Tuesday, December 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiBí mật giúp chùa cổ TQ tồn tại hơn 1.000 năm

Bí mật giúp chùa cổ TQ tồn tại hơn 1.000 năm

Các nhà khảo cổ Trung Quốc tiết lộ kiến trúc đặc sắc giúp chùa cổ từ đời Tống tồn tại hơn 1.000 năm.

Nền móng của chùa Dongta ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.

Trong suốt hơn 1.000 năm, ngôi chùa Dongta nổi tiếng ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhờ kiến trúc cổ và hệ thống kênh đào đô thị.

Theo SCMP, khu vực chùa Dongta được xem là đại diện cho kiến ​​trúc đẹp nhất của triều đại nhà Tống (960-1279) và nổi bật, nguyên vẹn nhất là một tòa tháp trên con lạch gần đó.

Ngôi chùa tồn tại hơn 1.000 năm nhưng bị phá hủy vào những năm 1960. Giữa tháng 5 năm nay, một nhóm các nhà khảo cổ khai quật ngôi chùa này từ tháng 9 năm ngoái đã trình bày chi tiết lý do tòa tháp của chùa Dongta lại có thể tồn tại lâu như vậy.

Tháp của chùa Dongta vốn được xây dựng từ thời nhà Tùy (581-618), nhưng phần chân tháp được xây dựng lại vào thời Bắc Tống (960-1127), đặc biệt là dưới thời trị vì của Hoàng đế Thần Tông (trị vì từ 1067-1085).

Nhà khảo cổ Trung Quốc Wang Meng chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu: “Cấu trúc được thiết kế tốt như vậy là lý do then chốt khiến tòa tháp có thể tồn tại hơn 1.000 năm”.

Lý do chính khiến chùa Dongta rất vững chắc là do nền của chùa có khung gỗ bách 3 lớp. Theo lịch sử, tòa tháp đã được xây dựng lại nhưng nền móng không bao giờ thay đổi. Trên thực tế, tòa tháp được làm bằng gỗ tương đối bền trong suốt một thiên niên kỷ.

Điểm đáng chú ý là phần chân tháp có 52 lọ gốm lớn chứa đầy đất và gắn vào nền – một kỹ thuật làm ổn định khá phổ biến vào thời điểm đó. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ không biết chính xác những chiếc lọ đã ổn định bằng gì.

Kỹ thuật tương tự từng được triển khai tại chùa Longping ở Thượng Hải nhưng ở quy mô nhỏ hơn so với tháp ở Gia Hưng.

Gia Hưng là thành phố đặc biệt thu hút với những khung cảnh rất thích hợp để chụp ảnh, ghi hình. Thành phố ở miền đông Trung Quốc gợi nhớ đến phiên bản lãng mạn của Trung Quốc cổ đại.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới