậu cần cho tiểu đội quân đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre; mỗi lần như vậy, Trung Quốc lại ngăn cản.

Chưa nguôi ngoai chuyện ngày 9 và 10/12/2023, tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng, thậm chí “đâm vào” các tàu tiếp liệu của Philippines, ngày 5/3/2024, căng thẳng tại đây như leo lên nấc thang mới với việc tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng dữ dội, sau đó va chạm với tàu tuần duyên Philippines, và gây hư hại cho tàu tiếp tế Unaizah May 4 (UM4). Sự việc nghiêm trọng tới mức, trả lời kênh truyền hình GMA Network (Philippines) sau đó một ngày, phó đô đốc Alberto Carlos – chỉ huy Bộ tư lệnh Tây Philippines (WESCOM) của quân đội nước này – cho biết Philippines “sắp hết tàu để sử dụng cho các nhiệm vụ tiếp tế cho lực lượng nước này đóng trên tàu chiến BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây vì bị Trung Quốc “quấy rối”. Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc Manila theo kiểu “cái lý thuộc về kẻ mạnh”, rằng: “hôm 5/3, tàu hải cảnh của họ đã buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế, gồm cả sử dụng vòi rồng, chống lại các tàu Philippines đã xâm phạm vùng biển ngoài khơi bãi Cỏ Mây ở Biển Đông”.

Gần đây nhất, ngày 23/3, tàu tiếp tế UM4 do Hải quân Philippines một lần nữa thành nạn nhân tấn công của tàu hải cảnh Trung Quốc. Trong thông cáo báo chí cùng ngày, lực lượng vũ trang Philippines thông tin: vụ việc kéo dài khoảng 1 giờ và tàu UM4 đã bị hư hại nặng nề, không thể tiếp tục hành trình do phía Trung Quốc đã dựng các rào cản nổi để ngăn chặn; kèm theo, là video clip hình ảnh chứng minh sự hành vi mà Philippines gọi là “tàn nhẫn”, trong đó có cú tạt đầu suýt gây tai nạn, của tàu hải cảnh Trung Quốc.

Cùng với phản ứng dữ dội của dư luận Philippines, nhiều nhà quan sát cho rằng: bằng những hành động gây hấn lỳ lợm trên, Bắc Kinh đang cố tình giăng ra một cái bẫy. Nếu Manila thiếu tỉnh táo, phản ứng manh động, thì coi như “bậy sập”. Và Trung Quốc, không do dự gì mà không xuống tay…

Khi đó, coi chừng, số phận bãi Cỏ Mây sẽ lại giống như số phận bãi cạn Scaborough vậy?

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới