Thursday, January 23, 2025
Trang chủUncategorizedLiệu tàu ngầm TQ có áp đảo Mỹ?

Liệu tàu ngầm TQ có áp đảo Mỹ?

Gần 60 năm trước, những chiếc tàu ngầm tàng hình của Mỹ đã trở thành kẻ thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến dưới mặt biển.

Tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 11 của Trung Quốc ngoài khơi thành phố Thanh Đảo ngày 23/4/2019.

Khi sự ra đời của động cơ hạt nhân cho phép chúng di chuyển dưới mặt nước trong khoảng thời gian cực kỳ dài, chúng gần như không thể bị phát hiện bởi một lực lượng chống tàu ngầm nào qua sóng vô tuyến hoặc radar. Tuy nhiên, cuộc chơi đã thay đổi, cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Hải quân Mỹ sắp thành hiện thực. Phải chăng kỷ nguyên của những sát thủ đại dương thuộc siêu cường số một thế giới đang dần đi đến hồi kết khi gã khổng lồ khó chịu Trung Quốc đang vươn mình trong cuộc đua thống trị vũ khí săn ngầm lẫn công nghệ tàu ngầm? Liệu những pháp sư Trung Hoa có thể khiến những gã sát thủ tàng hình Mỹ không còn tàng hình?

Kỷ nguyên tàu ngầm Mỹ sắp kết thúc?

Từ lâu, tàu ngầm đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bộ máy quân sự của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị lẫn an ninh toàn cầu trong kỷ nguyên hiện đại. Hạm đội tàu ngầm Mỹ đã nổi tiếng với sự mạnh mẽ và ưu việt, nắm giữ một vai trò quyết định trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như đảm bảo an ninh ở nhiều khu vực trọng yếu.

Điều đó được minh chứng từ những ngày đầu tiên của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khi đó, Hoa Kỳ đã dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ tàu ngầm, kết hợp xây dựng một lực lượng tàu dưới nước mạnh mẽ, đa dạng, hiệu quả. Với sức mạnh vượt trội về công nghệ, xứ cờ hoa không chỉ thể hiện sự hiện diện quân sự trên mọi tuyến đường biển mà còn giữ vai trò lãnh đạo trong việc định hình quy tắc lẫn chuẩn mực quốc tế liên quan đến hoạt động tàu ngầm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự gia tăng đáng kể từ gã khổng lồ Trung Quốc trong lĩnh vực này đã tạo ra một thách thức đáng kể đối với ưu thế mà Hoa Kỳ đã xây dựng trong suốt nhiều năm. Bởi với việc tăng cường đầu tư và nỗ lực phát triển công nghệ, Trung Quốc đang dần rút ngắn khoảng cách với xứ sở cờ hoa cùng những quốc gia phương Tây trong lĩnh vực này. Sự bùng nổ của Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc không chỉ làm thay đổi định hình lực lượng quân sự ở khu vực Châu Á mà còn gây ra những tác động to lớn đến cân bằng quyền lực quốc tế. Điều này đặt ra câu hỏi về sự tiếp tục của kỷ nguyên tàu ngầm Mỹ và khả năng của nó trong việc duy trì và củng cố vị thế lãnh đạo trong bối cảnh thách thức từ Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng.

Trong nhiều thập kỳ đã qua, Mỹ không phải lo lắng nhiều về tàu ngầm của Trung Hoa Đại Lục bởi chúng khá ồn và dễ theo dõi, trong khi quân đội xứ sở tỷ dân luôn gặp khó khăn trong việc phát triển hạm đội tàu ngầm siêu tĩnh bên phía xứ sở cờ hoa. Tuy nhiên, giờ đây Bắc Kinh đang thu hẹp một trong những khoảng cách lớn nhất trong cuộc chiến dưới nước khi họ đạt được những tiến bộ trong công nghệ tàu ngầm cùng khả năng phát hiện mục tiêu dưới đáy biển. Điều này sẽ có tác động lớn đến việc lập kế hoạch quân sự bên phía Mỹ cho một cuộc xung đột tiềm tàng ở Đông Bắc Á.

Cụ thể, đầu năm 2023, Trung Quốc đã hạ thủy một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân với hệ thống động cơ đẩy phản lực thay vì cánh quạt. Đây là lần đầu tiên công nghệ giảm tiếng ồn, vốn được sử dụng trên tàu ngầm mới nhất bên phía Mỹ, được thấy trên tàu ngầm Trung Quốc.

Quay lại vài tháng trước đó, nhiều hình ảnh vệ tinh về cơ sở sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mà Trung Quốc xây dựng ở thành phố Hồ Lô Đảo phía Đông Bắc cho thấy các phần thân tàu được bố trí trong khu phức hợp lớn hơn bất kỳ thân tàu ngầm nào hiện có trong biên chế Hải quân Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Tây Thái Bình Dương ngày càng trở nên nguy hiểm hơn đối với tàu ngầm của Hoa Kỳ bởi Bắc Kinh đã xây dựng hoặc gần hoàn thành một số mạng lưới cảm biến dưới nước được gọi là “Vạn Lý Trường Thành dưới biển” ở Biển Đông cùng nhiều khu vực khác xung quanh bờ biển nước này.

Không chỉ vậy, quân đội Trung Quốc đang tiến bộ hơn trong việc phát hiện ra tàu ngầm bên phía đối phương bằng cách bổ sung thêm rất nhiều máy bay tuần tra lẫn trực thăng thu thập thông tin sóng siêu âm từ hàng loạt phao cảm biến trên biển. Giờ đây, họ đã đủ khả năng triển khai các thiết bị nghe lén dưới nước gọi là hydrophone trên các dây cáp kéo theo tàu hoặc tàu ngầm.

Không chỉ vậy, tháng 8/2023, Trung Quốc tiến hành tập trận săn tàu ngầm kéo dài hơn 40 giờ ở Biển Đông với sự tham gia của hàng chục máy bay tuần tra chống ngầm I8. Tháng 7, quốc gia này cùng Nga đã tiến hành cuộc tập trận chống tàu ngầm chung ở Biển Bering ngoài khơi Alaska, dấy lên lo ngại về việc leo thang căng thẳng ở khu vực này ngày càng gia tăng.

Đứng trước tình hình đó, Christopher Carson, cựu sĩ quan Hải quân Mỹ, cho biết Lầu Năm Góc cũng cần những chiến lược mới dưới biển để đối mặt với một đối thủ mạnh hơn. Đồng thời, ông nêu rõ Hoa Kỳ cần nhiều nguồn lực hơn, chẳng hạn như những máy bay tuần tra lẫn tàu ngầm tấn công để định vị, theo dõi và có khả năng nhắm mục tiêu vào thế hệ tàu ngầm mới chạy êm hơn bên phía Trung Quốc, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong việc đối phó với hạm đội tàu ngầm thuộc Trung Quốc.

Tướng Anthony Cton, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, cho biết trong một phiên điều trần trước Quốc hội rằng Trung Quốc đã triển khai tên lửa mới trên các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Mỹ trong khi chúng vẫn còn ở bờ bên kia Đại Dương. Cần phải nói thêm rằng phần lớn công nghệ tàu ngầm hiện nay mà xứ sở tỷ dân có đến từ các tàu ngầm điện diezen được mua từ Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, một quan hệ quân sự chặt chẽ hơn giữa Moskva và Bắc Kinh sau cuộc xung đột ở Ukraina đã làm gây lên lo ngại rằng Kremlin hoàn toàn sẵn sàng chia sẻ một số công nghệ tàu ngầm tiên tiến với Trung Quốc, nhưng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về việc chuyển giao như vậy.

Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng cũng khó có khả năng Trung Quốc sẽ sớm bắt kịp Mỹ về công nghệ tàu ngầm bởi những “gã sát thủ” tấn công lớp Virginia mới nhất hay là hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia đã đi trước nhiều thế hệ so với năng lực của Trung Quốc về công nghệ giảm tiếng ồn động cơ đẩy, hệ thống vũ khí và các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, có những luồng ý kiến trái chiều nhận định rằng, Trung Quốc không nhất thiết phải bắt kịp năng lực phát triển tàu ngầm bên phía Mỹ mà hoàn toàn có thể chế tạo các tàu ngầm khó bị phát hiện hơn, đồng thời sản xuất trên quy mô lớn nhằm áp đảo về số lượng. Chúng sẽ khiến Mỹ tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn để phát hiện và theo dõi. Sở dĩ nói tốn nguồn lực bởi để tuần tra toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, quân đội Mỹ phải luân chuyển các phi đội máy bay P8 qua căn cứ ở Okinawa, Nhật Bản.

Đồng thời, những tiềm lực lẫn thành công gần đây của Trung Quốc cũng cho thấy sự thiếu hụt hạm đội tàu ngầm mà Mỹ đang phải đối mặt. Hải quân Mỹ đã bắt đầu điều động nhiều tàu ngầm hơn đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cho biết họ cần 66 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân để đáp ứng các nhiệm vụ toàn cầu. Mỹ có 67 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng chỉ có 49 trong số đó là tàu ngầm tấn công do hoạt động chế tạo bị suy giảm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Hạm đội tàu ngầm tấn công của nước này được dự báo sẽ giảm xuống còn 46 chiếc vào năm 2030, khi các tàu ngầm cũ ngừng hoạt động, trước khi phục hồi lên 50 chiếc vào năm 2036, nếu đạt được tốc độ đóng hai tàu ngầm hàng năm, tăng từ tỷ lệ hiện tại là 1,2 tàu mỗi năm.

Trong kỳ kịch bản lạc quan nhất, Hải quân Mỹ sẽ có 66 tàu ngầm tấn công vào năm 2049.

Trong đánh giá thường niên với quân đội Trung Quốc mới nhất được công bố, Lầu Năm Góc dự báo Trung Quốc sẽ có tổng cộng 80 tàu ngầm tấn công và mang tên lửa đạn đạo vào năm 2035, tăng so với 60 tàu thời điểm cuối năm 2022.

Căn cứ chính cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc nằm trên đảo Hải Nam ở phía Nam. Để chứa được nhiều tàu ngầm hơn, Xứ sở tỷ dân đã bổ sung thêm hai cầu tàu mới tại căn cứ trong năm nay, bên cạnh bốn cầu tàu hiện có.

Theo các chuyên gia, việc Trung Quốc phát triển các tàu ngầm tiên tiến hơn làm tăng khả năng xảy ra đối đầu quân sự với Mỹ trong thập kỳ này. Cũng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Hải quân Trung Quốc đã vận hành sáu tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Type-094, được trang bị tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng 8000 đến 9000 km, hoặc tên lửa JL-3 có tầm bắn hơn 10.000 km, giúp nó có thể tấn công lãnh thổ lục địa Mỹ từ khoảng cách an toàn.

Dù vậy, tàu ngầm Type-094 có khuyết điểm lớn là phát ra nhiều tiếng ồn khi hoạt động, dễ bị đối phương phát hiện. Khi mà văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ ước tính mẫu tàu này tạo ra tiếng ồn lên tới 140 DCB khi hoạt động ở tần số thấp, cao hơn tàu ngầm Delta-3 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970.

Tuy nhiên, điều này dường như đang thay đổi trong thời gian gần đây. Một minh chứng rõ nhất cho điều đó là những bức ảnh vệ tinh chụp hồi đầu năm 2023 cho thấy tàu ngầm hạt nhân Type-096 thuộc biên chế Hải quân Trung Quốc, thế hệ kế tiếp của Type-094 và đang trong quá trình phát triển, được trang bị hệ thống đẩy phản lực dòng nước Pump-Jet thay vì dùng hệ thống động lực truyền thống với chân vịt sáu hoặc bảy cánh lộ thiên.

Nhắc tới Type-096 hay còn gọi là Lớp Tang, là tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo, hiện đã được Hải quân xứ sở tỷ dân phát triển. Sẽ là phiên bản kế thừa người tiền nhiệm lớp Jin Type-094 và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược -răn đe hạt nhân mà Bắc Kinh ấp ủ.

Về đặc tính kỹ thuật, tàu ngầm Type-096 dự kiến sẽ có chiều dài khoảng 140m, cùng lượng giãn nước đầy tải khoảng 20.000 tấn, được trang bị công nghệ giảm tiếng ồn tiên tiến nhằm tăng cường khả năng tàng hình, cho phép hoạt động mà không bị phát hiện trong thời gian dài.

Một trong những khả năng chính của tàu ngầm Type 096 là mang và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM. Nó dự kiến sẽ mang JL-3, một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm với tầm bắn ước tính hơn 10.000 km. Phạm vi này sẽ cho phép tàu ngầm tấn công các mục tiêu vượt xa khu vực lân cận của Trung Quốc, tăng cường đáng kể khả năng răn đe hạt nhân của nước này.

Ngoài ra, tàu ngầm Type-096 có thể sẽ được trang bị hệ thống chỉ huy điều khiển và liên lạc cải tiến, cũng như các cảm biến với khả năng phát hiện tiên tiến. Điều quan trọng cần lưu ý là những chi tiết cụ thể về phương tiện tác chiến nói trên còn hạn chế, bởi vì nó vẫn đang được phát triển và giữ bí mật.

Cần phải nói thêm rằng, thiết kế Pump-Jet có nhiều ưu điểm như tốc độ cao, độ ồn thấp và không tạo ra bong bóng khí như chân vịt, giúp tăng bán kính hoạt động, đồng thời giảm khả năng bị phát hiện. Đây là lần đầu tiên công nghệ giảm tiếng ồn đang được Mỹ sử dụng xuất hiện trên tàu ngầm Trung Quốc. Ngoài ra, tàu ngầm Type-096 còn có phần thân lớn hơn bất kỳ tàu ngầm hiện có nào của Bắc Kinh và kích thước lớn cho phép nó có thể lắp đệm hấp thụ âm thanh để giảm tiếng ồn từ động cơ, tương tự thiết kế của tàu ngầm Nga.

Theo giới phân tích, phần lớn công nghệ tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc đến từ việc sao chép rồi cải tiến từ thế hệ tàu ngầm điện diesel nước này mua từ Nga sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn chưa sở hữu công nghệ mới nhất của Nga. Type-096 có thể sánh ngang với tàu Dolgorukiy về động cơ đẩy, hệ thống cảm biến lẫn vũ khí. Xong lại giống Akula 1 – phiên bản cải tiến hơn về khả năng rắn tiếng ồn. Dolgorukiy là tàu ngầm SSBN lớp B mới nhất trong biên chế của Hải quân Nga, trong khi Akula 1 là mẫu tàu ngầm hạt nhân tấn công ra mắt từ những năm 1980, từng được gọi là quân bài chủ lực của Hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Theo nhà phân tích tình báo kỹ thuật Hải quân Christopher Carson, Hải quân Mỹ hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và theo dõi lớp tàu ULA, dù đây không còn là mẫu tàu ngầm hiện đại nhất thuộc Moskva. Ngoài ra, tài liệu học thuật Trung Quốc cho thấy nước này đang phát triển hàng loạt công nghệ giảm tiếng ồn khác cho tàu ngầm, như dùng vật liệu mới cho thân tàu hay chế tạo lò phản ứng hạt nhân có hiệu suất cao hơn để làm động cơ.

Ngoài việc cải thiện về chất, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc cũng đang được tăng cường về lượng. Bởi xưởng đóng tàu ngầm ở Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh, năm 2021 đã khánh thành khu xây dựng thứ hai.

Đồng thời, báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết tốc độ đóng tàu ngầm hàng năm của Trung Quốc được dự báo có thể sẽ đạt mức cao gấp ba lần so với con số 1,2 tàu một năm hiện nay của Washington, giúp Bắc Kinh sở hữu hạm đội 80 tàu ngầm vào năm 2035. Tốc độ đóng tàu hiện tại của Trung Quốc cho phép nước này sản xuất nhiều tàu chiến cùng một lúc và gấp khoảng 200 lần so với năng lực mà Mỹ có.

Với những diễn biến này, các chuyên gia cho rằng kỷ nguyên áp đảo về tàu ngầm của Mỹ với Trung Quốc đang đi đến hồi kết. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa Trung Quốc sẽ vượt hoặc bắt kịp Mỹ trên lĩnh vực tàu ngầm trong tương lai gần và cũng chưa thể chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ đạt được bước tiến đáng kể trong chương trình phát triển tàu ngầm.

Sở dĩ nói vậy là bởi quá trình phát triển tàu ngầm thường kéo dài nhiều năm và phải chế tạo nhiều nguyên mẫu trước khi chốt được thiết kế cuối. Đôi khi, dự án cũng có thể bị hủy bỏ đột ngột vì lý do kỹ thuật, kinh tế và chính trị. Cụ thể, năm 1995, Mỹ đã phải dừng chương trình phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seagolf vì lý do chi phí cao, chỉ chế tạo ba chiếc thay vì 29 tàu như kế hoạch ban đầu.

Hải quân Trung Quốc chưa công bố thời gian đưa tàu ngầm Type 096 vào hoạt động. Tuy nhiên, rất có thể sẽ diễn ra vào năm 2030 như lộ trình mà Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính trước đó. Trung Hoa Đại Lục được cho là cũng trở nên giỏi hơn trong việc phát hiện các tàu ngầm mang tên lửa hành trình và tấn công của Mỹ, vốn lén lút hoạt động gần bờ biển nước này, thông qua các hệ thống vũ khí khác, chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào tàu ngầm.

Ngoài ra, số lượng các cuộc tập trận hải quân giữa Trung Quốc và Nga ngày càng tăng, không chỉ giúp tăng cường khả năng phối hợp của Hải quân Trung Quốc với nước láng giềng phía Bắc trong trường hợp khẩn cấp, mà còn cho phép họ học hỏi từ Hải quân Nga về tác chiến với tư cách là một cường quốc hải quân toàn cầu có thể sánh ngang với Mỹ.

Về mặt chiến lược, các hoạt động mà Mỹ từng coi là đương nhiên, chẳng hạn như khả năng tiếp cận các bờ biển gần Trung Quốc, giờ đây sẽ không còn được thực hiện khi các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước này có thể tấn công các tàu chiến Mỹ trong bất ngờ.

Trên hết là mối đe dọa tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc đối với Mỹ, một mối đe dọa mà Washington từ lâu đã quen đối phó, nhưng lại chưa trải qua trong mối quan hệ với siêu cường quân sự châu Á. Hạm đội 79 tàu ngầm của Trung Quốc hiện có ít nhất 16 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và mang tên lửa đạn đạo. Trong đó, có sáu tàu ngầm tấn công Type 093 (với tên mã NATO là lớp Shang) cùng sáu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 094 (với tên mã NATO là Jin) hoạt động gần như liên tục tuần tra giữa Đảo Hải Nam và Biển Đông.

Chúng ta đều biết rằng, chế tạo tàu ngầm hạt nhân có thể được xem là đỉnh cao của khoa học công nghệ quốc phòng. Chỉ có một số quốc gia làm chủ được các công nghệ thực hiện điều này và giờ đây, người Trung Quốc hoàn toàn tự tin khi họ sở hữu công nghệ chế tạo tàu ngầm không thua kém Mỹ, Nga, Anh và Pháp.

Kết hợp với đó, có một số yếu tố khiến tốc độ đóng tàu ngầm mới của Mỹ chậm lại, bắt đầu từ quyết định của Washington trong việc cắt giảm quy mô các nhà máy đóng tàu hải quân sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Việc cắt giảm số tàu ngầm hạt nhân mới đã khiến mối lo ngại từ Trung Quốc đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Các chương trình liên quan đến tàu ngầm hạt nhân dần không được quan tâm đúng mức sau khi Liên Xô tan rã và không chỉ Mỹ mà cả châu Âu cũng đang trong tình trạng tương tự.

Nước Mỹ có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới, vượt xa tất cả các nước khác trên thế giới, nhưng dường như họ đã xa đà đầu tư vào những dự án khổng lồ và tốn kém nhưng không mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Chương trình đóng tàu khu trục Zumwalt trị giá 8 tỷ đô mỗi chiếc mà Mỹ đang thực hiện là một ví dụ điển hình, dẫn tới việc giờ đây Mỹ thua kém Nga trong việc phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư. Thậm chí, ngay cả các thiết kế đó đã có từ thời Liên Xô.

Theo ước tính từ một sĩ quan Hải quân Trung Quốc đã nghỉ hưu, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các tàu thế hệ thứ hai và mục tiêu trong tương lai là phát triển các tàu thế hệ thứ ba. Một số nhà quân sự tin rằng, những nỗ lực của Mỹ nhằm thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc là hơi gian dối và được thiết kế chủ yếu để vận động hành lang nhằm phân bổ nhiều nguồn lực hơn nữa cho các nỗ lực đóng tàu ngầm của Mỹ. Bởi việc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân tốn kém hơn nhiều so với việc đóng tàu sân bay, cả về công nghệ lẫn ngân sách.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới