Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnNga sở hữu 35 "kho báu" khổng lồ, thế giới đổ xô...

Nga sở hữu 35 “kho báu” khổng lồ, thế giới đổ xô đi mua: Đúng như lời TT Putin nói cách đây 3 năm?

Kho báu này tập trung nhiều tại vùng Viễn Đông và Tây Siberia.

Tổng thống Nga Putin phát biểu tại lễ ra mắt thông qua hội nghị truyền hình.

Hãng TASS đưa tin ngày 25/3, sản lượng helium của Nga có thể đạt 75 triệu mét khối vào năm 2030.

Sản lượng helium khổng lồ này của Nga sẽ đáp ứng 45% nhu cầu toàn cầu, theo dự báo do Viện Dầu khí Địa chất và Địa vật lý Trofimuk thuộc chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đưa ra.

Tiềm năng sản xuất khí helium của Nga tập trung vào vùng lãnh thổ Tây Siberia và Viễn Đông, nơi đã phát hiện 35 mỏ khí giàu helium.

“Xem xét tất cả các dự án đã lên kế hoạch, sản lượng helium của Nga có thể đạt tổng cộng 75 triệu mét khối vào năm 2030 và duy trì ở giai đoạn này cho đến giữa thế kỷ 21. Các mỏ helium tại Tây Siberia và Viễn Đông sẽ đáp ứng tới 45% nhu cầu toàn cầu. Các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ là khách hàng chính” – Chuyên gia thuộc Viện Dầu khí Địa chất và Địa vật lý Trofimuk cho biết.

Các chuyên gia tin rằng sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ cao, chẳng hạn như công nghệ đông lạnh thương mại, nghiên cứu vũ trụ, lĩnh vực y tế… sẽ tạo điều kiện cho nhu cầu khí helium trong nước tăng trưởng.

Kremlin.ru trước đó đưa tin vào năm 2021, Tổng thống Nga Putin đã tham dự lễ ra mắt trung tâm khí heli của Gazprom ở Vladivostok, tên là Nhà máy xử lý khí đốt Amur, thông qua hội nghị truyền hình.

“Sau khi đạt công suất hoạt động tối đa vào năm 2025, Nhà máy xử lý khí đốt Amur dự kiến sẽ trở thành tổ hợp sản xuất khí helium lớn nhất thế giới. Nhà máy này sẽ cung cấp khí helium cho người tiêu dùng trong nước và sẽ cho phép Nga chiếm vị trí dẫn đầu với tư cách là nhà cung cấp khí helium lớn trên thị trường toàn cầu” – Ông Putin nói trong buổi lễ ra mắt năm 2021.

Helium-one.com cho biết, nhu cầu helium toàn cầu ước tính vào khoảng 6 tỷ feet khối (Bcf) mỗi năm, riêng Trung Quốc nhập khẩu 1 Bcf mỗi năm. Nhu cầu hàng năm dự kiến sẽ tăng từ 6,0 Bcf lên 8,5 Bcf vào năm 2030.

Những ứng dụng của helium trong sản xuất công nghệ cao
Theo Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh (RSC), sau hydro, helium là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vũ trụ. Nó có mặt ở mọi ngôi sao. Helium đã và đang được hình thành từ sự phân rã hạt alpha của các nguyên tố phóng xạ trên Trái đất.

Helium là nguồn tài nguyên quan trọng trong các ngành công nghệ, khoa học, y học và sản xuất. Nó được nhiều người coi là mặt hàng quan trọng của cuộc cách mạng kỹ thuật số do tầm quan trọng của nó trong một loạt ứng dụng sản xuất công nghệ cao.

Helium được sử dụng làm môi trường làm mát cho Máy Gia tốc Hạt Lớn (LHC) do Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) chế tạo; cũng như làm mát cho nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI và máy quang phổ cộng hưởng từ NMR.

Nó cũng được sử dụng để làm mát các thiết bị vệ tinh và làm mát oxy và hydro lỏng cung cấp năng lượng cho các tàu vũ trụ Apollo.

Helium cũng được sử dụng để phát hiện rò rỉ, chẳng hạn như trong hệ thống điều hòa không khí của ô tô. Và vì nó khuếch tán nhanh nên nó được dùng để làm phồng túi khí ô tô sau khi va chạm.

Hỗn hợp 80% heli và 20% oxy được sử dụng làm bầu không khí nhân tạo cho thợ lặn biển sâu và những người khác làm việc trong điều kiện áp lực.

Laser khí helium-neon được sử dụng để quét mã vạch khi thanh toán tại siêu thị. Một ứng dụng mới của helium là kính hiển vi ion helium cho độ phân giải hình ảnh tốt hơn so với kính hiển vi điện tử quét.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới