Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBóng đen bao phủ nền chính trị Mỹ

Bóng đen bao phủ nền chính trị Mỹ

Ông Donald Trump bị bắn. Điều gì đang xảy ra? Đó là một câu hỏi nhức nhối không chỉ ở nước Mỹ. Bóng đen đang bao phủ nền chính trị Mỹ khi cuộc bầu cử Tổng thống chỉ còn hơn ba tháng nữa.

Hình ảnh ứng cử viên Đảng Dân chủ Donald Trump mặt đầy máu đứng bật dậy, tay vung cao nắm đấm trong buổi tối ngày 30/7 (sáng 14/7, giờ Việt Nam) gây ấn tượng mạnh và còn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nững viên đạn của kẻ giết người còn rất trẻ đã xé toạc chiến dịch tranh cử. Nó tấn công trực diện vào kết cấu văn hóa-xã hội Mỹ. Lời bình luận ráo hoảnh, nhưng không phải không có lý: “Ảo tưởng về an ninh, về sự an toàn sự bảo đảm chắc chắn cho nền chính trị Mỹ đã phơi ra trước thế giới và thời đại”.

FBI xác định vụ nổ súng trong cuộc vận động tranh cử của ông Trump là âm mưu ám sát. Thật không thể hình dung nổi, một cá nhân nghênh ngang mang theo khẩu súng trường có thể tiếp cận ứng cử viên Tổng thống ở khoảng cách quá gần.

Sự thật đã bị phơi bày, ở Mỹ đang có sự phân cực và rối loạn chính trị nghiêm trọng. Đây là sự rối loạn ở bên trong cơ cấu quyền lực, giấu sau cái vẻ ngoài dân chủ, bình đẳng, tự do. Bởi ứng cử viên Tổng thống bị bắn khi tranh cử không phải xảy ra lần đầu.

Xin quý vị cùng nhớ lại. Hơn một trăm năm trước, vào năm 1912, Theodore Roosevelt đã bị bắn tại thành phố Milwaukee, bang Wisconsin, khi đang trong chiến dịch vận động để quay trở lại Nhà trắng. Các nhà báo kể lại tỉ mỉ rằng: Tập giấy in bài phát biểu dài 50 trang được gấp lại và hộp đựng kính mắt bằng thép để trong túi áo đã làm giảm tác động của viên đạn. Tuy bị trúng đạn nhưng Roosevelt vẫn quyết định sẽ có bài phát biểu theo đúng kế hoạch. Và “viên đạn lạc” đã nằm trong ngực ông suốt quãng đời còn lại.

Năm 1968, Robert F. Kennedy- em trai của Tổng thống John F. Kennedy, đã bị bắn và tử vong tại khách sạn Ambassador Hotel ở thành phố Los Angeles, bang California. Thời điểm bị ám sát, ông Robert đang chạy đua để trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.

Bốn năm sau, năm 1972 ông George Wallace, trong chiến dịch vận động để được nhận đề cử ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ, đã bất ngờ bị bắn tới bốn phát tại một trung tâm mua sắm. Thoát chết, nhưng ông đã bị liệt suốt đời.

Ngoài hai vị ứng viên Tổng thống nêu trên còn có nhiều Tổng thống Mỹ bị ám sát.

Năm 1981, ông Ronald Reagan đã bị bắn trọng thương. Tổng thống Reagan đã phải điều trị trong bệnh viện 12 ngày. Thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc, ông trở nên nổi tiếng lại nhờ ở tính hài hước và sự bền bỉ trong quá trình phục hồi.

Tháng 9/1975, trong vòng 17 ngày, Tổng thống Gerald Ford đã may mắn thoát khỏi hai vụ ám sát khác nhau. Những người thực hiện hai vụ việc này đều là phụ nữ.

Cái chết bất ngờ và đau thương đã đến với Tổng thống John F. Kennedy vào năm 1963 khi ông bị Lee Harvey Oswald, một cựu lính thủy đánh bộ bắn khi ông đang ngồi trên ô-tô cùng Đệ nhất phu nhân Jackie tại thành phố Dallas, bang Texas.

Cùng chung số phận với Kennedy còn có Tổng thống McKinley bị Leon Czolgosz bắn chết tại thành phố Buffalo, bang New York vào năm 1901; Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát vào năm 1865, khi đang xem vở kịch “Our American Cousin”. Hung thủ giết hại ông là diễn viên nổi tiếng John Wilkes Booth.

Trở lại vụ ông Trump bị ám sát. Tuy chỉ bị thương nhẹ, nhưng nếu viên đạn chỉ xê dịch một đốt ngón tay thì chắn Ông Trump khó tránh khỏi một kết cục đau thương.

Trước sự kiện này, một tâm lý hoang mang lo lắng bao trùm khắp nước Mỹ. Rằng, làm thế nào để dự báo các tác động của vụ nổ súng tối13/7? Có phải các Diễn ngôn chính trị đã đi quá xa mục đích ban đầu? Hiện đã có những lời kêu gọi lưỡn đảng về việc cần hạ nhiệt trong diễn ngôn của các đảng phái và các ứng cử viên.

Ngay ông Joe Biden, đương kim Tổng thống Mỹ, người tranh cử nhiệm kỳ tới cũng đã bày tỏ thái độ dứt khoát chống lại bạo lực. Ông nói: “Loại bạo lực này không có chỗ đứng tại nước Mỹ. Thật bệnh hoạn. Chúng ta không thể dung thứ cho điều này!”.

Và giờ đây sau những giây phút choáng váng, một “cuộc chiến” trần trụi mang tính đảng phái đã hình thành. Đây vốn là đặc trưng của nền chính trị Mỹ trong mấy thập niên gần đây. Một số chính trị gia của Đảng Cộng hòa đã “kết tội” các đảng viên Đảng Dân chủ: Các vị đã sử dụng lời lẽ gay gắt tới mức kích động nổ súng. Chẳng hạn, cho rằng nếu Trump trúng cử thì có thể làm lung lay nền dân chủ Mỹ. Tại sao lại có ý kiến liều lĩnh và “kinh tởm”: “Tiền đề trọng tâm trong chiến dịchtranh cử của Biden là Trump là một kẻ phát xít độc tài phải bị ngăn chặn bằng mọi giá!”

Không nghi ngờ gì nữa. Vụ nổ súng nhằm vào ứng cử viên Donald Trump sẽ phủ bóng đen lên Đại hội Đảng Cộng hòa khai mạc ngày 15/7. Công tác an ninh đang được xiết chặt đến từng centimet, nhất là khi ông Trump sẽ bước lên sân khấu với tư cách là ứng cử viên chính thức của Đảng Cộng hòa.

Trước thềm cuộc bầu cử các cơn sốt nóng vẫn hầm hập. Nhiều tình huống bất ngờ quá sức tưởng tượng con người. Nền chính trị Mỹ đã có một bước ngoặt mới đầy chết chóc.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới