Friday, January 24, 2025
Trang chủQuân sựQuốc gia NATO điều phi công tới Ukraine

Quốc gia NATO điều phi công tới Ukraine

Hy Lạp đã điều phi công đến Ukraine để huấn luyện quân đội nước này vận hành máy bay chiến đấu F-16.

Hy Lạp gửi phi công đến Ukraine để huấn luyện quân đội nước này sử dụng máy bay chiến đấu F-16.


Mới đây, trang Defence-Point cho biết một thành viên thuộc Lực lượng không quân Hy Lạp đã đến Kiev để huấn luyện phi công nước này sử dụng máy bay chiến đấu F-16.

Phi công Hy Lạp được kỳ vọng sẽ truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho đồng nghiệp Ukraine vì họ đã sử dụng máy bay chiến đấu F-16 trong nhiều thập kỷ qua.

Nghị sĩ Ukraine Aleksey Goncharenko cho biết thêm, “nhóm giảng viên người Pháp đầu tiên đang trên đường tới Ukraine”. Vào tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói NATO không nên loại trừ khả năng triển khai quân tới Ukraine trong tương lai.

Bình luận về hoạt động viện trợ máy bay chiến đấu F-16 của các nước cho Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: “Chúng tôi không thể không xem việc cung cấp F-16 cho chính quyền Kiev là hành động có chủ ý của NATO”.

Trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva vào tháng 7 năm ngoái, một số quốc gia thành viên, bao gồm Bỉ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Luxembourg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania và Thụy Điển tuyên bố thành lập liên minh F-16. Nhóm này sẽ cung cấp hàng chục máy bay chiến đấu và chương trình đào tạo phù hợp đối với phi công Ukraine.

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tiết lộ Hy Lạp cũng tham gia liên minh và cam kết đào tạo phi công cho Ukraine.

Tờ Bloomberg đưa tin, Tổng thống Pháp đang bí mật nỗ lực thành lập liên minh gồm các quốc gia sẵn sàng triển khai quân tới Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nếu phương Tây gửi quân tới Ukraine sẽ khiến cuộc xung đột trở nên nghiêm trọng và có thể lan rộng ra toàn cầu.

Hồi tháng 3, Tổng thống Putin cũng cho rằng máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất sẽ không thể thay đổi cục diện cuộc xung đột.

Bắt đầu chế tạo vào những năm 1970, máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất được nhiều nước thành viên NATO sử dụng làm nền tảng vũ khí hạt nhân.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới