Tuesday, December 24, 2024
Trang chủQuân sựMỹ thua Nga về tác chiến điện tử

Mỹ thua Nga về tác chiến điện tử

Theo các chuyên gia quân sự, Nga và các đối thủ khác đã vượt mặt Mỹ trong tác chiến điện tử, bao gồm cả công nghệ gây nhiễu đánh chặn mục tiêu từ xa.

Tác chiến điện tử Nga đã và đang vô hiệu hóa đáng kể các vũ khí tấn công do Mỹ sản xuất trên chiến trường Ukraine.


Phát biểu tại hội nghị ở Tampa, Florida, cựu Trung tướng lục quân Mỹ Mike Nagata cảnh báo rằng Washington “đang tụt lại phía sau” trước các đối thủ trong lĩnh vực tác chiến điện tử.

“Theo đánh giá của tôi, khoảng cách giữa Mỹ và các đối thủ trong tác chiến điện tử ngày càng nới rộng ở nhiều khía cạnh”, Defense One dẫn lời ông Nagata nói.

Công nghệ gây nhiễu ngày càng trở thành một công cụ quan trọng trên chiến trường, bằng chứng là cuộc xung đột Nga-Ukraine. Các lực lượng Nga đã thành công trong việc đưa tên lửa HIMARS và các loại vũ khí khác do Mỹ sản xuất đi chệch hướng, sử dụng tín hiệu điện tử để làm xáo trộn hệ thống dẫn đường của vũ khí Mỹ.

Cựu Tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Valery Zaluzhny từng cho biết Nga đã chiếm thế thượng phong trong áp chế điện tửi. Đồng thời gọi tác chiến điện tử là “chìa khóa chiến thắng”.

Tướng Nagata từng là người đứng đầu Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt của Mỹ (SOCCENT) ở Trung Đông nhận định, Lầu Năm Góc sẽ cần sáng tạo hơn trong việc sử dụng công nghệ vô tuyến, đặc biệt là thông tin liên lạc trong không gian, để thu hẹp khoảng cách trong tác chiến điện tử với các đối thủ.

Việc gây nhiễu của Nga được cho là đã làm giảm tỷ lệ chính xác của đạn pháo Excalibur do Mỹ sản xuất xuống 6% so với mức thông thường là 70%. Một quan chức Lầu Năm Góc đã nghỉ hưu nói với Defense One rằng quân đội Nga đã liên tục đầu tư vào đổi mới vũ khí áp chế điện tử trong nhiều thập kỷ. Trong khi Nga đã đạt được những thành tựu cụ thể thì Mỹ vẫn đang tập trung vào việc thu thập thông tin tình báo ở Trung Đông.

Ông Nagata cho biết, việc chống lại lực lượng tác chiến điện tử của Nga sẽ đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn trong thúc đẩy liên lạc vệ tinh và các công nghệ khác.

“Chính phủ Mỹ, đặc biệt là giới lãnh đạo Lầu Năm Góc cho đến các nhà hoạch định chính sách phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn trong việc thử nghiệm, áp dụng và sử dụng các công nghệ áp chế điện tử mới”, ông Nagata nhấn mạnh.

Lầu Năm Góc được cho là đang khám phá việc sử dụng các dải tín hiệu hẹp hơn và mạnh hơn để vượt qua các hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Tuy nhiên, Mark Cancian, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nói với Business Insider rằng không nên mong đợi “những thay đổi ngay lập tức” khi Nga liên tục đổi mới hệ thống tác chiến điện tử của họ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới