Saturday, December 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDân số TQ vẫn tăng trưởng âm

Dân số TQ vẫn tăng trưởng âm

Dân số Trung Quốc tiếp tục suy giảm nghiêm trọng. Chính sách một con kéo dài và tác động của đại dịch COVID-19 đã góp phần vào tình trạng này, gây ra những thách thức lớn cho quốc gia đông dân nhất thế giới.

Mặc dù những năm gần đây chính quyền Trung Quốc đã nới lỏng chính sách sinh hai con, ba con, nhưng tỷ lệ sinh vẫn liên tục giảm. Trong ảnh là một bà mẹ dẫn con đi trên đường phố Bắc Kinh vào ngày 3/2/2023.

Dân số Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng âm. Số liệu mới nhất cho thấy trong số 31 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc, có 20 tỉnh với dân số tổng cộng sụt giảm hơn 3,7 triệu người, trong đó “Sơn Hà Tứ Tỉnh” (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam) giảm tổng cộng 1,39 triệu người, vượt qua 3 tỉnh Đông Bắc cộng lại.

Hiện nay, 31 tỉnh thành của Trung Quốc đã công bố dữ liệu dân số năm 2023.

Trong 31 tỉnh, 20 tỉnh có dân số thường trú giảm, bao gồm Hà Bắc, Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, An Huy, Phúc Kiến, Giang Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Nội Mông, Quảng Tây. Dân số tổng cộng của 20 tỉnh này đã giảm đi hơn 3,7 triệu người. Hà Nam, một tỉnh nông nghiệp lớn của Trung Quốc, giảm nhiều nhất với 570 ngàn người. Sơn Đông giảm hơn 398 ngàn người, xếp thứ hai; Hắc Long Giang giảm 370 ngàn người, xếp thứ ba; Hà Bắc giảm 270 ngàn người; Sơn Tây cũng giảm gần 154 ngàn người.

Tổng cộng dân số thường trú của “Sơn Hà Tứ Tỉnh” (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc và Hà Nam) đã giảm 1,39 triệu người, vượt qua con số hơn 602 ngàn người của ba tỉnh Đông Bắc cộng lại.

Ba tỉnh Đông Bắc gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh từng là khu vực tiêu biểu cho sự suy giảm dân số ở Trung Quốc. Số liệu cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2020, dân số vùng Đông Bắc giảm tổng cộng 10,99 triệu người, trong đó Hắc Long Giang giảm 6,46 triệu người, Cát Lâm giảm 3,38 triệu người, Liêu Ninh giảm 1,15 triệu người.

Năm ngoái, dân số Trung Quốc giảm 2,03 triệu người và hiện tại vẫn đang tiếp tục giảm
Số liệu mới nhất cho thấy, năm 2023, 11 tỉnh thành của Trung Quốc có dân số thường trú tăng, bao gồm Chiết Giang, Quảng Đông, Hải Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Tân Cương, Quý Châu, Bắc Kinh, Thiên Tân, Ninh Hạ và Tây Tạng. Tổng cộng dân số của 11 tỉnh thành này đã tăng là 1,6 triệu người. Trong đó, Chiết Giang và Quảng Đông có dân số tăng tổng cộng là 990 ngàn người.

Đáng chú ý là, mặc dù 11 tỉnh của Trung Quốc có dân số tăng, nhưng về tổng thể, dân số của nước này vào năm 2023 đã giảm đi 2,03 triệu người, và vẫn đang tiếp tục giảm.

Mức sinh ở Trung Quốc liên tục giảm trong 7 năm liên tiếp
Về số liệu mức sinh, trong 31 tỉnh thành của Trung Quốc, có 29 tỉnh công bố dữ liệu mức sinh. Trong đó, Quảng Đông, Hà Nam, Sơn Đông có mức sinh đứng đầu, lần lượt là 1,03 triệu người, 695 ngàn người, 610 ngàn người. Tứ Xuyên có mức sinh vào năm ngoái là 529 ngàn người. Quý Châu và Hà Bắc lần lượt là 411 ngàn người và 410 ngàn người, đứng thứ năm và thứ sáu. Số liệu cho thấy, tổng mức sinh của Trung Quốc vào năm 2023 là 9,02 triệu người, thấp hơn con số 9,56 triệu người của năm 2022. Con số này đã sụt giảm trong 7 năm liên tiếp.

Năm 2022, mức sinh ở Trung Quốc là 9,56 triệu người, giảm 1,06 triệu người so với năm 2021. Tỷ lệ sinh là 6,77‰, giảm 0,75‰ so với năm 2021.

Số ca sinh con đầu lòng ở Trung Quốc giảm 51,3%
Theo “Báo cáo thống kê về sự phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của đất nước tôi năm 2022” do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố, trong tổng số ca sinh vào năm 2022, tỷ lệ sinh con thứ hai chiếm 38,9%, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên chiếm 15%. Dựa trên dữ liệu này, tờ Yicai (Đệ nhất Tài chính Kinh tế) ở Trung Quốc tính toán rằng, năm 2022, số ca sinh con đầu lòng ở Trung Quốc là 4,41 triệu ca, số ca sinh con thứ hai là 3,72 triệu ca và số ca sinh con thứ ba trở lên là 1,43 triệu ca.

Trong sáu năm qua, số ca sinh con đầu lòng ở Trung Quốc giảm 51,3%.

Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện chính sách Kế hoạch hóa Gia đình – mỗi nhà chỉ sinh một con – trong nhiều năm. Ủy ban Y tế Trung Quốc trước đây đã thừa nhận rằng trong 40 năm thực hiện Kế hoạch hóa Gia đình, Trung Quốc đã khiến số ca sinh nở ở nước này sụt giảm hơn 400 triệu người.

Chính sách này đã khiến mức sinh của Trung Quốc suy giảm, tỷ lệ dân số mất cân bằng và hiện tượng già hóa ngày càng nghiêm trọng.

Dịch bệnh khiến dân số ở Trung Quốc tiếp tục sụt giảm mạnh
Năm 2015, Trung Quốc công bố chính sách “hai con”, tuy nhiên mức sinh ở nước này vẫn tiếp tục giảm. Năm 2021, Trung Quốc tiếp tục đề ra chính sách “ba con”. Từ năm 2019, dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán đã dẫn đến sự suy giảm dân số ở Trung Quốc.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc áp dụng chính sách phòng dịch nghiêm ngặt trong ba năm, dẫn đến nhiều thảm họa kéo theo liên tiếp, kinh tế đình trệ, dân chúng bất mãn. Không thể kiểm soát được dịch bệnh, tháng 12/2022, Trung Quốc bất ngờ gỡ bỏ phong tỏa, dịch bệnh nhanh chóng lan rộng khắp cả nước, số người mắc bệnh và tử vong tăng vọt.

Cộng đồng quốc tế chỉ nhìn thấy hệ thống y tế và mai táng quá tải ở các địa phương, các nhà tang lễ và lò hỏa táng không thể xử lý kịp thời, nhưng số người chết thực sự vẫn bị chính quyền Trung Quốc che giấu.

Ngày 16/1/2023, nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí, đã cảnh báo rằng trong hơn ba năm qua, Trung Quốc luôn che giấu dịch bệnh và đã có 400 triệu người chết vì dịch bệnh.

Vào tháng 7/2022, cơ sở dữ liệu của Cục Công an Thượng Hải bị hack và hacker ChinaDan đã công khai bán thông tin cá nhân của 1 tỷ công dân Trung Quốc trên mạng.

Khi đó, các phương tiện truyền thông quốc tế đã theo dõi các báo cáo vào thời điểm đó; các chuyên gia cho biết cơ sở dữ liệu này là hoàn chỉnh.

Hình Nhân Đào, một nhà bình luận thời sự, từng nhận định rằng thông tin từ cơ sở dữ liệu của Cục Công an Thượng Hải cho thấy dân số cả nước Trung Quốc chỉ khoảng 1 tỷ người, chênh lệch 400 triệu so với con số 1,42 tỷ mà chính quyền Trung Quốc chính thức công bố. Điều này chứng tỏ rằng 400 triệu người Trung Quốc đã chết trong đại dịch.

Mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng dân số nước này là 1,4 tỷ người, nhưng để giải quyết khủng hoảng dân số, những năm gần đây, nhiều vùng ở Trung Quốc liên tục đưa ra các biện pháp và chính sách khuyến khích sinh đẻ. Trong đó có thành phố Thâm Quyến khuyến khích phụ nữ dưới 49 tuổi sinh thêm con. Thành Đô cung cấp thuốc thai nghén miễn phí cho “phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ”, bao gồm cả những người ở độ tuổi 15, v.v., nhưng vẫn không mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy sinh sản.

Tháng 2 năm ngoái, “Nghiên cứu dân số Yuwa”, một tổ chức tư vấn ở Đại lục đã công bố báo cáo cho biết các biện pháp khuyến khích sinh đẻ không có nhiều tác dụng đối với tỷ lệ sinh thấp ở Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những quốc gia có mức độ già hóa và suy giảm dân số nghiêm trọng nhất thế giới.

Hoàng Tử Nhân, nhà báo tự do sống ở Hoa Kỳ từng phân tích với The Epoch Times rằng, sau các thảm họa do chính quyền Trung Quốc gây ra, lợi thế dân số tích lũy hàng ngàn năm của dân tộc Trung Hoa đã bị phá hủy hoàn toàn. Giờ đây, chính quyền Trung Quốc thấy rằng “lá hẹ” không còn đủ để cắt nên đã dùng đủ các loại biện pháp để thúc đẩy sinh sản. Nhưng hiện nay nhiều người trẻ tuổi ở Trung Quốc đã trở nên tỉnh táo. Họ không muốn thế hệ sau sẽ trở thành “lá hẹ” và “mỏ người” như bản thân mình nên đã chọn cách “nằm ngửa”, không muốn kết hôn và sinh con nữa.

“Cắt lá hẹ” là cụm từ dùng để ám chỉ việc chính quyền Trung Quốc bóc lột của cải của các giới và các tầng lớp người dân Trung Quốc. Cây hẹ là một loại cây dễ trồng, hễ cắt lại mọc, giống như xén lông cừu.

Cụm từ “mỏ người” được cho là phiên bản nâng cấp của cụm từ “lá hẹ”, có ý nghĩa là người bị bóc lột, chèn ép, tước đoạt lợi ích.

Phong trào “nằm ngửa” có thể được hiểu là “không làm việc, không mua nhà, không mua đồ, không tiêu dùng, không kết hôn và sinh con, tiết chế ham muốn và nhu cầu đến mức tối thiểu”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới