Thursday, July 4, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đang phải trả giá cho “bẫy nợ nham hiểm”

TQ đang phải trả giá cho “bẫy nợ nham hiểm”

Khi nói đến sự gắn kết của nền kinh tế Trung Quốc với các nước đang phát triển thì khía cạnh gây tranh cãi nhất là các chương trình cho vay khổng lồ thứ đã bơm hàng trăm tỷ đô tiền vay cho các nước nghèo trong vòng 15 năm qua. Các nhà phê bình đã lên án hoạt động cho vay ở nước ngoài của Bắc Kinh là một mô hình bẫy nợ nham hiểm, sẽ dần biến những nước đi vay thành chư hầu về kinh tế.

Tuy nhiên, ngày nay, mặt còn lại của câu chuyện này đã dần được hé lộ. Chính Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy mà họ đã đào cho người khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua phân tích của Giáo sư Missin P, một người Mỹ chuyên nghiên cứu những vấn đề về Trung Quốc. Vậy, tại sao Trung Quốc đang dính vào cái bẫy do chính mình tạo ra? Hay nói cách khác, tại sao Trung Quốc đang bị “gậy ông đập lưng ông”?

Bắt đầu với cuộc tấn công của Nga và Ukraina, cũng như tình trạng lạm phát cao, lãi suất tăng và suy thoái rình rập ở Mỹ và châu Âu, nhiều nước nghèo đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi hệ thống tài chính toàn cầu gần như tan rã vào năm 2008. Ngay cả Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng những năm gần đây, nhiều công ty trì trệ, nhiều người vào Nam lập nghiệp lại tay trắng trở về Bắc, nhiều người vẫn thất nghiệp và giá năng lượng như nhiên liệu vẫn cứ tăng vọt. Việt Nam vẫn còn ổn định hơn nhiều nước nhỏ khác đang phải chịu những khoản nợ lớn từ Trung Quốc, như là Campuchia và Lào.

Với tình hình khó khăn toàn cầu, liệu Trung Quốc có đòi được nợ hay không? Dù không có dữ liệu chính thức về các khoản vay mà Bắc Kinh trao cho các nước đang phát triển, nhưng mà Trung Quốc hiện là chủ nợ chính thức lớn nhất của nhóm nước này. Trong mọi kịch bản, các khoản vay thực tế của Trung Quốc đều có thể lớn hơn đáng kể so với hầu hết các ước tính.

Một cuộc điều tra về các khoản vay nước ngoài của Trung Quốc do nhà kinh tế Camen Reard, hiện là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới và nhóm các đồng sự thực hiện vào năm 2018, cho thấy các khoản vay chưa được báo cáo của Trung Quốc cho nước ngoài, chủ yếu là các nước đang phát triển, chiếm trung bình hơn 15% tổng sản phẩm quốc nội của các nước này.

Như vậy, các bạn có thể hình dung nhà bạn có bốn người và ai cũng đi làm, thu nhập một người trung bình là 10 triệu. Vậy cả nhà sẽ có thu nhập là 480 triệu một năm, thú vị là gia đình bạn đang nợ Trung Quốc 70 triệu. Điều thú vị là cả nước bạn, nhà nào cũng thế đó, chính là tình trạng của các nước nghèo được nhắc đến ở trên.

Vậy Trung Quốc có tìm mọi cách để thu nợ hay không? Họ có thể tìm cách đối phó với một cuộc khủng hoảng nợ do chính họ gây ra hay không? Hãy cùng xem ví dụ về sự sụp đổ kinh tế của Sri Lanka.

Nợ nước ngoài của quốc gia Nam Á này đã lên tới 38,6 tỷ đô, bằng khoảng 47% GDP. 10% trong số này đến từ ông chủ là Trung Quốc. Đầu năm 2022, Sri Lanka đã không thể trả được khoản nợ đến hạn trị giá gần 7 tỷ đô. Sau khi Bắc Kinh không đưa ra được biện pháp giảm nợ nào, tháng 4, Sri Lanka đã quyết định tạm ngừng trả một số khoản nợ nước ngoài của mình để chờ cơ cấu lại. Ngay sau đó, các cuộc biểu tình lớn đã lật đổ chính phủ Sri Lanka, vậy là Sri Lanka đã bùng nợ.

Trung Quốc có nguy cơ mất khoản nợ này nếu chính phủ mới không thực hiện tái thiết kinh tế và nghiêm túc trả nợ. Việc họ tái thiết kinh tế có thành công hay không, đó đã là câu trả lời khó rồi. Thế còn việc họ có trả được nợ cho Trung Quốc hay không lại càng khó đoán hơn nữa. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sẽ xấu đi hơn nữa nhiều nước đang phát triển tương tự như Sri Lanka dự kiến sẽ vỡ nợ đối với các khoản vay nước ngoài của họ. Nhiều quốc gia trong số này là những quốc gia đã nhận hàng trăm tỷ đô la vay từ Trung Quốc và họ sẽ trở thành một thách thức gần như không thể giải quyết đối với ông Chủ tịch Tập Cận Bình. Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Trung Quốc đã xây dựng hình ảnh bản thân là một người thay thế cho phương Tây.

Để làm điều đó, họ đã hào phóng tài trợ cho các dự án rủi ro ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, giờ đây, các khoản vay trị giá hàng trăm tỷ đô mà Trung Quốc dành cho các nước nghèo đang gặp nguy hiểm bởi chính những ràng buộc đi kèm đã khiến các nước này đặc biệt dễ bị tổn thương trước suy thoái kinh tế. Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, trong khi 55% các khoản vay và viện trợ không hoàn lại của chính phủ phương Tây và các tổ chức tài chính quốc tế được đổ vào các chương trình xã hội như y tế, giáo dục hay hỗ trợ nhân đạo, khoảng 70% các khoản vay của Trung Quốc là dành cho cơ sở hạ tầng. Bây giờ, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, các dự án cơ sở hạ tầng đã hoàn thành như đường BOT, bến cảng và các nhà máy điện sẽ tạo ra ít doanh thu hơn vì kinh tế khó khăn ít vận tải hàng hóa, ít tiêu thụ điện cho sản xuất. Vậy thì, các hệ thống này lấy đâu ra doanh thu để trả nợ? Giống như bạn cho hàng xóm vay tiền để mở quán ăn cạnh công ty, vừa mở cái thì công ty phá sản luôn. Vậy là hàng xóm nhà bạn cũng vỡ nợ theo, cái kết là bạn cũng chẳng đi đòi tiền được. May ra thì có chờ ông kia mua vé số trúng hơn 300 tỷ thì còn có chút hy vọng.

Thứ hai, các khoản vay của Trung Quốc thường thế chấp bằng nguồn thu từ tài nguyên. Nghĩa là, tôi cho ông vay, mà không trả được nợ thì tôi sẽ mang cái mỏ dầu của ông ra, tôi sẽ hút và bán để trừ nợ. Thế nhưng, điều này cũng không phải lúc nào cũng là một thỏa thuận chắc ăn, vì một đất nước mà suy thoái kinh tế thì nhu cầu về các hàng hóa thiết yếu, kể cả nhiên liệu hay tài nguyên khác, đều trở nên ế ẩm. Trừ khi Trung Quốc có thể tự khai thác và mang về nước để tiêu thụ, còn nếu không thì cũng rất khó để thu nợ.

Vậy có khác nào Trung Quốc đã tự đào huyệt cho chính mình. Việc ép các chính phủ vỡ nợ như Sri Lanka phải trả các khoản vay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế sẽ là vô ích và phản tác dụng. Trung Quốc sẽ không chỉ mất tiền mà còn mất cả uy tín của mình trong quá trình này. Thế còn nếu, nếu cứ thế mà xí xóa nợ cho các quốc gia vỡ nợ thì Trung Quốc sẽ phải chịu những khoản lỗ khổng lồ.

Cho nên, lựa chọn tốt nhất của Trung Quốc là áp dụng một cách tiếp cận đa nhánh để có thể vừa cứu vãn hình ảnh, vừa cắt giảm tổn thất. Vậy, các nhánh đó là gì ?

Một, họ phải xóa nợ cho các nước nghèo nhất, do các quốc gia có thu nhập thấp ở khu vực châu Phi cận Sahara chiếm một nửa các khoản vay của Trung Quốc, nên họ sẽ được ưu tiên nếu Bắc Kinh có kế hoạch xóa một phần nợ cho họ. Lý do để xóa nợ cho các quốc gia này đặc biệt thuyết phục là vì họ có khả năng bị tổn thương nhiều nhất bởi các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, việc này sẽ khiến người ta phải nể Trung Quốc. Vì dù họ có làm gì vì tiền, nhưng họ xóa nợ cho những người đang nghèo đói cùng cực, thì họ vẫn được ca ngợi.

Ngược lại, danh tiếng của Trung Quốc sẽ thiệt hại đến mức có thể nhảy xuống sông Hoàng Hà cũng không thể rửa sạch nếu ép các nước đã không có cái bánh mỳ để ăn mà vẫn phải trả nợ.

Hai, tái cơ cấu nợ. Trung Quốc nên cắt giảm lãi suất, tạm thời đình chỉ việc trả nợ và kéo dài thời gian đáo hạn các khoản vay để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ liên tục trong ngắn hạn. Hiểu nôm na là, giờ ông có khó khăn thì tôi bắt ông trả nợ, tôi sẽ giảm lãi suất. Tôi sẽ chờ ông phục hồi kinh tế rồi trả dần cho tôi. Thôi thì quá hạn một chút, nhưng tôi vẫn thông cảm được.

Ba, phối hợp với các chủ nợ khác trên thế giới, là nước cho vay chính thức lớn nhất thế giới. Trung Quốc nắm trong tay tầm ảnh hưởng rất lớn. Nếu có thể sử dụng chương trình ‘xóa nợ’ để khuyến khích các bên cho vay khác làm điều tương tự, Trung Quốc có thể dẫn đầu một nỗ lực quốc tế nhằm giúp các nước đang phát triển vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu. Kết quả là, đây có thể là một cơ hội lịch sử để Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo quốc tế của mình, nếu khéo léo, Trung Quốc lại một lần nữa biến họa thành phúc, dẫu là họa cho người khác và phúc cho mình.

Như vậy, việc cho vay quá nhiều và nhắm vào việc phát triển cơ sở hạ tầng cho nước ngoài đã khiến Trung Quốc đối mặt với những khoản nợ khổng lồ khi kinh tế toàn cầu đi xuống do chiến tranh và COVID. Liệu Trung Quốc có thu hồi được không?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới