Sunday, December 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCác nước Đông Nam Á gia tăng ngân sách quốc phòng, hiện...

Các nước Đông Nam Á gia tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân sự

Mới đây, một báo cáo về tổng quan quốc phòng Việt Nam của hãng phân tích dữ liệu uy tín Global Data, vốn được cơ quan báo đài nước ta thường xuyên dẫn lại, thậm chí kể cả báo Quân đội nhân dân.

Trong đó, phân tích toàn diện của Global Data chỉ ra rằng ngân sách quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng liên tục từ nay tới năm 2029, với mức tăng trung bình khoảng hơn 5%, ước tính đạt 10,2 tỷ đô vào 2029. Cụ thể, báo cáo phân tích của Global Data dự báo rằng, ngân sách quốc phòng năm 2024 của Việt Nam đạt mức 7,8 tỷ đô, đến 2025 sẽ là 8,2 tỷ đô, đến 2026 sẽ là 8,7 tỷ đô, năm 2027 là 9,2 tỷ đô, năm 2028 là 9,7 tỷ đô và đến năm 2029 dự báo tăng đến mức 10,2 tỷ đô, mức cao nhất trong lịch sử 10 năm từ năm 2019 trở đi.

Theo Global Data, họ lấy nguồn phân tích từ Bộ Tài chính Việt Nam cũng như dữ liệu tình báo mở của họ. Dĩ nhiên, đã là dự báo thì sẽ không tránh khỏi việc sai sót so với thực tế, vì không ai biết năm 2025 – 2029, Việt Nam sẽ gặp phải các thách thức an ninh như thế nào trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp.

Mạng dữ liệu này bình luận thêm, các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông cùng sức mạnh, sự quyết đoán ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thúc đẩy các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam tăng cường năng lực quân sự, thúc đẩy chi tiêu quốc phòng. Ngoài ra, Việt Nam đang có kế hoạch thay thế các thiết bị lỗi thời để chống lại kịch bản đe dọa hiện đại. Nước này dự kiến sẽ mua sắm máy bay chiến đấu, máy bay đa chức năng, xe bọc thép, tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay tuần tra hàng hải và tầu thiết bị giám sát trong giai đoạn dự báo.

Có thể nói, hiện đại hóa các trang bị quốc phòng lỗi thời và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là những yếu tố chính thúc đẩy chi tiêu quốc phòng Việt Nam. Trong đó, về vấn đề Biển Đông, các tuyên bố chủ quyền ngang ngược, hống hách của Trung Quốc đối với lãnh thổ ở Biển Đông, cũng như khối tài nguyên ước tính khoảng 190.000 tỷ phít khối khí đốt tự nhiên và 11 tỷ thùng dầu chưa được khai thác đã làm gia tăng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei.

Những tranh chấp ở Biển Đông cũng thúc đẩy chi tiêu quân sự của các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung. Thật vậy, vậy đúng theo nhận định của Global Data, mà thực ra là khá dễ để nhìn ra vấn đề ghi nhận trong điều kiện thực tế. Nếu như theo báo cáo của SIPRI, Việt Nam đã giảm mua sắm vũ khí từ bên ngoài trong 5 năm trở lại đây, chủ yếu là do bạn hàng số một vướng vào cuộc xung đột Ukraine và đặc biệt là việc Mỹ ban hành các đạo luật gây khó dễ cho các nước mua vũ khí Nga.

Ngược lại, ghi nhận các nước Đông Nam Á đều thúc đẩy mua sắm quốc phòng. Ví dụ, trong năm 2023, Quân đội Hoàng gia Malaysia đã đặt hàng hai máy bay tuần tra chống ngầm ATR72 MP, 18 tên kích đa năng FA50 từ Hàn Quốc, 3 UAV Anka và 108 tên lửa chống tăng từ Thổ Nhĩ Kỳ, 4 trực thăng Black Hawk của Mỹ. Philippines cũng mạnh tay mua sắm trong giai đoạn 2022-2023, với hàng loạt các hợp đồng mua các tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos từ Ấn Độ với 60 quả đạn, sáu máy bay vận tải NC-22i, 30 quả ngư lôi 324 Li Cá Mập Xanh từ Hàn Quốc cho tàu chiến Po Hang, sáu tổ tuần tra đa năng HHI-2400 từ Hàn Quốc, 3 máy bay vận tải C-130J từ Mỹ, 32 trực thăng vận tải S-70 Black Hawk từ Mỹ.

Đặc biệt, Indonesia ghi nhận của chúng ta, họ đã thực hiện chương trình mua sắm đậm đặc các loại vũ khí trang bị trong 5 năm qua mà nổi bật có các hợp đồng như mua 42 tiêm kích Rafale F4 từ Pháp với tổng giá trị 8,1 tỷ đô, hai máy bay tiếp dầu Airbus A330 MRTT, 12 UAV chiến đấu Anka từ Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với đó là kế hoạch dự kiến sẽ mua thêm một loạt các hệ thống vũ khí do nước này phát triển, bao gồm tên lửa hành trình Atmaca, tên lửa phòng không HisarU, còn 24 trực thăng Black Hawk từ Mỹ. Đặc biệt, nước này còn đang trong quá trình đặt hàng ít nhất tám tàu chiến tối tân có lượng giãn nước trên 5000 tấn từ Anh và Italia với tổng giá trị hàng tỷ đô.

Ngay cả Quân đội Hoàng gia Thái Lan, tuy không vướng vào các lợi ích ở Biển Đông, nhưng nhìn sang các nước láng giềng mua sắm vũ khí cũng khiến họ gia tăng mua sắm vũ khí. Trong giai đoạn 2019-2023, họ đã mua một tàu đổ bộ lớn gần 20.000 tấn từ Trung Quốc trị giá 200 triệu đô một chiếc, sáu khẩu pháo kéo 105 li từ Hàn Quốc, 100 quả bom thông minh KGB từ Hàn Quốc, 50 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire của Mỹ, 300 quả tên lửa chống tăng Javelin cũng của Mỹ, 12 máy bay huấn luyện PC-9 của Thụy Sĩ, 70 xe bọc thép chở quân Piranha 3 và 14 trực thăng Black Hawk.

Có thể nói, ngoại trừ Việt Nam, tốc độ mua sắm trang bị của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng rất khủng khiếp. Thậm chí có những phân tích cho rằng cả khu vực Đông Nam Á đang chạy đua vũ trang trước sức ép ghê gớm của Trung Quốc. Do vậy, Global Data nhận định Việt Nam sẽ sớm bùng nổ mùa sắm quốc phòng.

Acad Pratim De, chuyên viên phân tích quốc phòng và hàng không vũ trụ của Global Data, nhấn mạnh sự nổi lên của Việt Nam như một trong những cường quốc quân sự phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, cùng với Malaysia và Indonesia. Vị này bình luận, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào ngân sách quốc phòng để trở nên mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Việt Nam, với ngân sách quốc phòng tích lũy dự kiến là 46 tỷ đô từ năm 2025 – 2029, thể hiện ý định hiện đại hóa năng lực phòng thủ, quyết tâm ngăn chặn các thế lực thù địch và duy trì chủ quyền trước các thách thức địa chính trị ngày càng leo thang.

Đánh giá về các trọng tâm chính trong nỗ lực hiện đại hóa của Việt Nam, Global Data cho rằng Việt Nam sẽ tập trung vào hệ thống pháo binh, khả năng phòng thủ tên lửa và kho máy bay quân sự. Đáng ngạc nhiên, theo tổ chức tình báo thu nhận Stratfor, họ tuyên bố Việt Nam có kế hoạch sẽ mua 12 máy bay tiêm kích Su-57 từ Nga với mục tiêu tăng cường khả năng chiến đấu trên không. Đây là một thông tin tương đối bất ngờ, mặc dù các dự đoán về khả năng Việt Nam mua tiêm kích Su-57 đã được chính báo Nga và một số nhà phân tích đưa ra từ lâu. Tuy nhiên, không có bất cứ một sự khẳng định nào trong các năm qua, ngay cả việc Việt Nam mua thêm các chiến đấu cơ Sukhoi như Su-30MK2 hay Su-35 cũng không rõ ràng cho tới thời điểm hiện tại.

Dù vậy, nếu như sách quốc phòng Việt Nam đi theo đúng lộ trình của Global Data và hướng mua sắm từ Nga có dấu hiệu khả thi, từ lộ trình thanh toán, phương thức thanh toán tới các rào cản chính trị được gỡ bỏ, điều này là khả thi. Thực tế để san lấp khoảng cách, hoặc chí ít là tạo ra một sự răn đe mang tính chiến lược, thì việc trang bị một nhóm nhỏ các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ năm cũng là một giải pháp hay. Cần lưu ý rằng, Trung Quốc đã và đang tăng tốc độ trang bị máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-20.

Tháng 7/2020, theo một số đánh giá của giới phân tích phương Tây, số lượng J-20 sản xuất đã lên tới con số hơn 200 chiếc. Và nếu không có gì thay đổi, tổng số lượng J-20 sẽ lên tới 1000 chiếc vào năm 2030, với tốc độ sản xuất 100 chiếc một năm. Bất chấp một số tính năng của J-20 vẫn bị coi là dấu hỏi về chất lượng. Ví dụ, như động cơ, công nghệ tàng hình, việc nó vượt trội các máy bay thế hệ 4 là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra mà thực tế là không thể phủ nhận. Ví dụ, vào tháng 5/2018, khi được hỏi về việc J-20 có gây ra mối đe dọa nào cho Ấn Độ hay không, Nguyên soái không quân Ấn Độ, The Hana tuyên bố rằng, radar trên Su-30 MKII đủ tốt để có thể phát hiện J-20 từ cự ly vài km. Trong khi đó, Su-30 MKI là phiên bản hiện đại nhất của dòng Su-30, trang bị radar mạng pha bị động thuộc hàng tốt nhất của Nga, mà chỉ dám nói rằng có thể phát hiện J-20 từ khoảng cách vài km, với Su-30 MK2 sử dụng công nghệ radar kém hơn MKI, quả thật là đắn đo. Vì vậy, nếu muốn tạo ra sự gây đe dọa chiến lược trên không, trang bị một dòng máy bay chiến đấu tàng hình tương đương hoặc hơn là giải pháp tốt nhất với không quân Việt Nam, nếu ta không đủ sức mạnh chạy đua về số lượng.

Mặc dù tốc độ sản xuất của phía Nga đang chậm hơn Trung Quốc nhiều lần, nhưng với kinh nghiệm cả thế kỷ phát triển công nghệ hàng không quân sự, sản phẩm của Nga luôn được đánh giá cao hơn về nhiều mặt. Dẫu sao, người Nga vẫn được coi là thầy của Trung Quốc đối với công nghệ hàng không quân sự. Ví dụ, theo các thông tin công bố cho tới giờ phút này, Su-57 được trang bị tổ hợp vô tuyến điện tử đa năng tích hợp SH-1221, bao gồm radar N036 và hệ thống tác chiến điện tử L402 Himalaya. Bản thân N036 không phải là một đài radar đơn lẻ mà là một cụm radar bao gồm; đài mạng pha chủ động N036-101 ở mũi, cùng bốn cụm radar N036B-101 và N036L-102 ở hai bên sườn và diềm trước cánh. Đây là cấu hình radar rất tiên tiến, giúp Su-57 thực hiện chiến thuật chiếu tia hiệu quả hơn mọi loại chiến đấu cơ khác, cho phép nó liên tục theo dõi mục tiêu trong nhiều điều kiện khác nhau, không phụ thuộc vào góc giữa hai vĩ cơ.

Nhờ bộ radar này, Su-57 có thể thấy mục tiêu trên không ở cách 400 km, theo dõi cùng lúc 60 mục tiêu và bắn 16 mục tiêu trên không cùng lúc. Dĩ nhiên, đó là tham số quảng cáo. Chỉ biết rằng Su-57 đã được Nga mạnh dạn sử dụng thử nghiệm thời gian ngắn tại Syria và Ukraina. Trong đó, tại chiến trường Syria, Su-57 đã tham gia các chuyến bay tuần tra không phận, cũng như trực tiếp sử dụng tên lửa hành trình Kh-59 MK2 cho nhiệm vụ chiến đấu vào năm 2018. Còn tại Ukraina, tháng 6/2022, hãng thông tấn RIA cho biết bốn chiếc Su-57 đã tham gia vai trò chế áp phòng không và phá hủy các hệ thống phòng không của Ukraina.

Tháng 10/2022, Đại tướng S. Gy. Slov Vikin tuyên bố, Su-57 đã tham gia vai trò không đối không và không đối đất và làm ít nhất hai chiến công. Thậm chí có tin đồn về việc Su-57 đã bắn hạ ít nhất một chiếc Su-27 của không quân Ukraina bằng tên lửa không đối không tầm xa R-37M, có tầm tấn công lên tới 200 km, tốc độ siêu thanh Mach 5.

Dĩ nhiên, đây chỉ là dự báo của Global Data. Mặc dù họ có hơi hướng khẳng định, nhưng chừng nào chưa có xác nhận rõ ràng từ Nga hoặc ít nhất là việc Su-57 hiện diện tại Việt Nam, thì chừng đó mọi thứ chỉ là dự đoán và ước mơ.

Ngoài hệ thống hàng không quân sự Global Data cho rằng, Việt Nam sẽ tập trung vào việc hiện đại hóa lực lượng pháo binh. Thực ra, đây không phải là một dự đoán vô căn cứ mà có căn cứ và chính chúng ta nhiều lần đã bàn về việc này. Bởi lẽ, trong năm vừa qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới một số công nghệ pháo binh hiện đại bao gồm, một là hệ thống pháo tự hành K9 Thunder tiên tiến từ Hàn Quốc. Đích thân Bộ Trưởng Quốc Phòng Đại Tướng Phan Văn Giang, trong chuyến thăm Hàn Quốc, đã ghé thăm một đơn vị K9 của Lục Quân nước bạn và tìm hiểu về khẩu pháo này. Hai là hệ thống pháo tự hành tiên tiến cỡ 152 và 155 ly của Cộng Hòa Séc, một đối tác truyền thống thường cung cấp một số trang bị vũ khí hạng nhẹ và máy bay huấn luyện chiến đấu cho Việt Nam suốt nhiều năm qua.

Về khía cạnh các hệ thống phòng thủ tên lửa, nhận định của Global Data có lẽ liên quan tới thông tin từ báo chí Israel vào tháng 8/2022 về khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu các hệ thống phòng không tầm trung, tầm xa Barak 8 với tổng trị giá 500 triệu USD. Tuy nhiên, đến nay không thấy xác nhận nào rõ ràng từ hai bên về việc liệu hợp đồng đã ký kết hay chưa.

Ngoài ba hạng mục trên, báo cáo của Global Data cũng đề cập tới một số lĩnh vực khác mà Việt Nam có thể tập trung mua sắm, bao gồm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, hệ thống thông tin liên lạc chiến thuật. Nhìn chung, chúng tôi cảm thấy chúng ta dường như đang cân nhắc một điều gì đó trước khi có ý định mua sắm quy mô lớn hoặc cũng có thể chúng ta đang tập trung sắp xếp lại bộ máy tổ chức biên chế lại các đơn vị trong toàn quân trước khi tiến tới giai đoạn tiếp theo của Đại Kế Hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Ngoài hướng Nga, Việt Nam từ nhiều năm nay đã cố gắng đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, điển hình là từ Israel và Mỹ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới