Thế giới đã biến động một cách đáng kể trong một thập kỷ tiếp theo. Trung Quốc thời ông Tập Cận Bình không còn che giấu tham vọng bá quyền, trở nên ngày một hung hăng hơn và sẵn sàng sử dụng vũ lực để thực hiện yêu sách của mình. Cùng với đó, ông Abe Shinzo trở lại nắm quyền ở Nhật Bản và chỉ một ngày sau nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai, ông bắt đầu phát đi tín hiệu về ý định địa chính trị của mình.
Cụ thể, trong một bài báo với tiêu đề “Viên kim cương an ninh dân chủ của châu Á” đăng trên website của tổ chức phi lợi nhuận Project Syndicate ngày 27/12/2012, ông Abe cho rằng, hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Thái Bình Dương không thể tách rời hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương. Nhật Bản, với tư cách là một trong những nền dân chủ có nghề đi biển lâu đời nhất ở Châu Á, nên đóng vai trò lớn hơn cùng với Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ trong việc bảo vệ lợi ích chung ở cả hai khu vực.
Tiểu bối này được xem là nguyên mẫu cho chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) sẽ được Tokyo công bố 5 năm sau đó. Đồng thời, chính sách của chính phủ Abe là đưa lực lượng quân sự Nhật Bản, vốn đang được củng cố mạnh mẽ, tham gia cùng Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia vào các cuộc tập trận truyền thống, song phương và ba bên giữa họ. Trong khi ông Abe nỗ lực xây dựng lại Bộ Tứ một cách chậm rãi, Bắc Kinh ngày càng tỏ rõ thái độ thù địch với cả bốn nước tham gia đối thoại. Tranh chấp gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, Điếu Ngư.
Biên giới Ấn-Độ – Trung Quốc nổ ra nhiều cuộc xung đột; Ấn Độ cũng bị Trung Quốc chặn tư cách thành viên trong nhóm Các Nhà Cung Cấp Hạt Nhân. Ở Australia, một số chính trị gia bị phát hiện đã nhận tiền từ các tổ chức và cá nhân liên kết với Trung Quốc. Điều này đã thúc đẩy chính phủ ban hành Đạo luật Chống Can thiệp Chính trị từ nước ngoài.
Năm 2016. ứng cử viên Đảng Cộng Hòa Donald Trump, đắc cử Tổng thống Mỹ, và điều này đã thúc đẩy quá trình cải tổ Bộ Tứ. Vì từ lâu ông tin rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với đất nước cờ Hoa. Động lực này lên đến đỉnh điểm vào tháng 10/2017. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Taro Kono, đã đề xuất nối lại hình thức đối thoại bốn bên.
Ngày 12/11/2017, đại diện của các quốc gia thuộc nhóm Bộ Tứ ở cấp Trợ lý Ngoại trưởng đã gặp nhau tại Manila, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Manila, thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có tình hình căng thẳng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng như đồng thuận ủng hộ chiến lược tự do và rộng mở tại khu vực. Sau đó, các cuộc họp bốn bên về chủ đề này vẫn tiếp tục với Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên nhóm Bộ Tứ được tổ chức thường xuyên, cả trực tuyến và trực tiếp kể từ tháng 3/2021.
Trái với những lên án của Bắc Kinh rằng Bộ Tứ đã nỗ lực nhằm tạo ra một NATO ở Châu Á, điều mà họ chắc chắn sẽ không chấp nhận và kịch liệt phản đối, đối thoại Tứ giác An ninh, đúng hơn là nhóm không chính thức giữa các quốc gia. Trong một tuyên bố thể hiện tinh thần của Bộ Tứ vào năm 2021, các nhà lãnh đạo của nhóm cho biết: ‘Chúng tôi mang đến những quan điểm đa dạng và thống nhất trong tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chúng tôi phấn đấu vì một khu vực tự do, cởi mở, toàn diện, lành mạnh, được gắn kết bởi các giá trị dân chủ và không bị ràng buộc bởi sự cưỡng bức.’ Qua đó có thể thấy, trước hết, Bộ Tứ, đúng như tên gọi của nó, là một nhóm hợp tác an ninh.
Đúng, đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất và không thể thiếu của Bộ Tứ kể từ khi được tái thành lập, được thể hiện qua các cuộc tập trận như Malabar giữa Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản, và từ năm 2020 có thêm sự tham gia của Australia. ZMX ở phía bắc Biển Ả Rập giữa Nhật Bản và Ấn Độ, OS Index giữa Ấn Độ và Australia. Cùng với đó, tất cả các quốc gia thuộc nhóm Bộ Tứ đều tham gia cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương, RIMPAC.
Ngoài ra, Hoa Kỳ, đồng minh lâu năm của cả Nhật Bản và Australia, cũng thường xuyên tiến hành huấn luyện quân sự với hai nước này. Khi gia nhập nhóm Bộ Tứ, mỗi quốc gia đều có những ý định riêng của mình. Đối với Nhật Bản, mục tiêu của đảo quốc mặt trời mọc khá đơn giản: đó là đảm bảo Trung Quốc sẽ không thể trở thành bá chủ của châu Á. Nếu điều đó xảy ra, hoạt động thương mại của họ sẽ gặp nguy hiểm. Lý do là bởi 40% lượng hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản đi qua các tuyến đường vận chuyển ở Biển Đông, và vì là một quốc gia nghèo tài nguyên, nên họ thực sự rất cần chúng để duy trì nền kinh tế.
Không may cho Tokyo, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện quân sự và bành trướng ở khu vực này kể từ năm 2012. Nếu không được ngăn chặn, Bắc Kinh sẽ ở vào thế áp đặt thương mại và khiến Nhật Bản gặp những bất lợi khủng khiếp về mặt địa chính trị. Thậm chí trong trường hợp Trung Quốc trở nên quá đỗi hùng mạnh, Nhật Bản cũng có thể mất luôn quyền kiểm soát quần đảo Senkaku, giống như cách Philippines để bãi cạn Scarborough rơi vào tay Đại lục. Liên minh với Hoa Kỳ theo truyền thống đã, đang và vẫn sẽ là nền tảng an ninh quốc gia của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Australia và Ấn Độ là những đối tác quan trọng mà nước này bắt buộc phải hợp tác nhằm hướng tới lợi ích cao nhất. Do đó, Tokyo đã tích cực tăng cường quan hệ an ninh với cả New Delhi và Canberra. Theo đó, vào năm 2023, Nhật Bản tuyên bố lực lượng phòng vệ JSDF sẽ đồn trú ở Australia, một thay đổi lớn trong chính sách quân sự truyền thống kéo dài hàng thập kỷ của “xứ sở Hoa anh đào” kể từ sau Thế chiến thứ hai. Ngoài ra, nước này và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận chia sẻ công nghệ quốc phòng cũng như thông tin tình báo. Trong khi đó đối với Australia, Bộ tứ là cơ hội để củng cố và nâng cấp các mối quan hệ ngoại giao truyền thống của nước này. Từ lâu, họ đã là đối tác trong liên minh tình báo Ngũ Nhãn với Hoa Kỳ. Hợp tác quân sự của Australia với Nhật Bản cũng đã tăng lên. Tháng 6/2020, Thủ tướng Scott Morrison đã ký một thỏa thuận chia sẻ hậu cần chung với Ấn Độ, đồng thời tuyên bố rằng các thể chế song phương của họ giờ đây sẽ được coi là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Ngoài ra, hiệp ước an ninh gần đây của Trung Quốc với quần đảo Solomon, nằm ở Đông Bắc Australia, không khác gì một lưỡi dao nhắm thẳng vào hoạt động thương mại của quốc gia này. Do đó, họ cần một thế lực để đối trọng với Bắc Kinh, và không gì thích hợp hơn nhóm Bộ Tứ. Hơn nữa, đối thoại tứ giác an ninh cũng nâng cao năng lực quân sự của Australia khi hiệp ước AUKUS (thỏa thuận quốc phòng ba bên Úc- Anh- Hoa Kỳ), cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, sẽ cung cấp cho nước này các tàu ngầm hạt nhân, điều mà Bắc Kinh hết sức phản đối.
Đối với Ấn Độ, việc tham gia Bộ Tứ là dấu hiệu thể hiện sự rời bỏ chính sách truyền thống về tự chủ chiến lược trong các vấn đề đối ngoại. Không giống như ba thành viên còn lại, nước này không có kinh nghiệm tham gia vào hệ thống liên minh quân sự của Mỹ. Vậy nhưng, Ấn Độ vẫn cần các đối tác, thậm chí là đồng minh, để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Nhu cầu này đặc biệt trở nên cấp thiết trước tình hình biên giới Ấn-Trung ngày càng trở nên bất ổn và hải quân đại lục đã tăng cường hiện diện ở “ao nhà” của người Ấn là Ấn Độ Dương. Không chỉ có vậy, Trung Quốc cũng là đối tác quan trọng của kẻ thù truyền thống của Ấn Độ là Pakistan. Thêm vào đó, quan hệ đối tác kinh tế của Trung Quốc với các nước láng giềng của Ấn Độ thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, có nguy cơ cô lập quốc gia này.
Trước thực tế này, New Delhi có rất ít lựa chọn ngoài việc tăng cường quan hệ an ninh với Washington thông qua việc mua sắm quân sự, bao gồm các vũ khí chống tàu ngầm và máy bay vận tải hạng nặng. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã ký các thỏa thuận về hậu cần và sử dụng căn cứ với Australia và Nhật Bản.
T.P