Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnNga cảnh báo hậu quả đặt vũ khí hạt nhân NATO trên...

Nga cảnh báo hậu quả đặt vũ khí hạt nhân NATO trên lãnh thổ Phần Lan

Quan chức Nga cảnh báo Phần Lan về kịch bản thành viên mới của NATO cho phép liên minh quân sự đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ.

Đại sứ Nga tại Phần Lan Pavel Kuznetsov hôm 6/4 cảnh báo Moscow sẽ trả đũa quốc gia Bắc Âu nếu vũ khí hạt nhân NATO được đặt trên lãnh thổ Phần Lan.

Phần Lan là một trong những thành viên mới nhất của NATO. Quốc gia này cùng Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập liên minh vào năm 2022 sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đại sứ Kuznetsov cho rằng mối quan hệ giữa hai nước Nga và Phần Lan không thể quay trở lại như xưa.

“Sớm hay muộn, mối quan hệ giữa hai nước láng giềng sẽ được khôi phục. Tuy nhiên, điều đó sẽ không diễn ra nhanh chóng như chúng tôi mong muốn”, ông nói.

“Mọi thứ ở đây sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào Helsinki, nước phần lớn đã mất đi sự độc lập trong việc đưa ra các quyết định về chính sách đối ngoại, mà phụ thuộc vào đường lối chính sách chung mà Mỹ và NATO đang theo đuổi đối với Nga. Trong mọi trường hợp, Nga và Phần Lan sẽ hợp tác trước đây khi Helsinki đã gia nhập khối quân sự NATO hiếu chiến”, ông cho biết.

Ông Kuznetsov cũng cảnh báo rằng Nga sẽ đáp trả nếu bất kỳ vũ khí hạt nhân nào của NATO được đặt trên lãnh thổ Phần Lan.

Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ không thể không đáp lại những quyết định có thể có của chính phủ Phần Lan trong lĩnh vực này. Các bước cụ thể sẽ được phát triển tùy thuộc vào những mối đe dọa thực sự mà những hành động này sẽ gây ra cho an ninh của Nga”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích quyết định trở thành thành viên NATO của Phần Lan vào tháng trước, gọi việc gia nhập của nước láng giềng này là một “bước đi vô nghĩa” buộc ông phải gửi vũ khí tới biên giới 2 nước.

Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo hồi tháng 3 cáo buộc Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột lâu dài với phương Tây và là mối đe dọa quân sự lâu dài và hiện hữu đối với châu Âu.

“Nếu chúng ta, với tư cách là một châu Âu thống nhất, không phản ứng đầy đủ trước thách thức này, thì những năm tới sẽ tràn ngập nguy hiểm và những hiểm họa sắp xảy ra”, ông cảnh báo, kêu gọi các bên hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Cuối tháng trước, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen ủng hộ quan điểm của Tổng thống Pháp Macron về việc triển khai lực lượng quân sự hỗ trợ Ukraine đối phó với Nga.

Ngoại trưởng Valtonen nói: “Bây giờ không phải là lúc đưa quân đến (Ukraine) và chúng tôi thậm chí chưa sẵn sàng thảo luận về vấn đề đó ở giai đoạn này. Tuy nhiên, về lâu dài, tất nhiên chúng ta không nên loại trừ bất cứ điều gì”.

Bà cho rằng, Tổng thống Macron đã làm điều đúng đắn khi nỗ lực duy trì “sự mơ hồ về chiến lược” để khiến Nga phải suy đoán về mức độ hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine và về sự sẵn sàng của các nước NATO thực sự tham gia vào cuộc xung đột với Nga.

Ý tưởng đưa quân đến Ukraine hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Trong khi hầu hết các nước thành viên NATO tuyên bố không có ý định triển khai lực lượng quân sự trên lãnh thổ Ukraine, một số nhà lãnh đạo tỏ ra ủng hộ ý tưởng này và cho rằng không nên loại trừ kịch bản đó.

RELATED ARTICLES

Tin mới