Monday, July 8, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTại sao TQ vẫn khuyến khích làm xe điện dù đang dư...

Tại sao TQ vẫn khuyến khích làm xe điện dù đang dư thừa

Ngày 17/4, tờ WSJ đăng bài viết với tiêu đề: ‘Tình trạng sản xuất dư thừa của Trung Quốc đã bắt đầu tác động trở lại’. Trong đó đưa ra một thông tin, đó là hiệu suất sử dụng nhà máy của ngành sản xuất xe điện trong năm 2024 đã giảm xuống dưới 65%.

Xe điện Zhidou của Trung Quốc.

Những nhà máy sản xuất xe điện không hoạt động hết công suất, điều này cho thấy ngành xe điện của Trung Quốc đang sản xuất dư thừa.

Ngày 2/5, tờ Wall Street Journal đăng bài viết với tiêu đề: ‘Sản xuất xe hơi Trung Quốc vì sao rơi vào động không đáy của sản xuất lớn hơn tiêu thụ’. Trong đó đưa tin rằng, năng lực sản xuất ô tô hàng năm hiện tại của Trung Quốc là khoảng 40 triệu chiếc/năm, nhưng doanh số bán hàng trong nước chỉ khoảng 22 triệu chiếc/năm.

Đây cũng là bằng chứng xung quanh cho thấy ngành xe điện Trung Quốc đang sản xuất dư thừa.

Ngành xe điện Trung Quốc đã sản xuất dư thừa, nhưng trong bài viết của WSJ đưa tin rằng, Trung Quốc lại ‘cải tử hoàn sinh’ một hãng xe đã đóng cửa từ lâu, đó là hãng Zhidou. Vì sao lại như vậy?

Vì sao Trung Quốc ‘cải tử hoàn sinh’ hãng xe điện đã đóng cửa từ lâu?
Zhidou là một nhà sản xuất ít tên tuổi của Trung Quốc, đã phá sản vào năm 2019 khi doanh số bán hàng sụt giảm do chính phủ Trung Quốc cắt trợ cấp cho các loại xe chạy điện siêu nhỏ.

Hiện nay, Zhidou đã trở về từ cõi chết. Đầu tháng 5, công ty đã tiết lộ một chiếc ô tô điện nhỏ tên là Rainbow có giá khởi điểm khoảng 4.400 USD, khoảng hơn 100 triệu đồng.

Zhidou đã hồi sinh vào cuối năm ngoái nhờ nguồn vốn từ một quỹ của chính phủ và hàng chục nhà đầu tư khác.

Vấn đề sản xuất dư thừa trong ngành xe điện của Trung Quốc đã tồn tại từ lâu. Tổng sản lượng hàng năm của hơn 100 thương hiệu nội địa đã vượt quá lượng mua của người sử dụng xe hơi trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ các công ty như Zhidou và khuyến khích các nhà sản xuất thua lỗ tiếp tục sản xuất, với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm và mở rộng vai trò của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh doanh xe điện toàn cầu.

Sự hỗ trợ này, bao gồm cả trợ cấp cho các nhà sản xuất ô tô, đã dẫn đến sự gia tăng sản lượng ô tô trên thị trường toàn cầu, và tình trạng dư cung có thể sẽ còn trầm trọng hơn. Điều này đã gây ra một cuộc chiến giá cả khốc liệt. Tesla và các công ty khác phải giảm giá ở Trung Quốc. Các nước Âu – Mỹ thì lo lắng rằng, các công ty ô tô Trung Quốc sẽ bán lượng lớn xe điện còn thừa ở quốc nội cho các nước khác.

Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng gần gấp 4 lần chỉ sau 3 năm, đạt khoảng 5 triệu chiếc vào năm 2023, vượt Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới.

Các quan chức Trung Quốc cho rằng, những lời chỉ trích về chính sách công nghiệp ô tô của Trung Quốc là không công bằng.

Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã muốn xe điện trở thành ngành công nghiệp hàng đầu, và nhiều chính quyền địa phương đang cạnh tranh để phát triển các công ty ô tô mới.

Viện Kinh tế Thế giới Kiel có trụ sở tại Đức đã trích dẫn báo cáo thường niên của BYD cho biết, BYD đã nhận được khoảng 3,5 tỷ USD trợ cấp trực tiếp của chính phủ Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2022.

Theo ước tính mới nhất được cung cấp bởi Scott Kennedy, nhà nghiên cứu chính sách kinh tế Trung Quốc tại Viện chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (Center for Strategic and International Studies, gọi tắt là CSIS), từ năm 2009 đến năm 2022, các khoản trợ cấp của Trung Quốc để hỗ trợ ngành công nghiệp xe sử dụng năng lượng mới (bao gồm cả xe điện và xe hybrid) có tổng trị giá khoảng 173 tỷ USD.

Vào tháng 3 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc là ông Lý Cường tuyên bố trong báo cáo công tác thường niên của chính phủ rằng, Trung Quốc sẽ củng cố và mở rộng các lợi thế hàng đầu của mình trong các ngành công nghiệp như ngành sản xuất phương tiện sử dụng năng lượng mới được kết nối thông minh. Tuy nhiên, ông Lý Cường cũng nhấn mạnh ý định của chính phủ Trung Quốc trong việc tiếp tục đầu tư thúc đẩy ngành sản xuất cao cấp, đồng thời nhắc đến thuật ngữ ‘tân chất sinh sản lực’ (新質生產力: năng lực sản xuất mới) nhiều lần trong báo cáo.

Từ năm 2014 đến 2017, xe điện do Zhidou sản xuất đã trở thành một trong những xe điện bán chạy nhất tại Trung Quốc. Vào thời điểm đó, công ty chủ yếu kinh doanh xe điện siêu nhỏ và việc mua những chiếc xe điện nhỏ như vậy có thể nhận được trợ cấp từ chính phủ.

Sau đó, chính phủ Trung Quốc đã chấm dứt chính sách trợ cấp cho xe điện cỡ nhỏ với hy vọng khuyến khích các hãng xe sản xuất xe điện với phạm vi hoạt động xa hơn. Điều này đã khiến doanh số bán hàng của Zhidou sụt giảm. Theo tài liệu được tiết lộ, Zhidou khi ấy đang phải gánh khoản nợ khoảng 250 triệu USD.

Zhidou được tái cơ cấu vào tháng 10 năm ngoái. Công ty hiện đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán hàng hàng năm vào năm 2026 và ra mắt 16 mẫu xe mới vào năm 2028. Công ty có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất hàng năm của nhà máy ở Cam Túc lên 300.000 xe và tích cực phát triển hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

Vậy là trong thời gian tới tình trạng sản xuất dư thừa trong ngành xe điện Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục.

‘Tân chất sinh sản lực’ (新質生產力: năng lực sản xuất mới) là gì?
Ngày 13/3, tờ WSJ đăng bài viết với tiêu đề: ‘Tân chất sinh sản lực’ (新質生產力: năng lực sản xuất mới) rốt cuộc là gì?.

Bài viết này là báo cáo ngắn gọn từ bản tin China Insight của WSJ phát vào thứ Tư hàng tuần.

Trên thực tế, khái niệm ‘tân chất sinh sản lực’ (新質生產力: năng lực sản xuất mới) không có gì mới mẻ. Khẩu hiệu này nói về sự cần thiết phải tập trung vào việc xây dựng năng lực sản xuất và công nghệ cao của Trung Quốc. Những năng lực này được coi là chìa khóa giúp Trung Quốc có khả năng vượt qua Hoa Kỳ.

Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng huy động các nguồn lực để đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ và công nghiệp tiên tiến. Trung Quốc chấp nhận mức tăng trưởng kinh tế tương đối thấp để đổi lấy tiến bộ trong một số lĩnh vực được coi là chiến lược, như là chất bán dẫn, xe điện và trí tuệ nhân tạo (AI).

Vào năm 2018, khi Trung Quốc và Mỹ đang vướng vào một cuộc chiến thương mại tàn khốc, một quan chức kinh tế cấp cao cho biết tại một diễn đàn ở Bắc Kinh vào thời điểm đó rằng: ‘Trung Quốc không thể chỉ sản xuất áo phông trong khi Mỹ sản xuất công nghệ cao’. Thời Bạc Hy Lai còn làm Bộ trưởng Thương mại, có lần ông đến Mỹ đã nói rằng: ‘Chúng tôi bán 800 triệu áo sơ mi, mới đổi được một chiếc máy bay Boeing’.

Một số người cho rằng, Trung Quốc cần chấp nhận khó khăn để đưa tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho xung đột tiềm tàng với Mỹ.

Khi nhìn nhận một cách khái quát thì ‘tân chất sinh sản lực’ (新質生產力: năng lực sản xuất mới) chính là ‘tân tam dạng (新三樣: ba ngành mới) của Trung Quốc bao gồm xe điện, tấm pin năng lượng mặt trời và pin lithium.

Theo một phân tích của Goldman Sachs vào năm ngoái cho thấy, ‘tân tam dạng’ của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3,5% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc. Do đó, giới chuyên gia nhìn nhận, những ngành này còn lâu mới thay thế được ngành bất động sản Trung Quốc, vốn chiếm 1/4 GDP của Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới