Thursday, January 23, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiPhnom Penh thách đố dư luận?

Phnom Penh thách đố dư luận?

“Hãy lập công trường càng sớm càng tốt, không cần phải chờ đợi nữa. Chúng ta phải nghĩ về nền kinh tế của mình. Chúng ta phải nghĩ đến nền độc lập dân tộc của mình”, tờ Khmer Times dẫn lời ông Hun Sen ngày 16-5.

Ông Hun Sen hối thúc Chính phủ xây kênh đào Phù Nam Techo

Chẳng phải nhắc, thì ai cũng thấy, dự án kênh đào Phù Nam Techo, ngay từ khi Phnom Penh công bố vào tháng 8/2023, đã làm “nóng” dư luận vì lo ngại về những tác động tiêu cực đến môi trường, thủy sản, dòng chảy…Câu chuyện càng có xu hướng “quốc tế hóa” bởi Mekong là một trong những dòng sông kỳ vĩ nhất trên thế giới, từ Trung Quốc, chảy xuyên qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, có lưu lượng nước hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m khối, lưu vực mênh mông tới gần triệu km vuông…

Là quốc gia hạ lưu, ngoài việc đang lo cuống về cho số phận của đồng bằng Sông Cửu Long – vựa lúa khổng lồ đưa Việt Nam thành cường quốc lúa gạo – trước tác động tiêu cực của dự án, Việt Nam còn bị ám ảnh về khả năng, ngoài hạ tầng kinh tế, Phù Nam Techo còn là một hạ tầng quân sự, tạo điều kiện để Trung Quốc tăng cường sự hiện diện hải quân sát sườn phía Tây của mình.

Cái “nóng” của dư luận không hề nguôi ngoai cả khi Phnom Penh thông tin rằng: trước khi gửi thông tin về dự án cho Ủy hội sông Mê Công (Mekong River Commission, viết tắt là MRC), Campuchia đã mất 26 tháng để tiến hành nghiên cứu khả thi với sự tham gia của hàng chục chuyên gia; Phù Nam Techo chỉ thuần túy là một dự án kinh tế, chẳng liên quan tới quân sự; Phù Nam Techo, khi đi vào khai thác, vận hành cùng lắm chỉ rút đi “lượng nhỏ” nước, lưu lượng nước qua kênh đào dự kiến chỉ 5m3/s, tương đương 0,053% lưu lượng sông Mekong mà thôi…Thế nên mối lo của dư luận chỉ là điều… tưởng tượng.

Không những không giảm, câu chuyện về dự án Phù Nam Techo càng căng thẳng thêm khi Phnom Penh ngày một thể hiện sự bướng bỉnh và thái độ thiếu thiện chí. Đáp lại yêu cầu nhã nhặn và chính đáng của Việt Nam về việc chia sẻ thông tin, trong cuộc họp báo ngày 7-5 tại Phnom Penh, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nói rằng, ông đã thực hiện trách nhiệm theo Hiệp định Mekong năm 1995 bằng việc thông báo dự án kênh đào Phù Nam Techo cho Ủy hội sông Mekong tháng 8 năm ngoái. Với tuyên bố trên, hẳn ông Sun Chanthol cho thế là Campuchia đã làm hết trách nhiệm.

Tuy nhiên, tai hại cho Phnom Penh là ngay sau đó, họ bị chính cơ quan liên chính phủ là Ủy hội sông Mekng vạch trần sự giả dối. Cụ thể, trong một thông báo mới đây, Ủy hội sông Mekong cho biết, mặc dù đã hai lần có văn bản đề nghị vào tháng 8 và tháng 10 năm 2023, nhưng tới nay, cơ quan này chưa hề nhận được chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu dự án Phù Nam Techo.

Nói cách khác, thông tin của Ủy hội sông Mekong ngược với những những gì mà ông Sun Chanthol đã nói trước báo chí.

Sự tréo ngoe này, cùng với việc cha con ông Hun Sen (tức ông Hun Sen, hiện là chủ tịch Thượng viện Campuchia, và ông Hun Manet – đương kim thủ tướng) phản đối yêu cầu chia sẻ thông tin bằng những ngôn từ hung hăng, như: “Tôi sẽ không để bất cứ ai đốt nhà của mình để nấu một quả trứng, cho dù đó là đồng minh hay là kẻ thù đi chăng nữa”, “Không gì có thể ngăn cản việc xây dựng dự án kênh đào Phù Nam…”; không những thế, còn hối thúc “chính phủ đừng chờ đợi nữa mà hãy tiến hành xây kênh Phù Nam Techo ngay lập tức…, để chấm dứt dư luận liên quan đến kênh đào này”… khiến dư luận đã lo ngại, càng lo ngại hơn về một cái gì đó khuất tất từ phía Phnom Penh.

Đừng vội quy kết dư luận suy diễn. Trước thực tế đó, ai mà thờ ơ, vô cảm mới là lạ.

Câu hỏi đặt ra là: nếu thực sự Campuchia đang có trong tay một kết quả nghiên cứu dự án khoa học, nghiêm túc, có trách nhiệm, thì việc gì phải ngại? Nếu kết quả nghiên cứu đó cho thấy, kênh Phù Nam Techo, khi hoàn thành và đi vào khai thác, không chỉ tốt cho Campuchia (trong việc vận tải, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế các khu vực đi qua…), chẳng hề tác động tiêu cực đến dòng chảy, môi trường, nguồn lợi thủy sản, cũng chẳng hề hấn gì tới “vựa thóc” của Việt Nam là đồng bằng Sông Cửu Long…, thì hà cớ gì Campuchia không thể đáp ứng yêu cầu cung cấp một cách chính thức cho Ủy hội sông Mekong?

Đặc biệt, với Việt Nam, chưa cần nhắc lại câu chuyện tình nghĩa, nếu thật sự kênh đào Phù Nam Techo không gây hậu quả, thậm chí còn “cải thiện” lượng nước cho đồng bằng sông Cửu Long; nếu thật sự dự án này không thể trở thành một hạ tầng “kép” cho cả kinh tế và quân sự mà Trung Quốc có thể khai thác đe dọa một nước thứ ba nào đó, thì hà cớ gì, Phnom Penh phải khó khăn tới mức không thể chia sẻ cho Hà Nội?

Đến đây, nhiều người lại phát hiện ra một “lời nói dối” nữa của Phnom Penh. Tại cuộc họp báo ngày 7-7, phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol từng nhấn mạnh rằng, nước này “không lơ là trách nhiệm chia sẻ thông tin chi tiết về dự án kênh đào Phù Nam Techo cho Việt Nam, cả chính thức và không chính thức”.

Nếu thật sự có chuyện vừa đàng hoàng vừa tình nghĩa đó, họa có điên mấy tuần nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, thông qua cái việc trả lời câu hỏi của cánh báo chí nước ngoài, để làm cái việc bất đắc dĩ là “nỉ non” Phnom Penh cung cấp thông tin về Dự án?

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới