Thursday, January 23, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaThấy gì qua vụ án Lý Thượng Phúc, Ngụy Phượng Hòa

Thấy gì qua vụ án Lý Thượng Phúc, Ngụy Phượng Hòa

Ngày 27/6, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp xác định thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 3, đồng thời đưa ra quyết định xử lý hai “hổ lớn” trong quân đội là ông Lý Thượng Phúc và ông Ngụy Phượng Hòa. Các chuyên gia cho rằng, đằng sau điều này là sự bất ổn trong chính quyền Trung Quốc và đây chỉ là khởi đầu của sự hỗn loạn trong nội bộ quân đội nước này.

Ảnh minh họa, không liên quan đến bài viết này. Trong ảnh là: Các đại biểu đang vỗ tay trong Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 12/3/2019 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tờ Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đưa tin, vào ngày 27/6, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác nhận là sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương 3 Khóa 20 từ ngày 15/7 – 18/7 tại Bắc Kinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trì hoãn hơn nửa năm mới triệu tập cuộc họp được gọi là “nghiên cứu để tiến hành cải cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa” này và nói rằng phải “kiên trì theo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng”.

Thông báo chính thức sau đó cho biết ông Lý Thượng Phúc, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị chấm dứt tư cách đại biểu Đại hội Đảng lần thứ 20 và bị đưa ra truy tố. Theo thông báo, ngày 31/8/2023, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và Ủy ban Giám sát của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã mở cuộc điều tra và thẩm tra đối với ông Lý Thượng Phúc. Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã quyết định khai trừ quân tịch của ông Lý đồng thời hủy bỏ quân hàm Thượng tướng Lục quân của ông này.

Thông báo chính thức nói rằng ông Lý Thượng Phúc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị”, “vi phạm quy định vì kiếm lợi từ việc bổ nhiệm và điều động nhân sự cho bản thân và người khác; lợi dụng chức vụ để kiếm lợi cho người khác và nhận số tiền khổng lồ, bị nghi ngờ phạm tội nhận hối lộ”; và đưa tiền cho người khác để kiếm lợi ích không chính đáng, bị nghi ngờ phạm tội đưa hối lộ. Thông báo cũng cho biết thêm, “còn phát hiện thêm các dấu hiệu vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng khác của ông Lý Thượng Phúc”, và chỉ ra rằng vụ án này “có tính chất cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng vô cùng xấu và gây nguy hại đặc biệt lớn”.

Cùng ngày, chính quyền này cũng tuyên bố ông Ngụy Phượng Hòa, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và quân đội, bị hủy bỏ quân hàm Thượng tướng Lực lượng Tên lửa và bị chấm dứt tư cách đại biểu Đại hội Đảng lần thứ 20, đồng thời cũng bị đưa ra truy tố. Theo thông báo, ngày 21/9/2023, ông Ngụy Phượng Hòa đã bị mở cuộc điều tra.

Theo những thông báo trên, ông Ngụy Phượng Hòa bị cáo buộc tương tự như ông Lý Thượng Phúc nhưng không bao gồm hành vi đưa hối lộ.

Ông Tô Tử Vân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Tài nguyên Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan, cho biết việc chính quyền Trung Quốc công bố hai vụ xử lý “hổ lớn” vào thời điểm này, nói là để chống tham nhũng nhưng không biết liệu có phải là để thanh trừng chính trị hay không. Ngay cả khi đó là tham nhũng thật sự, cả hai người này đều được bổ nhiệm trong thời gian người lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền, điều này cho thấy cách nhìn người của ông Tập là không chuẩn và cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sĩ khí của quân đội.

“Dù thế nào đi nữa, ông Tập nên là người chịu trách nhiệm chính trị cao nhất, ngoài ra, còn có Bộ trưởng Ngoại giao (Tần Cương) [cũng đã ngã ngựa], điều này cho thấy chính quyền của ông Tập thật sự đang tồn tại những nhân tố bất ổn từ bên trong”, ông Tô nói.

Ông Ngô Sắt Trí, nghiên cứu viên của Hiệp hội Chính sách Hai bờ Eo biển Đài Loan và ủy viên tư vấn của Taiwan Thinktank – một trung tâm nghiên cứu chính sách của Đài Loan, nói với The Epoch Times rằng việc Trung ương ĐCSTQ định hướng Hội nghị Trung ương 3 là nhằm “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” cho thấy, ông Tập Cận Bình lo lắng rằng khi không có biện pháp nào để nắm bắt vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, điều này có thể ảnh hưởng đến địa vị chính trị của ông này trong chính quyền Trung Quốc. Ông Tập hy vọng trong Hội nghị Trung ương 3 sẽ áp chế các ý kiến bất đồng. Và vào thời điểm này, việc công bố xử lý hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng sẽ có tác dụng “giết gà dọa khỉ”.

Vào ngày 17/6, ông Tập Cận Bình đã tổ chức Hội nghị Chính trị Toàn quân tại thành phố Diên An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, và tuyên bố rằng “tình hình thế giới, quốc gia, đảng và quân đội đều đang có những thay đổi phức tạp sâu sắc”, quân đội Trung Quốc “đang đối mặt với những thử thách chính trị phức tạp”. Ông Tập nhấn mạnh rằng súng đạn phải luôn nằm trong tay “những người trung thành và đáng tin cậy”.

Kể từ năm ngoái, một loạt tướng lĩnh và lãnh đạo trong ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc do ông Tập Cận Bình đề bạt đã ngã ngựa. Chuyên gia cho rằng điều này cho thấy ông Tập đang có cảm giác không an tâm về quân đội.

Ông Ngô Sắt Trí cho rằng động thái chấn chỉnh quân đội trong nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập là rất rõ ràng, ngoài việc xử lý ông Lý Thượng Phúc và Lực lượng Tên lửa, ông Tập còn thành lập một lực lượng mới là Lực lượng Chi viện Thông tin. Có vẻ ông Tập cảm thấy nếu không kiểm soát tốt quân đội, điều đó sẽ ảnh hưởng đến địa vị lãnh đạo của ông trong Đảng. Ông Tập có cảm giác không an toàn về mặt chính trị và cần thông qua việc chấn chỉnh quân đội để thiết lập uy quyền.

“Vấn đề là việc thiết lập quyền uy cũng tạo ra nhiều vấn đề hơn, bởi vì quân đội Trung Quốc lâu nay đã ở trong tình trạng phong bế, việc loại bỏ tham nhũng là rất khó khăn”, ông Ngô nói.

Ông Ngô Sắt Trí cho rằng điều mà ông Tập lo lắng nhất hiện tại chính là có thể có những người chống lại ông ấy, và thông qua quân đội để tiến hành các hành động phản loạn.

Ông Ngô Sắt Thí còn nói rằng, vấn đề tham nhũng trong quân đội nếu không thể giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến sức chiến đấu của binh sĩ. Các trung tâm nghiên cứu của quốc tế đều cho rằng, sự phát triển của quân đội Trung Quốc vẫn còn cách xa so với các quân đội tiên tiến của phương Tây. Tương lai khi ông Tập muốn thông qua quân đội để thể hiện sự hiện đại hóa quốc gia, e rằng cũng sẽ có chênh lệch rất lớn.

Nhà bình luận thời sự Chung Nguyên nói với tờ The Epoch Times rằng, trước Hội nghị Trung ương 3, chính quyền Trung Quốc buộc phải công khai xử lý vấn đề của ông Lý Thượng Phúc và ông Ngụy Phượng Hòa, vì cần phải làm một chút hình thức gì đó trong Hội nghị Trung ương 3.

Ông Chung cho rằng việc này tương đương với việc “chính thức mở màn cho sự hỗn loạn trong nội bộ” của quân đội Trung Quốc, “hai người này đều từng là Bộ trưởng Quốc phòng và Ủy viên Quốc vụ, đều thuộc cấp phó quốc gia, là những quan chức cao cấp nhất bị xử lý sau Đại hội Đảng lần thứ 19, đều là trong quân đội. Về việc xử lý hai người này, thông báo đều nói rằng họ gây tổn hại lớn đến việc xây dựng quân đội và hình ảnh của các cán bộ lãnh đạo cao cấp, ảnh hưởng vô cùng xấu, gây nguy hại đặc biệt lớn. Điều này cũng bằng như chính quyền Trung Quốc thừa nhận rằng quân đội đã xảy ra vấn đề lớn”.

Ông Chung Nguyên cho biết, trước đây, việc các tướng lĩnh trong Lực lượng Tên lửa và các quan chức trong lĩnh vực công nghiệp quân sự bị miễn trừ tư cách đại biểu Quốc hội hoặc ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị chỉ được thông báo trong nội bộ chính quyền Trung Quốc. Dù thế nào đi nữa, điều này đã gây chấn động trong quân đội và chính trường Trung Quốc. Các lãnh đạo cấp cao của chính quyền Trung Quốc hiện nay có lẽ đang rất lo sợ sẽ xảy ra vấn đề lớn, và họ cũng sẽ ngăn chặn mọi ý đồ lợi dụng Hội nghị Trung ương 3 để gây rối loạn. Vì 2 ông Lý Thượng Phúc và Ngụy Phượng Hòa đều là do ông Tập đích thân lựa chọn, có thể nói uy tín của ông Tập đã bị hạ thấp.

“Đối với ông Tập Cận Bình, điều quan trọng hơn là, còn ai có thể thực sự để ông ấy tin tưởng? Vụ việc của ông Tần Cương vẫn chưa kết thúc, có thể sẽ còn những vấn đề lớn phía sau. Tất cả đều là dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc đang trên đà suy tàn và diệt vong”, ông Chung nói.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới