Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCãi nhau với kẻ “cố chấp bất trị”?

Cãi nhau với kẻ “cố chấp bất trị”?

“Chín trong số mười cuộc tranh cãi đều đưa đến kết quả là ai cũng tin chắc rằng mình đúng, thế rồi hai bên ngày càng xa cách nhau”.

Bản đồ các đường yêu sách ranh giới ngoài thềm lục địa tại Biển Đông

Câu nói đó không phải của một người bình thường, mà của một người lỗi lạc. Đó là Dale Carnegie, người Mỹ, tác giả của bộ sách “Đắc nhân tâm” xuất bản lần đầu năm 1936 – bộ sách “gối đầu gường” của nhiều người, từng bán tới 15 triệu bản.

Câu nói đó hàm ý sự vô nghĩa của tranh cãi, nhất là khi tranh cãi với kẻ ương bướng này được trích ra từ bộ sách nổi tiếng đó. Vận vào những gì đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay, thấy thấm thía làm sao.

Thấm thía ở chỗ, trong 5 nước 6 bên liên quan, bên nào cũng ra rả phóng ra những tuyên bố đầy tự tin rằng mình đúng, mình có chủ quyền “không thể tranh cãi” tại Biển Đông.

Thấm thía ở chỗ, càng khẳng định “không thể tranh cãi” , bên nêu ra tuyên bố đó lại càng không thể thuyết phục được bên kia và khiến sự cãi cọ trở nên căng thẳng, lắm lời hơn.

Từ nhiều năm nay, Biển Đông là một trong những khu vực “nóng”. Biển Đông nóng trước hết bởi những vấn đề nội tại. Các quốc gia duyên hải bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và vùng lãnh thổ Đài Loan, từ khá lâu đã tuyên bố có chủ quyền trong khu vực này. Trừ Brunei, mỗi bên liên quan đều chiếm quyền kiểm soát một số đảo, đá, bãi cạn, trong đó Việt Nam kiểm soát 21 điểm đảo và đá…

Căng thẳng, nhưng nếu câu chuyện Biển Đông gói gọn trong các quốc gia trên và Đài Loan, phức tạp tới đâu cũng vẫn có thể đi đến cái kết có hậu thông qua đối thoại. Trong các bên liên quan đó, dù có muốn cũng chẳng bên nào có vượt trội về sức mạnh để hành xử kiểu “chân lý thuộc về kẻ mạnh”…

Nhưng từ năm 2009, khi Trung Quốc chính thức yêu cầu lưu truyền trong LHQ bản đồ thể hiện “đường đứt khúc 9 đoạn” trên Biển Đông, thì Biển Đông bắt đầu nổi sóng; càng về sau càng dữ dội với những cuộc đấu khẩu, xung đột liên miên.

Gần đây nhất, ngày 14/6/2024, Philippines gửi bản đệ trình Uỷ ban ranh giới thềm lục địa LHQ (CLCS) một phần về các thông tin liên quan đến ranh giới ngoài của thềm lục địa của nước này mở rộng bên ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, những cãi vã liên quan yêu sách chủ quyền trên Biển Đông lại nổ ra.

Một khi đã đệ trình hồ sơ, Manila tự tin họ có chủ quyền “không thể tranh cãi” các yêu sách theo đó. Nhưng rắc rối là trên thực địa, hồ sơ của Manila có phần chồng lấn hồ sơ chung Việt Nam-Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa 2009 mà hai nước đã đệ trình CLCS.

Câu chuyện lập tức trở nên “nóng”. Cái “nóng” từ Việt Nam còn “mức độ” với tuyên bố ngày 20/6 của Người phát ngôn ngoại giao: “Việt Nam bảo lưu toàn bộ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và sẵn sàng trao đổi với Philipines để tìm kiếm và đi đến giải pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước…

Qua cách diễn đạt đó, Hà Nội khẳng định rằng, họ có chủ quyền “không tranh cãi” đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, điều tích cực là Hà Nội cho thấy họ sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp đổi thoại với Manila và các bên liên quan.

Nhưng Bắc Kinh thì khác, hậm hực và cay cú. Cay trước hết ở chỗ, trong khi thừa nhận sự tồn tại của các đệ trình đã có trước kia của Việt Nam và Malaysia hơn là bác bỏ chúng, Manila hoàn toàn phớt lờ Trung Quốc. Bắc Kinh thừa hiểu Manila khẳng định giá trị pháp lý Phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) năm 2016 đã bác bỏ yêu sách “đường 9 đoan” của Trung Quốc. Nếu kéo Bắc Kinh vào bàn đàm phán, hóa ra tự Manila phủ nhận vụ kiện đình đám mà họ đã theo đuổi và giành thắng lợi?

Sự ngạo nghễ, khinh thị của Manila khiến cơn tự ái siêu cường nổi lên đùng đùng. Ngày 17/6/2024, Bộ ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “đệ trình đơn phương của Philippines về mở rộng thềm lục địa của họ tại Biển Đông xâm phạm tới các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, vi phạm luật quốc tế…”

Trên thực địa, vụ va chạm nghiêm trọng khó có thể coi là ngẫu nhiên, đã xảy ra cùng ngày giữa tàu tiếp tế Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây khiến một thủy thủ Philippines bị đứt ngón tay.

Chưa hết, ngay sau đó, Trung Quốc gửi công hàm khẳng định chủ quyền tại Nam Hải Chư Đảo (nằm trong yêu sách “Tứ Sa” mà Trung Quốc đưa ra thay cho yêu sách “đường 9 đoạn” bao gồm Đông Sa, Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield) và các vùng nước tiếp giáp và họ có các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước và đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng.

Trong tuyên bố cũng như công hàm mới nêu trên, một lần nữa cụm từ “không tranh cãi” lại được Bắc Kinh sử dụng.

Khác với Việt Nam thiện chí và trách nhiệm, riêng với Trung Quốc, liên quan vấn đề Biển Đông, một khi họ đã khẳng định cái gọi là “không tranh cãi” nhằm thể hiện sự độc chiếm Biển Đông, thì, nếu cãi nhau với họ, chẳng khác nào cãi lý với một kẻ ương ngạnh, cố chấp bất trị. Thật thế!

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới