Sunday, December 29, 2024
Trang chủQuân sựTên lửa của Nga, TQ sẽ “làm thịt” tàu sân bay Mỹ

Tên lửa của Nga, TQ sẽ “làm thịt” tàu sân bay Mỹ

Các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng từ các công nghệ tên lửa tiên tiến từ Nga và Trung Quốc.

Tên lửa chống hạm siêu thanh được xem là mối đe dọa lớn nhất đối với tàu sân bay Mỹ hiện tại.


Chuyên gia an ninh Maya Carlin nhận định, các nhóm tấn công tàu sân bay của hải quân Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng từ các công nghệ tên lửa tiên tiến, chẳng hạn như Kh-47M2 Kinzhal của Nga và tên lửa đạn đạo chống sân bay DF-26 và DF-21 của Trung Quốc.

Trong khi đó, hải quân Mỹ không thể mở rộng tầm hoạt động của các tiêm kích trên hạm như F/A-18E/F Super Hornets và F-35. Điều này tạo ra những rủi ro đáng kể khi các tàu sân bay Mỹ phải hoạt động trong phạm vi tấn công của tên lửa đối phương.

Theo Carlinn, hải quân Mỹ không chịu ngồi yên để bị đẩy vào thế bị động, họ đưa ra một số phương án cho phép mở rộng tầm tác chiến của các phi đội như sử dụng máy bay không người lái và triển khai các loại vũ khí tầm xa. Đây là các giải pháp tình thế nhằm giảm thiểu những rủi ro và giữ khoảng cách an toàn cho nhóm tàu sân bay.

Tuy nhiên các đối thủ của Mỹ tiếp tục xây dựng năng lực tên lửa và máy bay không người lái tương ứng, nhóm tấn công tàu sân bay của Washington vẫn có thể gặp rắc rối. Nga sở hữu tên lửa đạn đạo siêu thanh phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal, loại tên lửa này đã được triển khai để tấn công các mục tiêu ở Ukraine.

Trung Quốc sử dụng loạt tên lửa đạn đạo DF, đặc biệt là biến thể DF-26 và DF-21. Cả hai đều là tên lửa “diệt tàu sân bay” đáng gờm.

Trong bối cảnh căng thẳng ở Đông Âu và Biển Đông đang leo thang mỗi ngày, thì khả năng các vũ khí trên được sử dụng để chống lại mục tiêu quân sự của Mỹ nếu xung đột nổ ra ngày càng lớn.

Cũng theo Carlin, lực lượng không quân hải quân của Mỹ có thể nói là hiện đại nhất thế giới, nhưng họ có tầm hoạt động khá hạn chế và không có đủ phương tiện để đánh chặn các vũ khí phòng thủ bờ biển.

Điển hình như tiêm kích Boeing F/A-18E/F Super Hornets có tầm chiến đấu khoảng 800km khi mang theo đầy đủ vũ khí, còn thể F-35A và F-35C vào khoảng 1.600km.

Để các phi đội tiêm kích F/A-18E/F và F-35C phát huy hết hiệu quả, tàu sân bay Mỹ phải tiến tới gần bờ biển của đối phương để có thể phóng và thu hồi các máy bay. Nga và Trung Quốc biết rõ điều này. Do đó họ không ngừng mở rộng tắm bắn của hệ thống tên lửa tấn công có thể đánh chìm tàu sân bay.

Các nhà hoạch định ở Lầu Năm Góc nhận thức rõ những mối nguy hiểm tiềm tàng mà các nhóm tấn công tàu sân bay phải đối mặt và đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro đó. Máy bay không người lái MQ -25 Stingray là một giải pháp khi nó có thể đóng vai trò là nơi tiếp nhiên liệu trên không cho các tiêm kích.

Trong tác chiến trên không, việc mở rộng chỉ vài chục đến vài trăm km đối với một máy bay đôi khi cũng mang lại giá trị không hề nhỏ.

Bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc hoặc Nga đều có thể tiến tới tấn công các mục tiêu ở nằm sâu bên trong đất liền hai quốc gia này, nhưng nhiệm vụ đầu tiên của hải quân Mỹ là tiêu diệt các cơ sở hạ tầng hải quân của đối phương.

Để thực hiện điều này, hải quân Mỹ đã phát triển và sử dụng một số loại vũ khí tầm xa phóng từ trên không như tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa tấn công chính xác AGM-154 JSOW và tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C.

Mỗi tên lửa trên đều có tầm bắn xa cho phép các tàu sân bay phóng máy bay chiến đấu tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa nhất có thể. Những máy bay này sẽ bay cách hạm đội địch từ hàng chục đến hàng trăm km trước khi quay trở lại tàu. Điều này có nghĩa là tàu sân bay có thể duy trì vị trí cách bờ biển hơn 1.000 km nhưng vẫn có thể tấn công hạm đội đối phương.

Mặc dù tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu tấn công của hải quân Mỹ có thể bị hạn chế nhưng những tiến bộ về công nghệ và thay đổi về chiến thuật có thể khắc phục mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra cho các tàu sân bay.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới