Monday, November 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiVì sao TQ dẫn đầu thế giới trong việc thử nghiệm xe...

Vì sao TQ dẫn đầu thế giới trong việc thử nghiệm xe tự lái?

Không phải Mỹ hay các nước công nghiệp phát triển phương Tây, Trung Quốc mới là quốc gia hiện đi đầu thế giới trong công nghệ ô tô tự lái.

500 xe robotaxi đang hoạt động tại thành phố Vũ Hán

Bãi thử nghiệm xe tự lái lớn nhất thế giới
Cuộc thử nghiệm xe tự lái lớn nhất thế giới đang diễn ra trên các đường phố sầm uất của Vũ Hán. Thành phố này có dân số 11 triệu người, 4,5 triệu ô tô, đường cao tốc 8 làn xe và những cây cầu bắc qua dòng sông Dương Tử.

Một đội xe taxi gồm 500 chiếc, được dẫn đường bằng máy tính, chạy trên đường phố mà thường không có người lái xe hỗ trợ. Baidu, gã khổng lồ công nghệ vận hành đội taxi, vào tháng trước cho biết họ sẽ đưa thêm 1.000 chiếc gọi là robotaxi này tới Vũ Hán.

Tại Trung Quốc, ít nhất 16 thành phố đã cho phép các công ty thử nghiệm xe tự lái trên các con đường công cộng; có ít nhất 19 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cùng các nhà cung cấp xe đang cạnh tranh để thiết lập vị trí dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực này. Hiện không có quốc gia nào khác thực hiện hành động quyết liệt như vậy.

Chính phủ Trung Quốc đang cung cấp rất nhiều trợ giúp cho các công ty này. Ngoài việc khoanh vùng các khu vực thử nghiệm cho robotaxi trong các thành phố, các cơ quan kiểm duyệt đã hạn chế việc thảo luận trực tuyến về các sự cố an toàn và va chạm để hạn chế những lo ngại của công chúng về công nghệ mới này.

Một cuộc khảo sát của công ty tư vấn ô tô JD Power cho thấy các tài xế Trung Quốc tin tưởng vào máy tính điều khiển ô tô của họ hơn người Mỹ.

Trương Minh, chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ gần Thanh Xuyên Pavilion ở Vũ Hán, cho biết: “Tôi nghĩ bây giờ khi đã được tung ra thị trường, chắc nó đã qua thẩm định, được phê duyệt. Vì vậy, tôi thấy chúng ta không cần phải lo lắng quá nhiều về sự an toàn”.

Một lý do khác khiến Trung Quốc dẫn đầu trong việc phát triển xe ô tô tự lái là việc kiểm soát chặt chẽ dữ liệu. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở nghiên cứu quan trọng ở Mỹ và châu Âu và gửi kết quả nghiên cứu về nước. Nhưng bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được thực hiện ở Trung Quốc đều không được phép đưa ra khỏi đất nước. Vì vậy, các hãng xe nước ngoài khó có thể áp dụng những gì học được ở Trung Quốc vào các xe ô tô bán ở nước khác.

Tại sao Mỹ tụt hậu trong công nghệ xe tự lái ?
Trong khi Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, các công ty và cơ quan quản lý ở những nơi khác lại đang trở nên thận trọng hơn.

Mùa thu năm ngoái, dịch vụ taxi robot Cruise của General Motors đã tạm dừng tại Mỹ sau khi một trong những xe tự lái của họ tông trúng và kéo lê một người đi bộ ở San Francisco. Cơ quan quản lý California sau đó đã thu hồi giấy phép tiểu bang cấp cho công ty. Cruise sau đó đã tiếp tục thử nghiệm hạn chế ở Phoenix.

Công ty Waymo, trước đây là đơn vị xe tự lái của Google, hiện đang thử nghiệm hơn 200 chiếc xe tự lái ở ngoại ô Phoenix và San Francisco, cùng gần 50 chiếc ở Los Angeles và Austin, Texas. Tháng trước, các cơ quan quản lý liên bang đã thông báo cho Waymo hai lần rằng họ đang thẩm tra tính an toàn của chúng.

Hai năm trước, Ford và Volkswagen đã đóng cửa Công ty liên doanh robotaxi Argo AI, nhưng hai công ty vẫn đang phát triển các hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến.

Mùa thu năm ngoái, Nhật Bản đã đình chỉ thử nghiệm loại xe golf không người lái di chuyển với tốc độ khoảng 11 km/h sau khi một trong những chiếc xe tông vào bàn đạp của một chiếc xe đạp đang đỗ, không ai bị thương. Thử nghiệm sau đó được khôi phục vào tháng 3 năm nay.

Không có công ty nào đặt cược lớn vào việc lái xe được hướng dẫn bằng máy tính hơn nhà sản xuất ô tô Tesla của Mỹ. Tuy nhiên, hệ thống Autopilot dành cho lái xe trên đường cao tốc và hệ thống Full Self-Driving dành cho lái xe trên đường phố và đường cao tốc, được ra mắt vào năm 2014, đều không thực sự không có người lái. Người lái xe phải luôn để mắt tới đường và đặt tay lên vô lăng.

Nhưng Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, hôm 5/4 đã thông báo “Taxi robot của Tesla sẽ được ra mắt vào ngày 8/8”.

Nhiều nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang đưa các tính năng hỗ trợ người lái tiên tiến vào các mẫu xe được sản xuất hàng loạt.

Ngày 4/6, Bắc Kinh đã ủy quyền cho 9 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc – trong đó có Nio, BYD và SAIC – bắt đầu thử nghiệm các hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến vượt trên hệ thống lái hoàn toàn tự động của Tesla. Ít nhất ở giai đoạn ban đầu, việc thử nghiệm sẽ diễn ra ở những khu vực hạn chế thay vì trên đường công cộng.

Baidu và gã khổng lồ điện tử Huawei đang cung cấp hệ thống tự động lái một phần hoặc hoàn toàn cho nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Baidu cũng thành lập liên doanh Jidu Auto với Chiết Giang Geely để sản xuất robotaxi.

Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Trung Quốc dự đoán đến năm 2030, 20% ô tô bán ở Trung Quốc sẽ là ô tô hoàn toàn không người lái và 70% còn lại sẽ sử dụng công nghệ hỗ trợ lái tiên tiến.

Rất khó để dự đoán mức độ phổ biến của ô tô tự lái ở Mỹ trong tương lai vì nó phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi sang xe điện của các nhà sản xuất ô tô. Công nghệ tự lái hoạt động trên xe điện thuần túy tốt hơn nhiều so với ô tô chạy bằng nhiên liệu hoặc hầu hết các loại xe hybrid. Thời gian trễ để động cơ tăng hoặc giảm công suất ngắn hơn và việc điều khiển cũng tinh tế hơn.

Tại Trung Quốc, xe điện thuần túy chiếm khoảng 25% thị phần, trong khi ở Mỹ là 7%.

Chặn tiếp cận dữ liệu
Trung Quốc luôn là thị trường khổng lồ đối với Tesla và công nghệ hỗ trợ lái tiên tiến như Autopilot của họ. Nhưng Trung Quốc hiện đang ngăn chặn mọi hành vi chuyển dữ liệu này ra nước ngoài.

Vào tháng 4 năm nay, Elon Musk đã đến thăm Bắc Kinh để xin phép công ty của ông cung cấp dịch vụ lái xe tự động hoàn toàn ở Trung Quốc. Ông đã đạt được thỏa thuận giữ lại tất cả dữ liệu được thu thập ở Trung Quốc và có được bản đồ có độ phân giải cao về các con đường của Trung Quốc qua thỏa thuận với Baidu.

Trung Quốc không cho phép các công ty nước ngoài truy cập trực tiếp vào các bản đồ có độ phân giải cao rất quan trọng đối với hệ thống lái xe tự động. Những chiếc xe được hỗ trợ hoặc không người lái sử dụng những camera nhỏ gắn bên ngoài hoặc trong một số trường hợp là hệ thống laser cực nhỏ để thu thập thông tin. Phần lớn dữ liệu này được máy tính của ô tô xử lý, xác định điều hướng và tốc độ xe.

Mặc dù phần lớn dữ liệu từ camera và tia laser trên ô tô không được truyền về các nhà sản xuất ô tô, nhưng khả năng theo dõi con người và lập bản đồ các vị trí nhạy cảm của chúng đã khiến các chuyên gia bảo mật gặp khó khăn.

Châu Âu và Mỹ vẫn cho phép các nhà sản xuất gửi dữ liệu lái xe tới Trung Quốc, nhưng tình hình này có thể thay đổi. Bộ trưởng Thương mại Raimondo vào tháng trước cho biết, Mỹ sẽ đưa ra các quy định vào mùa thu này để quản lý ô tô có kết nối điện tử với Trung Quốc; châu Âu cũng đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới