Sunday, November 17, 2024
Trang chủQuân sựSự thực về “sức mạnh” của quân đội TQ

Sự thực về “sức mạnh” của quân đội TQ

Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và thách thức vị thế cường quốc quân sự số một của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc có lẽ chỉ là “hổ giấy”. Cuộc chiến thực sự, gần nhất, là một trải nghiệm tốn kém và đầy bẽ bàng đối với Trung Quốc. Đó là kết luận của tiến sĩ Antonio Graceffo – giáo sư kinh tế và nhà phân tích kinh tế chuyên về Trung Quốc, đã làm việc và sống ở châu Á hơn 20 năm.

Quân đội Trung Quốc chỉ là ‘hổ giấy’

Sau đây là những nội dung chi tiết trong bài viết của ông, diễn giải cho nhận định trên.

Ông cho rằng, quân đội Trung Quốc không thể chiến đấu hiệu quả chứ đừng nói đến việc giành chiến thắng trước quân đội Mỹ. Quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế, có lịch sử từng rút lui khỏi trận chiến, chất lượng trang bị kém, lạc hậu về công nghệ, dựa vào công nghệ nước ngoài, gặp khó khăn trong việc tuyển quân và không thể hoạt động từ xa. Những vấn đề này đều góp phần tạo nên nhận định rằng đây là một “con hổ giấy”. Mặc dù quân đội Trung Quốc được coi là lực lượng quân sự mạnh thứ ba trên thế giới, nhưng những khuyết điểm này cho thấy sức mạnh của họ có thể bị đánh giá quá cao và họ thiếu khả năng thực chiến.

Ông Graceffo dẫn chứng, năm 1979, chính quyền Bắc Kinh tấn công Việt Nam để trừng phạt vì tội lật đổ chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia. Ông Graceffo cho rằng cuộc xung đột này là một trải nghiệm tốn kém và đầy bẽ bàng đối với Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc đã huy động một lượng lớn quân đội. Cuộc xung đột này đã bộc lộ những vấn đề trong chiến thuật quân sự, hậu cần và sự chuẩn bị tổng thể của quân đội Trung Quốc. Đây cũng là lần cuối cùng quân đội Trung Quốc tham gia vào một cuộc xung đột quân sự toàn diện.

Gần đây, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, đặc biệt là trong cuộc xung đột ở Thung lũng Galwan năm 2020, nơi hai bên giao tranh tay đôi rất tàn khốc. Báo cáo cho biết Trung Quốc chịu nhiều thương vong hơn Ấn Độ, đặt ra câu hỏi về quá trình huấn luyện và chuẩn bị quân sự của nước này.

Độ tin cậy và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc cũng bị đặt dấu hỏi do họ sợ sinh tử trong chiến đấu.

Ví dụ, vào ngày 11 tháng 7 năm 2016, Trung tâm Xung đột Dân sự (Center for Civilians in Conflict – CIVIC), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ, đã công bố một báo cáo điều tra cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của ĐCSTQ ở Nam Sudan đã bỏ lại doanh trại và để lại vũ khí đạn dược khi các dân quân địa phương tấn công. Lực lượng gìn giữ hòa bình Trung Quốc đã bị chỉ trích vì không bảo vệ dân thường và gây nguy hiểm cho sự an toàn của những lực lượng gìn giữ hòa bình khác.

Giáo sư Graceffo cũng cho biết, có những vấn đề về chất lượng đối với thiết bị do Trung Quốc sản xuất, chẳng hạn như lỗi phóng tên lửa và trục trặc của máy bay. Ví dụ, chiến đấu cơ JF-17 Thunder (hay Kiêu Long) từng gặp vấn đề về vận hành và xảy ra tai nạn, những vấn đề này làm dấy lên nghi ngờ về độ tin cậy của vũ khí Trung Quốc.

Công nghệ quân sự của Trung Quốc thường được cho là kém hơn so với công nghệ của các nước phương Tây. Việc Trung Quốc quá phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là công nghệ của Nga, cho thấy cơ sở kỹ thuật của Trung Quốc chưa thực sự phát triển, từ đó hạn chế hiệu quả và khả năng sáng tạo của họ.

Bất chấp những tiến bộ đáng kể, các nhà phân tích tin rằng quân đội Trung Quốc vẫn tụt hậu so với quân đội Mỹ trong các lĩnh vực then chốt như công nghệ tàng hình, hệ thống điện tử hàng không, chiến tranh mạng và hệ thống tên lửa tiên tiến. Sự phụ thuộc này cũng làm dấy lên mối lo ngại về mối đe dọa gián điệp mà chính quyền Bắc Kinh gây ra cho Hoa Kỳ khi nước này tìm cách đánh cắp công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, không giống như các thiết bị quân sự của Mỹ đã được thử nghiệm trong nhiều cuộc xung đột, khí tài của Trung Quốc về cơ bản chưa được thử nghiệm trong thực chiến, khiến việc đánh giá hiệu quả thực sự của nó trong điều kiện chiến trường trở nên khó khăn.

Quân đội Trung Quốc đối mặt với vấn đề nghiêm trọng trong việc tuyển quân, khó thu hút được những binh sĩ chất lượng cao. Các báo cáo nhấn mạnh vấn đề về chất lượng binh lính, bao gồm việc huấn luyện không đầy đủ và tiêu chuẩn giáo dục kém, vấn đề kỷ luật và tinh thần thấp. Mặc dù đã khai triển các kế hoạch tuyển chọn mục tiêu tại các trường đại học, nhưng sinh viên tốt nghiệp vẫn thích làm công việc dân sự hơn là nhập ngũ. Tình trạng thiếu nhân lực đủ tiêu chuẩn cản trở mục tiêu hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Các thiết bị và hệ thống vũ khí ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ trí tuệ, giáo dục và huấn luyện cao hơn. Những tân binh không có lựa chọn nào khác, thường có trình độ học vấn thấp, thiếu động lực, dẫn đến tinh thần trong quân đội Trung Quốc thấp.

Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là xây dựng một đội hải quân đại dương (là lực lượng hải quân có khả năng hoạt động ở vùng biển xa và đại dương, có khả năng tác chiến viễn chinh), để mở rộng sự thống trị của ĐCSTQ trên toàn thế giới, nhưng hải quân Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong các cuộc chiến xa quê nhà. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào Đài Loan và Biển Đông, mặc dù mạnh mẽ ở những vùng biển này nhưng nó lại hạn chế khả năng khai triển sức mạnh toàn cầu của Bắc Kinh. So với Mỹ, do thiếu căn cứ ở nước ngoài, khả năng hậu cần và chuỗi cung ứng yếu kém trong các hoạt động tầm xa, khả năng hoạt động toàn cầu của quân đội Trung Quốc bị hạn chế. Ngoài ra, hệ thống chỉ huy và kiểm soát tập trung của chế độ ĐCSTQ cũng có thể dẫn đến việc ra quyết định chậm và thiếu linh hoạt.

Các liên minh của Trung Quốc không mạnh mẽ và đáng tin cậy như của Hoa Kỳ, quốc gia được hưởng lợi từ các liên minh lâu đời như NATO. Do thế giới bên ngoài nhìn nhận tiêu cực về các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ, các biện pháp ngăn chặn Covid-19 nghiêm ngặt, hành vi khiêu khích ở Biển Đông và tranh chấp biên giới với hầu hết các nước láng giềng, ĐCSTQ vẫn gặp khó khăn trong việc phát triển chính sách quyền lực mềm. Bắc Kinh chỉ có một đồng minh chính thức – Bắc Triều Tiên. Một đồng minh khác là Nga, quốc gia đang bị trừng phạt nghiêm khắc và đang mắc kẹt trong cuộc chiến với Ukraina.

Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự ở châu Á. Tuy nhiên, các quan sát của Mỹ về hải quân Trung Quốc cho thấy có khoảng cách về năng lực quân sự của Trung Quốc so với một quân đội có kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến.

Với việc ông Tập Cận Bình ưu tiên hiện đại hóa và mở rộng quân đội, vẫn còn phải xem liệu ĐCSTQ có hay sẽ vẫn là một con hổ giấy hay không. Tuy nhiên, các vấn đề từ thiếu kinh nghiệm đến không có khả năng chiến đấu ở các chiến trường xa xôi đã làm suy yếu hào quang bất khả chiến bại mà ông Tập Cận Bình hy vọng. Hơn nữa, việc hiện đại hóa và mở rộng quân đội của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào tăng trưởng kinh tế liên tục. Cuộc khủng hoảng già hóa đang rình rập và những điểm yếu về kinh tế, bao gồm mức nợ cao, sự phụ thuộc vào xuất khẩu và các biện pháp trừng phạt kinh tế tiềm tàng, có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.

Giáo sư Graceffo cho rằng, Mỹ hiện đang dẫn đầu nhưng vẫn phải cảnh giác và tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ quân sự để duy trì lợi thế của mình.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới