Thursday, September 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao TQ cấm VN đánh cá ở Biển Đông?

Tại sao TQ cấm VN đánh cá ở Biển Đông?

Trung Quốc có thể nói là rất ngang ngược và coi thường chủ quyền của các quốc gia liên quan, khi bỗng dưng họ tự ý cấm không cho các nước khác đánh bắt cá, đương nhiên Việt Nam cũng bị cấm đánh bát cá ở Biển Đông, gần đây Trung Quốc còn nói rằng, họ sẽ mạnh tay với những ai vì phạm lệnh cấm. Vậy, chuyện này là sao, tại sao Trung Quốc lại làm như vậy và Việt Nam phản ứng như thế nào?

Tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trên biển

Từ năm 1999 cho đến giờ, năm nào Trung Quốc cũng bày ra cái trò “cấm đánh bắt cá”. Cứ từ khoảng đầu tháng 5 đến tháng 8,9 Trung Quốc lại ra lệnh cấm đánh bắt cá, có bốn vùng biển mà Trung Quốc cấm gồm có Biển Bột Hải, Biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và đương nhiên là cả Biển Đông quen thuộc của Việt Nam. Với Biển Đông, Trung Quốc cấm đánh cá từ ngày mùng 1/5 – 16/8 vậy là 3 tháng rưỡi. Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông từ đâu đến đâu, có xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hay không?

Trung Quốc cấm đánh cá từ vùng biển vĩ độ 12 trở lên phía Bắc, vậy là coi như họ cấm hết Biển Đông luôn rồi, trong đó có quần đảo Hoàng Sa nằm trọn trong cái vùng bị cấm và đương nhiên là Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam với hành động này, tại sao Trung Quốc lại làm như vậy?.

Câu trả lời mà họ đưa ra là họ cấm đánh bắt cá một thời gian để bảo tồn nguồn tài nguyên biển cá, mực và các loại hải sản động vật biển đang bị con người khai thác rất mạnh tay. Tất nhiên, dù nguyên nhân hay mục đích là xấu hay tốt đẹp, Việt Nam vẫn phản đối mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình đóng góp vào duy trì hòa bình ổn định trật tự ở khu vực Biển Đông.

Philippines cũng là một quốc gia bị lệnh cấm của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của việc đánh bắt cá, họ chưa đưa ra bình luận gì, nhưng có vẻ như Philippines nói chung là tỏ ra coi thường lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm của Bắc Kinh. Lần cấm năm ngoái, lực lượng đặc nhiệm của Philippines nói rằng lệnh cấm đánh cá này không áp dụng với ngư dân của chúng tôi, ngư dân của chúng tôi được khuyến khích ra khơi đánh cá trong vùng biển của chúng tôi ở Biển Tây.

Biển Tây là cách mà Philippines gọi đối với Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam. Vậy lệnh cấm này sau khi Trung Quốc ban hành họ đã có thể làm gì để thực thi nó, như các bạn đã biết Trung Quốc đang xâm phạm trái phép chủ quyền biển đảo của Việt Nam và các nước liên quan. Vậy nếu các nước kia cứ không tuân theo, cứ đánh bắt cá trong chủ quyền của họ thì Trung Quốc làm được gì?

Năm nay Trung Quốc chưa có hành động gì, tuy nhiên họ đã từng mạnh tay đưa Cảnh sát biển tuần tra và giám sát tàu cá nước ngoài, đồng thời bắt giữ các tàu cá của chính Trung Quốc vi phạm. Ví dụ như; trong những năm qua cả Việt Nam và Philippines đều bác bỏ việc thực thi lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc, hai quốc gia Philippines và Việt Nam dù không có ngư dân nào bị Trung Quốc bắt, tuy nhiên họ đã bắt nhiều ngư dân Trung Quốc vi phạm lệnh cấm mà Trung Quốc đơn phương công bố.

Đối với nước ngoài vào năm 2020 Cảnh sát biển Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp và nông thôn đã công bố một chiến dịch nhằm thực thi nghiêm ngặt hơn lệnh cấm, trong đó họ sẽ tăng cường tuần tra và hứa sẽ xử lý các hoạt động mà họ cho là bất hợp pháp vi phạm lệnh cấm. Cũng trong năm 2020 tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường tại lãnh hải của đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ba tàu cá Việt Nam khác nhận được thông tin đã chạy đến tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, Trung Quốc lại điều thêm hai tàu hải cảnh đến ngăn cản xua đuổi, vây bắt hai tàu cá Việt Nam đưa vào đảo Phú Lâm lục soát, tịch thu đập phá trang thiết bị trên tàu. Đồng thời dùng vòi rồng phun nước truy đuổi tàu cá còn lại, làm hư hỏng nhiều tài sản sau đó các ngư dân trên tàu bị đâm chìm đã được đưa lên các tàu cá Việt Nam và bị buộc phải rời khỏi Hoàng Sa.

Báo Tân Hoa Xã cho biết, Cơ quan bảo vệ bờ biển sẽ thực thi nghiêm lệnh cấm theo pháp luật và quy định liên quan trấn áp tội phạm và các hành vi trái pháp luật, để bảo vệ quyền lợi ích của nghề cá biển cũng như bảo vệ môi trường sinh thái biển, Trung Quốc cũng đã sửa đổi luật cho phép cảnh sát vũ trang nhân dân mở rộng thực thi luật hàng hải bảo vệ quyền của Trung Quốc đối với các lãnh thổ trên biển và tình báo hàng hải.

Có vẻ như Trung Quốc đang trao quyền để cảnh sát biển có quyền hạn lớn hơn ngoài biển, nói về nguồn cá ở Biển Đông bài viết trên trang Channel Global South nhận định rằng, nguồn cá ở Biển Đông đang cạn kiệt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không giúp ích gì. Cụ thể Biển Đông vốn có một nguồn sinh vật biển dồi dào và đa dạng vượt xa các vùng biển khác có cùng diện tích với nó, vùng biển hơn 3 triệu km2 này là nơi sinh sống của 8.600 loài khác nhau bao gồm: cá ngừ, cá thu, cá mú, cá trích, cua và 7 trong số 9 loài nghêu khổng lồ trên toàn cầu, nhưng những con số đó chỉ nói lên một phần câu chuyện.

Thống kê cho thấy, nguồn tài nguyên biển phong phú đã bị khai thác và quản lý sai lầm trong nhiều thập kỷ, đánh bắt quá mức đã khiến trữ lượng cá giảm đến 90% kể từ những năm 1950. Tỷ lệ đánh bắt cá, số lượng cá bắt được trong mỗi chuyến đi đã giảm đến 75% trong hai thập kỷ qua, vì các hoạt động như nạo vét và thu hoạch nghêu thương mại mà đã có 160 km2 rạn san hô bị phá hủy.

Cuối năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam đã đưa ra cảnh cảnh báo rõ ràng rằng: “Trữ lượng cá ở Biển Đông một thời sôi động đang có nguy cơ suy giảm trừ khi tất cả các nước cùng hợp tác để bảo vệ”, lời cảnh báo đó được đưa ra hơn 20 năm sau khi Trung Quốc lần đầu tiên phát động chiến dịch nhằm khôi phục ngành đánh bắt cá của mình. Theo kế hoạch này Trung Quốc cấm đánh bắt cá trong những tháng mùa hè khoảng từ tháng 3 hoặc từ tháng 5 đến tháng 8 hoặc tháng 9, với lý do là thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững, lệnh cấm đánh cá vào mùa hè có mục đích cao cả nhưng nó có hai cái sai: Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương đưa ra lệnh cấm, cấm ở cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều đó cho thấy Trung Quốc không tôn trọng và xâm phạm chủ quyền Việt Nam; Thứ hai, lệnh cấm này cũng không mang lại hiệu quả về mặt bảo tồn tài nguyên.

Mặc dù lệnh cấm của Trung Quốc đưa ra ở phạm vi rất rộng, lên tới bốn vùng biển giáp với Trung Quốc nhưng mà nó không thực sự nghiêm túc, cụ thể là mặc dù áp dụng cho tất cả các loại tàu đánh cá nhưng mà Bộ Nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc lại miễn trừ cho phép nhiều loại tàu Trung Quốc được phép đánh bắt. Điều đó khiến lệnh cấm này chỉ mang tính tượng trưng, chỉ có những tàu không được miễn trừ thì khi đánh bắt mới bị cảnh sát biển Trung Quốc trừng phạt và từng nằm dưới sự kiểm soát của Hội đồng nhân dân nhà nước nay Cảnh sát biển Trung Quốc hiện là một đơn vị quân sự kể từ khi được đặt dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Chúng ta thấy bảo vệ tài nguyên biển là điều cần thiết và đúng đắn nhưng Trung Quốc lại đang làm rất sai và không hiệu quả. Họ cấm tàu nước ngoài nhưng mà lại cho tàu Trung Quốc đánh bắt, thì đó đâu phải là họ nghiêm túc muốn bảo vệ nguồn tài nguyên biển, rồi việc cấm nước khác, cấm ngư dân Việt Nam họ cũng lại xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Thế cho nên để làm một cách hiệu quả thì: Thứ nhất, là Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, Trung Quốc không được xâm phạm càng không được đuổi ngư dân Việt Nam khỏi lãnh hải của mình; Thứ hai, là muốn bảo vệ tài nguyên biển thì Trung Quốc cần phải ngồi họp lại với Việt Nam, Philippines và các nước xung quanh để cùng thỏa thuận và thống nhất nên bảo vệ như thế nào, hạn chế khai thác ra sao chứ không thể đơn phương ra lệnh cấm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới