Trong quan hệ quốc tế cũng như trong quan hệ xã hội người Mỹ luôn giải quyết bất đồng bằng bạo lực.
Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, thời kỳ đầu khi thế giới chìm trong họa phát xít thì Mỹ gần như đứng ngoài quan sát. Đến khi Liên Xô phản công thắng lợi Mỹ mới nhảy vào châu Âu chống phát xít, mở đầu bằng cuộc ném bom hủy diệt Resden. Ở châu Á, chỉ khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ mới tham chiến trên mặt trận Thái Bình Dương. Đội quân Quan Đông mạnh nhất của Nhật ở Trung Quốc đã bị Liên Xô đánh tan rã, nước Nhật đã bên bờ bại trận thì Mỹ vẫn ném bom nguyên tử có tính hủy diệt. Hai quả bom nguyên tử của Mỹ vừa để răn đe thế giới vừa tự coi là có tính quyết định kết thúc chiến tranh thế giới thứ II.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, châu Âu và Liên Xô kiệt quệ cả kinh tế lẫn quân sự. Còn Mỹ tuy tham chiến và có thiệt hại về người và kinh tế, nhưng về cơ bản chiến tranh không xảy ra trên đất Mỹ nên Mỹ nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc số một cả về kinh tế lẫn quân sự.
Cũng từ đây Mỹ có vai trò chi phối thế giới. Những nước theo Mỹ trở thành đồng minh, đặc biệt là các nước Tây Âu Pháp, Anh, Tây Đức được Mỹ hỗ trợ nhiều và cùng Mỹ thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngăn cản các nước phe xã hội chủ nghĩa.
Với những nước không theo Mỹ thì Mỹ sẵn sàng can thiệp quân sự để lập lên các chính quyền thân Mỹ như ở Triều Tiên, Việt Nam.
Chiến tranh lạnh kết thúc bằng việc khối Xã hội Chủ nghĩa tan rã và Liên Xô sụp đổ, Mỹ vẫn tiếp tục chính sách lôi kéo và răn đe mà thế giới vẫn gọi là chính sách “Cây gậy và củ cà rốt”. Mỹ sẵn sàng đưa quân lật đổ chính quyền ở Irac, can thiệp và Afghanistan, Kosovo chỉ vì muốn dựng lên chính quyền thân Mỹ.
Trong nội bộ nước Mỹ, người Mỹ cũng sẵn sàng dùng súng để giải quyết bất đồng hoặc bức xúc xã hội. Người dân được phép dùng súng có từ thời khai lập châu Mỹ và nước Mỹ. Người ta sẵn sàng dùng súng trong tranh chấp đất đai. Nước Mỹ được tôn vinh là thế giới tự do vì khỏi đầu cho việc giải phóng nô lệ, người dân có quyền được sống được mưu cầu hạnh phúc. Nhưng mặt trái của sự tự do ấy là người ta sẵn sàng dùng súng để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Nước Mỹ liên tục xảy ra các cuộc xả súng vào đám đông, kể cả xả súng vào trường học giết hại nhiều trẻ em chỉ vì bức xúc cá nhân nào đó.
Trong chính trị, các phe phái cũng sẵn sàng dùng súng để thanh toán lẫn nhau. Ngày nay người ta gọi là “ám sát chính trị”. Kể từ thời nội chiến đến nay, nước Mỹ đã có tới 14 Tổng thống và ứng cử viên tổng thống bị ám sát, trong đó có 4 người bị chết. Một số Tổng thống Mỹ cũng từng bị ám sát hụt và đe dọa ám sát. Ngày 19-7 vừa qua cựu Tổng thống Donal Trump cũng đã bị ám sát trong cuộc vận động tranh cử.
Người Mỹ đang thống trị thế giới và nước Mỹ không chỉ bằng kinh tế mà bằng cả bạo lực.
H.L