Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiHải Dương-26 đang ở đâu?

Hải Dương-26 đang ở đâu?

Tàu Hải Dương- 26 (Haiyang-26) của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, cụ thể là tại khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ, hơn 10 ngày qua. Ngày 6/6 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải dừng ngay lập tức hành động này.

Mặc dù Hà Nội tuyên bố cứng rắn như thế nhưng con tàu Hải Dương-26 mới đóng và rất lớn, được coi là “biểu tượng” của Hải cảnh Trung Quốc vẫn đang tiến sâu vào Vịnh Bắc Bộ. Có nghĩa là, lời tuyên bố của Hà Nội chẳng khác nào “đấm bị bông”.

Thái độ kiên quyết của Bộ Ngoại giao Việt Nam khiến cho dư luận quốc tế ngạc nhiên. Bởi những lần trước, khi tàu Hải Dương-8 xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính cả tháng trời, khi dư luận quốc tế tỏ ra rất “sốt ruột”, thì Việt Nam mới lên tiếng. Lần này, chính quyền Hà Nội đã rất nhanh chóng bày tỏ thái độ và lời lẽ cũng rất đàng hoàng, cứng rắn.

Cụ thể, vào buổi chiều ngày 6/6, tại cuộc họp báo hường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã thẳng thắn nêu rõ: “Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với Trung Quốc về việc này. Việt Nam hết sức quan ngại, kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hoạt động khảo sát trái phép cùa tàu Hải Dương-26 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam”.

Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ hơn, còn Trung Quốc thì thận trọng, dè dặt hơn. Những lần xâm nhập vào vùng biển Việt Nam để tuần tra, khảo sát, tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu định vị AIS – hệ thống định vị tự động. Vì thế, các nhà quan sát quốc tế có thể tỏ tường đường đi nước bước của Hải cảnh Trung Quốc. Còn Cảnh sát biển Việt Nam lặng lẽ cho tàu bám theo giám sát và không… phản đối công khai.

Lần này thì Hải Dương-26 rất bí mật. Con tàu khổng lồ đã tắt tín hiệu định vị AIS. Các nhà quan sát quốc tế không hề biết hoạt động này. Họ chỉ biết thông tin sau khi Việt Nam lại lên tiếng phản đối công khai.

Đó là điều rất mới trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Mặc dù nước này chủ trương “ngoại giao cây tre”.

Các nhà phân tích hỏi nhau rằng, thái độ “không sợ” này của Hà Nội đến từ đâu? Phải chăng Việt Nam muốn chớp thời cơ khi xung đột giữa Trung Quốc và Philippines đang diễn ra căng thẳng? Phải chăng nó bắt nguồn từ hành vi chèn ép, bắt nạt của Trung Quốc đối với tàu Việt Nam quanh Bãi Tư Chính kể từ năm 2021? Hà Nội thấy rằng, lần này cần phải ra tay sớm.

Cả hai câu hỏi này đều có cơ sở phân tích và làm sáng rõ. Khi xem xét động thái này của Việt Nam cần đặt trong bối cảnh chung trên Biển Đông. Trong lúc Philippines và Trung Quốc ngày càng căng thẳng về những tranh chấp ở bãi Cỏ Mây, bãi cạn Scarborough và một số vấn đề khác, thì phản ứng mau lẹ của Việt Nam là cần thiết. Bởi không ngoại trừ khả năng Trung Quốc đang “chuyển lửa” về phía Việt Nam, đánh lạc hướng chú ý vào “đám cháy” Trung Quốc- Philippines.

Những sự kiện trên Biển Đông không tách rời các sự kiện nóng bỏng trên trường quốc tế, nhất là quan hệ ba siêu cường Mỹ-Trung-Nga, liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine, Israel-Hamas. Lúc này Mỹ đang phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ Ukraine và hỗ trợ Israel. Trong khi Mỹ phải xuất kho vũ khí hỗ trợ hai nước này thì Trung Quốc lại bảo tồn được kho vũ khí của mình. Tất nhiên, Bắc Kinh cũng phải giúp Nga bằng cách cung cấp nguyên liệu sản xuất vũ khí.

Những tác động này khiến cho các quốc gia đều thấy rõ cần phải vươn lên mạnh mẽ bằng nội lực. Nếu chiến tranh xảy ra thì các nước sẽ nhận được bao nhiêu nguồn lực quân sự từ Mỹ, hay Trung Quốc? Ở đây vấn đề sát sườn là, Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để tự bảo vệ các chủ thể mà họ đang quản lý.

Động thái của Việt Nam phù hợp với những gì đang diễn ra trên thực địa. Hôm 11/6 vừa qua, Tân Chủ tịch nước Việt Nam, ông Tô Lâm, đã nói với ông Hùng Ba – Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: Hai bên cần kiểm soát tốt vấn đề tranh chấp lãnh hải và quyền lợi của mỗi quốc gia phải được tôn trọng.

Có thể diễn giải câu này là, để “kiểm soát tốt”, tỏ rõ thiện chí thì Trung Quốc cần đàng hoàng hơn. Hải Dương-26 đang ở đâu? Việc gì phải dùng đến con bài tắt định vị AIS khi đưa tàu lớn vào vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới