Saturday, January 4, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMua máy bay Su- 30 trong bối cảnh quan hệ phức tạp...

Mua máy bay Su- 30 trong bối cảnh quan hệ phức tạp giữa các nước lớn

Có thể nói, cho tới thời điểm này, không dám chắc về việc năm sau hay năm sau nữa, cuộc xung đột Nga-Ukraina có thể chấm dứt khi mà lập trường hai bên cách rất xa nhau chưa có thể tới ngưỡng ngồi lại với nhau. Do đó, nếu như Việt Nam xác định vẫn sẽ lấy vũ khí Nga, đặc biệt là công nghệ hàng không quân sự Nga làm trọng, là một trong các thành phần không thể thiếu với sức mạnh quân sự Việt Nam, tương lai của không quân ta sẽ được xem xét từ thực tế cuộc chiến này.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.

Trong thời gian qua, chúng tôi đã đề cập đến một số khả năng, từ việc tiếp tục chờ đợi F-16, hay là mua máy bay chiến đấu cũ từ các nước khác, hay là một kế hoạch đang được triển khai với Nga. Câu trả lời của hiện đại hóa không quân Việt Nam có thể nằm ở Ấn Độ.

Ấn Độ có thể là một cầu nối để chúng ta tiếp tục khai thác, sử dụng tiêm kích Su-30MKI, thậm chí là phiên bản được mệnh danh là ‘Super Sukhoi’. Vậy, chúng ta có thể mua lại Su-30MKI của Ấn Độ.

Cần lưu ý rằng hiện nay, Ấn Độ là quốc gia duy nhất trên thế giới được Nga cấp phép sản xuất tiêm kích Su-30 trong nước và hơn 20 năm qua, họ đã tham gia sản xuất gần 300 chiếc Su-30, chủ yếu sử dụng cho không quân Ấn Độ. Theo các tài liệu được công khai vào đầu thập niên 90, trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân, sau khi cân nhắc các phương án từ Nga, cũng như thấy việc Trung Quốc chốt hạ hàng chục chiếc Su-27, Ấn Độ đã quyết định đi một nước cờ lớn, chọn một phiên bản tiêm kích mới cùng họ Sukhoi, nhưng hiện đại hơn Su-27, đó là cơ sở cho hợp đồng ngày 30/11/1996, Ấn Độ chốt hạ 50 chiếc Su-30MKI từ Nga với tổng giá trị 1,46 tỷ USD.

Tuy nhiên, do việc phát triển phiên bản MKI chưa hoàn thiện, cho nên hai lô đầu tiên mà Nga bàn giao cho Ấn Độ bao gồm 18 chiếc SU-30K – một phiên bản đời đầu của dòng SU-30. Phải từ lô thứ ba trở đi, SU-30 MKI mới dần hoàn thiện, ban đầu là thêm cặp cánh mũi và tới lô thứ 5 thì trang bị động cơ chỉnh hướng vectơ lực đẩy AL-31FP. Sau khi đưa vào sử dụng vài năm và thấy được hiệu quả cũng như sự vượt trội của SU-30 MKI so với mọi mẫu máy bay, kể cả dòng SU-27 và SU-30MKK của Trung Quốc sau này.

Tháng 10/2000, Ấn Độ đã quyết định ký thỏa thuận mua bản quyền dây chuyền công nghệ sản xuất 140 chiếc SU-30 MKI ở quốc gia này. Trong đó bao gồm cả thỏa thuận Ấn Độ được phép sản xuất 920 động cơ turbofan AL-31FP tại công ty Karus – thành viên của tập đoàn Hàng không Vũ trụ Hindustan, gọi tắt là HAL, nhà thầu chính của dự án sản xuất SU-30 MKI.

Từ mốc thời gian này, thông tin về các đơn hàng tiếp theo khá rối rắm. Chúng ta chỉ cần nhớ rằng tổng số máy bay SU-30 MKII mà Ấn Độ ký mua của Nga là 272 chiếc, trong đó 50 chiếc mua nguyên chiếc từ Nga, còn lại là 222 chiếc được HAL lắp ráp trong nước trên cơ sở nhập nguyên liệu từ Nga. Trong quá trình đó, Ấn Độ tích cực từng bước tìm cách nội địa hóa từng phần, từ góp phần nhỏ nhất tới các công nghệ lõi quan trọng nhất. Năm 2008, Samtel HAL – một liên doanh nội địa – đã giành chiến thắng trong gói thầu phát triển và sản xuất màn hình đa chức năng cho cabin của MKI. Mà tính tới năm 2010, ông B. Risman, Tổng giám đốc bộ phận sản xuất máy bay của HAL tuyên bố rằng, họ sẽ sớm đạt 100% khả năng nội địa hóa máy bay SUKHOI, từ việc sản xuất nguyên liệu thô tới việc lắp ráp máy bay sau cùng. Tuy nhiên, cho tới nay không có thông tin cụ thể về khả năng nội địa hóa đã đạt được tỉ lệ bao nhiêu phần trăm, chỉ biết rằng tính đến năm 2017, sau 17 năm ký hợp đồng mua giấy phép, Ấn Độ tuyên bố đã sản xuất hơn 80% số SU Khôi SU-30 MKI đã ký với Nga.

Về mặt giá bán mỗi chiếc cho không quân Ấn Độ, theo một nguồn tin, vào tháng 8/2010, chi phí mỗi chiếc đã tăng lên con số 102 triệu đô một chiếc, tăng hơn gấp đôi so với đơn giá 40 triệu đô vào năm 2007. Cái giá này được cho là khá đắt, đắt hơn nhiều so với phiên bản SU-30 sản xuất tại Nga, kể cả lên phiên bản tương đương như SU-30SM, cũng chỉ có giá khoảng 60 triệu đô một chiếc. Dẫu vậy, theo giới chức Ấn Độ, lý do là vì số lượng sản xuất thấp của SU-30 MKI so với dây chuyền tổng thể SU-30 của Nga khiến quy luật bất lợi về quy mô sẽ phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, thỏa thuận cấp phép sản xuất giữa Nga và Ấn Độ cũng bao gồm phí chuyển giao công nghệ, mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ nhưng phát sinh chi phí lớn hơn so với việc mua nguyên chiếc từ Nga. Một lý do khác là Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tìm cách tích hợp nhiều công nghệ từ một số quốc gia và SU-30 MKI, hầu hết trong số đó đến từ các nền công nghiệp quốc phòng có chi phí sản xuất kém hiệu quả hơn của Nga, vì sản xuất số lượng nhỏ nghĩa là các hệ thống mới cực kỳ đắt đỏ. Ví dụ như SU-30 MKI sử dụng màn hình HUD SU-967, hệ thống tác chiến điện tử LM-8222 từ Israel, tổ hợp hoa tiêu dẫn đường SA-MA-95 từ Cộng hòa Pháp, và khá nhiều công nghệ từ các nền công nghiệp quốc phòng khác.

Vậy vấn đề là số lượng đặt hàng ít, thành ra giá thành lại cao hơn so với sản xuất hàng loạt. Thực ra, tuy đắt, nhưng phải khẳng định rằng SU-30 MKI là phiên bản chất lượng nhất, ngon nhất của dòng SU-30 xuất khẩu hiện nay, mà như chúng tôi đã từng đề cập trong bản tin liên quan tới mẫu SU-30 MKM của Malaysia, được phát triển dựa trên các thành tựu của SU-30 MKI.

Theo các nguồn tin từ Nga, phiên bản MKI được đúc kết trên cơ sở các công nghệ từ mẫu thử nghiệm Su-37 Terminator. Thậm chí, một số công nghệ của nó còn được chia sẻ với cả mẫu tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35 nổi tiếng của Nga. Không chỉ có vậy, Ấn Độ với mục tiêu chiếm ưu thế không gian trước cường địch Trung Quốc, còn không tiếc tiền tích hợp hàng loạt các công nghệ điện tử và vũ khí tiên tiến nhất, đặc biệt là từ Israel, Pháp và Nam Phi. Do đó, không có gì phải bàn cãi về sức mạnh của Su-30 MKI.

Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không muốn nói quá nhiều về năng lực của Su-30 MKI. Thay vào đó, cái mà chúng tôi muốn các bạn nhìn ra đó là khả năng sản xuất Su-30 trong nước của Ấn Độ. Họ, ít nhất đến nay, đang có kinh nghiệm hơn 20 năm lắp ráp Su-30 cho chính họ. Vậy, điều đó thì liên quan gì tới Việt Nam? Ý tưởng cá nhân chúng tôi cho rằng chúng ta có thể thực hiện một phép bắc cầu, trong đó lấy Ấn Độ làm trụ cầu.

Ở đây sẽ có hai phương án: Một là ta sẽ ký một thỏa thuận với Nga về việc mua một lô tiêm kích SuKhoi cũng như làm việc với hai nước Nga và Ấn Độ để hỗ trợ việc thực hiện hợp đồng. Trong đó, phía Nga đồng ý cho Ấn Độ làm nhà thầu phụ, thực hiện việc sản xuất lắp ráp tổng thể máy bay hoàn chỉnh tại dây chuyền của HAL, trên cơ sở linh kiện phụ tùng nhập khẩu nguyên chiếc từ Nga. Hai là căn cứ vào thỏa thuận từ Việt Nam, Nga và Ấn Độ sẽ thành lập một liên doanh sản xuất máy bay chiến đấu Su-Khoi Su30, như cách mà họ đã làm với dự án tên lửa hành trình BrahMos.

Thực tế đã chứng minh việc lách luật thành công trong thương vụ bán BrahMos cho Philippines, bất chấp Manila là đồng minh thân cận của Mỹ mà không gặp phải bất kỳ rào cản nào. Như đã biết, tên lửa hành trình BrahMos là sản phẩm của liên doanh công nghiệp quốc phòng Nga-Ấn giữa công ty NPO Mashinostroyeniya và tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO. BrahMos được tạo ra trên cơ sở cải tiến từ thiết kế mẫu tên lửa hành trình P-800 Oniks. Hợp đồng BrahMos MOD được ký chính thức vào ngày 28/01/2022, trước khi cuộc xung đột Ukraina nổ ra. Tuy nhiên, các đạo luật trừng phạt của Mỹ đã áp dụng từ nhiều năm trước đó, và Philippines đã phải từ bỏ hợp đồng mua trực thăng Mi-17 của Nga. Trong khi với BrahMos, coi như không thấy, im lặng quá.

Do đó, một liên doanh hợp tác sản xuất máy bay Su-Khoi có thể được làm theo một cách tương tự. Tuy nhiên, khác với BrahMos MOD, đây chỉ được coi là một tấm bình phong để thực hiện thương vụ với Việt Nam mà thôi, muốn thành công trong cả hai phương án, cần có sự hợp tác tối đa, toàn diện từ cả Nga và Ấn Độ. Đó sẽ là một thỏa thuận đặc biệt chưa từng thấy. Về mặt thuận lợi, đây sẽ là một giải pháp trong trường hợp chúng ta vẫn muốn đặt lòng tin vào tiêm kích SuKhoi, khi ta có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết, trong bối cảnh tình hình nhạy cảm và phức tạp, đặc biệt là phải cân bằng quan hệ với các nước lớn, bao gồm cả Mỹ.

Về khả năng bị Mỹ làm ra điều này là hoàn toàn có thể. Nói gì thì nói, không thể giấu được, rất khó có thể che giấu hoàn toàn, bởi việc này sẽ còn liên quan tới cả dòng tiền, làm sao mà qua mặt được các hệ thống thanh toán quốc tế. Nhưng việc thông qua Ấn Độ đem lại một tính khả thi cao hơn. Xét về mặt vị thế, Ấn Độ có nhiều điều kiện làm ăn với Nga hơn, sức ép mà họ phải chịu tuy khá lớn, nhưng diễn biến từ ngày 24/2/2022 tới nay cho thấy phía Mỹ phải áp dụng tiêu chuẩn kép về Ấn Độ, gần như là không nghe, không thấy . Bởi Ấn Độ có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng với Mỹ, là khách hàng sộp của vũ khí Mỹ trong nhiều năm trở lại đây, và đặc biệt trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc, thì Ấn Độ là một đồng minh quan trọng với Mỹ. Do đó, ít có khả năng Mỹ dám mạnh tay với Ấn Độ. Tiêu chuẩn kép của phương Tây, tùy vào từng trường hợp cụ thể, đôi khi lại có lợi. Tất nhiên, không thể tránh khỏi các bất lợi.

Điều đầu tiên dễ thấy là việc mua qua trung gian rất rắc rối, từ khâu đàm phán tới công việc chế khai khi phải đi qua rất nhiều mối bắc cầu, khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn so với thường lệ. Thứ hai, chi phí sẽ tăng cao hơn so với mua trực tiếp từ Nga. Rõ ràng, việc thiết lập dây chuyền ở Ấn Độ, bên Ấn Độ cũng phải có lợi. Không ai làm không công cho bất cứ ai, tất cả đều phải có lợi. Do đó, giá bán mỗi máy bay có thể sẽ ở mức rất cao, còn cao bao nhiêu thì còn tùy vào việc điều này có được thực hiện hay không.

Vì giá cao, nếu muốn giảm giá thành thì càng mua càng nhiều càng tốt. Nếu đã mất công như vậy, thì con số của hợp đồng sẽ không thể nhỏ giọt, 8 đến 12 chiếc, mà thay vào đó phải tầm 48 đến 64 chiếc, thậm chí là nhiều hơn, thì mới đáng cái công bỏ ra như vậy. Qua đó, sẽ tạo ra một gánh nặng không nhỏ cho chúng ta, khi mà thay vì chỉ mất 1,5 đến 2 tỷ đô để mua 32-48 chiếc, nay con số có thể gấp đôi. Nó sẽ là một bài toán không phải đơn giản. Còn chưa tính tới việc ta sẽ mua mẫu máy bay nào, khi mà dây chuyền của Ấn Độ chủ yếu phục vụ cho việc lắp ráp sản xuất SU-30MKI. Chính điều đó khiến chúng ta lựa chọn một cách hạn chế hơn.

Việc thay đổi cấu hình về phía Nga thì không lo, nhưng bên Ấn Độ thì đòi hỏi việc họ phải điều chỉnh cả về tài liệu kỹ thuật, máy móc, con người thực hiện. Mỗi một tinh chỉnh, dù là nhỏ nhất với kỹ thuật hàng không, đều không phải là điều đơn giản, lý thuyết nó là như vậy. Giải pháp thuận lợi nhất là thống nhất mua luôn phiên bản SU-30MKI của Ấn Độ, thì khâu này sẽ được giảm thiểu tối đa, cũng như câu chuyện về giá có thể giảm chút ít khi Ấn Độ đã quá quen với khâu sản xuất dòng máy bay này.

Thực tế, SU-30MKI là phiên bản hiện đại nhất của dòng SU-30 phục vụ xuất khẩu. Nó hoàn toàn vượt trội SU-30MKK/MK2 mà chúng ta đang dùng và có thể là kể cả phiên bản J-16 nội địa Trung Quốc, vừa rồi tướng lĩnh Ấn Độ cho biết radar của SU-30MKI có thể phát hiện thêm kích thước hình J-20 ở cự ly vài cây số, cho thấy nó có khả năng nhất định với tiêm kích thế hệ 5. Nói ngắn gọn, một trong những tính năng tốt nhất của SU-30MKI là tổ hợp vô tuyến điện tử với cụm radar mạng pha bị động N011M3 có tầm chính xác 400 cây số, có thể theo dõi 15 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 4 mục tiêu trong số đó. Radar này có thể hoạt động như một phương tiện chỉ huy cảnh báo sớm, có thể gửi dữ liệu cho ít nhất bốn máy bay khác cùng đơn vị để tham chiến. Tính năng thứ hai là công nghệ động cơ chỉnh hướng vector lực đẩy hai chiều AL-31FP, đem lại khả năng bay cơ động rất cao.

Thứ ba là việc SU-30MKI tích hợp rộng rãi một số công nghệ tiên tiến của phương Tây. Ví dụ như nó có thể cho phép tích hợp khí tài chỉ thị mục tiêu LITENING của Israel, qua đó có thể sử dụng chung một số loại bom đạn của phương Tây. Gần đây, SU-30MKI của Ấn Độ đã thử nghiệm thành công bắn thử tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn MICA của Pháp, có tầm phóng từ 60 đến 80 km, trang bị đầu dò, radar chủ động. Loại tên lửa này có khả năng cơ động rất cao nhờ công nghệ chỉnh hướng vectơ lực đẩy, có khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng, nghĩa là nó có khả năng thu thập các mục tiêu bên ngoài phạm vi thu tín hiệu của đài radar trên máy bay.

Ngoài ra, Ấn Độ đã hoàn tất việc tích hợp tên lửa không đối không tầm trung I-Derby của Israel có tầm bắn 100 km. Đặc biệt nhất, trong vai trò tác chiến đối hải, Su-30MKI đã hoàn tất các thử nghiệm tích hợp tên lửa hành trình siêu âm BrahMos đạt tầm phóng 290 km, là quân át chủ bài của không quân Ấn Độ với mọi địch thủ trên biển. Với 290 km, nó tạo ra sự răn đe đáng kể với các tàu khu trục phòng không hiện đại của Trung Quốc như 052D và 055. Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối quan trọng vào lúc này. Nói là vậy thôi, chứ quả thật, phương án bắc cầu này rất phức tạp, không dễ dàng để thực hiện. Đó còn chưa đề cập tới mấu chốt của vấn đề: Nga và Ấn Độ có đồng ý hay không, đó mới là điều quan trọng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới