Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam không bồi đắp các đảo để đe dọa nước khác

Việt Nam không bồi đắp các đảo để đe dọa nước khác

Trước sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, Philippines có đối sách của họ Việt Nam không can thiệp, nhưng khuyên thì vẫn nên có lời. Bởi lẽ Trung Quốc ngàn đời nay vẫn vậy, mỗi khi thế giới bắt đầu để ý nhiều hơn tới xung khắc của họ với một quốc gia nào đó hoặc là vấn đề nội tại của Trung Quốc, họ có xu hướng “đá” ra bên ngoài để thu hút dư luận thế giới.

Đảo Phan Vinh tháng 10/2021

Gần đây Philippines tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ. Hai bên tiến hành các cuộc tập trận xây dựng chiến lược giành lại bãi cạn Scarborough. Họ để ngỏ khả năng khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế lần hai về vấn đề Biển Đông. Các căng thẳng này đã kéo theo một loạt các quốc gia bên ngoài Biển Đông vào cuộc, không chỉ tiến hành các hoạt động tập trận đa quốc gia với Philippines, Mỹ còn chủ động khởi động các cuộc tập trận riêng của mình tại biển Đông.

Hải quân Mỹ ngày 22/5/2024, thông báo tàu tác chiến ven bờ LCS Mobile cùng tàu hậu cần USNS Wally thuộc hạm đội 7, đã tham gia diễn tập song phương trên Biển Đông cùng tàu hộ vệ Tromp thuộc Hải quân Hoàng gia Hà Lan hoạt động mang tên “Tiếp vận trên biển”, diễn ra sau khi tàu chiến Hà Lan kết thúc chuyến thăm tại Indonesia. Một loạt hành động của Philippines và đồng minh rõ ràng đã tạo ra sức ép không nhỏ với Bắc Kinh. Như thường lệ Trung Quốc bắt đầu trong những quốc gia gần nhất hứng chịu các trò của Bắc Kinh là Việt Nam.

Đầu tiên, truyền thông Trung Quốc ngày 22/5 tuyên bố, tàu Bệnh viện Hữu Ái thuộc Bộ Tư lệnh chiến khu Nam Bộ đã tới nhiều thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa, để kiểm tra sức khỏe cho các nhóm binh sĩ đồn trú trái phép trên quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam) Hữu Ái thuộc lớp tàu bổ trợ quân sự kiểu 919 cỡ 5.000 tấn dài 100 m có sân đỗ trực thăng. Phản ứng về thông tin này trong cuộc họp báo ngày 23/5 Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam – Đoàn Khắc Việt nói: “Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”. Ông Việt tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với Luật pháp Quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển được xác lập, phù hợp với Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật biển – UNCLOSS 1982.

Trước đó, ngày 15/5 Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố, cho phép hải cảnh nước này giam giữ hành chính tới 30 ngày đối với người nước ngoài bị nghi vượt qua biên giới trên biển, đối với những vụ phức tạp hải cảnh có thể kéo dài thời gian bắt giam lên 60 ngày, quy định này có hiệu lực từ ngày 16/5 áp dụng trên các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, tức là bao gồm cả cái “lưỡi bò phi lý” mà Bắc Kinh tự nghĩ ra, không tuân thủ bất cứ điều Luật Quốc tế nào. Nhưng đó chỉ là một trong những “chuyện thường ngày” trên Biển Đông. Thông tin sau đây ở cấp độ cao hơn hẳn, có liên quan tới Việt Nam.

Cụ thể, tờ Bưu điện Hoa Nam CSMP Nhật báo tiếng Anh xuất bản tại Hồng Kông từ năm 1993, mới đây đã đăng tải bài viết có tựa đề: “Biển Đông báo cáo về hoạt động cải tạo đất của Việt Nam có phải là màn khói từ cuộc tranh cãi giữa Bắc Kinh và Manila”, tờ báo Hồng Kông thân Trung Quốc này viết. Một báo cáo mới đây của Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đã cải tạo đất ở Biển Đông đã làm dấy lên lo ngại, về một “chiến trường” khác trên tuyến đường thủy đang tranh chấp. Theo các nhà phân tích, có thể đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chuyển hướng sự chú ý khỏi các tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với Philippines, đồng thời cảnh báo, hạn chế các hành động của Hà Nội. Còn theo một Báo cáo của một tổ chức nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam đã bồi đắp khá nhiều đất đai trong 3 năm qua so với bốn thập kỷ trước.

Với tựa đề: Công trình xây dựng trên các đảo và rạn san hô do Việt Nam, Philippines và Malaysia kiểm soát tại quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), được công bố vào ngày 14/5 của viện Grandville có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, tính đến năm 2019 Hà Nội chỉ thực hiện các nỗ lực cải tạo khiêm tốn trên 29 hòn đảo và rạn san hô tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên theo báo cáo, Việt Nam đã bắt tay vào các công trình nạo vét quy mô lớn trong những năm gần đây và đã mở rộng diện tích lên nhiều lần so với diện tích ban đầu khoảng 0,7km tương đương với 173 mẫu Anh.

Lư Sa Bao, tác giả báo cáo, và là Giám đốc của tổ chức có trụ sở tại Bắc Kinh viết: “Việt Nam đã tiến hành mở rộng đất đai quy mô lớn trên một số đảo và rạn san hô, bổ sung thêm 3 km đất mới vượt xa tổng quy mô xây dựng trong 40 năm trước”. Như vậy, sau một thời gian dài hầu như không để tâm tới việc các đảo đá do Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa, bị biến đổi khí hậu theo cách gọi dân dã của dân mạng Việt Nam, Trung Quốc đã bắt đầu … gây sự.

Bình luận về báo cáo của một tổ chức nghiên cứu ở Bắc Kinh, Ông Nguyễn Khắc Giang, thành viên chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nêu quan điểm: “Thời điểm thực hiện báo cáo cho thấy Trung Quốc muốn tạo ra một chiến trường khác, bằng cách chuyển sự chú ý khỏi tranh chấp đang diễn ra với Philippines trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng có thể muốn đổ lỗi cho các bên tranh chấp ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam và Philippines, coi họ là những “kẻ gây rối” nhằm mục đích gây chia rẽ giữa các bên tranh chấp, chuyển hướng tập trung khỏi sự gây hấn ở Biển Đông” – Ông Giang cũng cho rằng, với việc này Bắc Kinh hy vọng làm suy yếu vị thế của Việt Nam khiến Hà Nội xa lánh các bên tranh chấp khác. Làm như vậy Hà Nội nhằm mục đích chiếm thế thượng phong khi bàn đàm phán song phương. Nhìn chung theo quan điểm của ông Giang việc cải tạo đất của Việt Nam là tối thiểu so với các hành động tương tự của Trung Quốc, tập trung nạo vét và chôn lấp thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản hồi tháng 3/2024, Trung Quốc đã bắt tay vào các hoạt động cải tạo đất nhanh chóng và quy mô lớn trên bảy thực thể ở Trường Sa kể từ năm 2014. Báo cáo cho biết, khi các công trình gần như hoàn thành vào cuối năm 2015 diện tích được cải tạo là khoảng 12,9 cây số vuông.

Kháng Vũ, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Boston ở Mỹ, cho biết: “Báo cáo của Bắc Kinh nhằm báo hiệu với Việt Nam rằng, Trung Quốc chuyển sự chú ý của họ khỏi các tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc muốn giảm nguy cơ Việt Nam có thể chống lại Bắc Kinh trên biển, trong khi họ tiếp tục các hoạt động cải tạo đất”.

Trong khi đó, ông Raymond Powell Giám đốc Dự án nghiên cứu Biển Đông, Đại học Stanford Hoa Kỳ lập luận: “Việt Nam bất lực trước, chiến dịch xây dựng đảo quy mô lớn của Trung Quốc trên các tuyến đường thủy vào thập kỷ trước và sau đó quyết định có thể thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh”. Vẫn lời Powell trong khi các dự án cải tạo đất của Việt Nam, sẽ làm trầm trọng thêm việc quân sự hóa ở Biển Đông thì chính Trung Quốc đã mang căn bệnh này đến khu vực. Đó là đỉnh cao của sự đạo đức giả khi Trung Quốc đã phá hủy số lượng rạn san hô nhiều gấp ba lần so với Việt Nam. Các hành động của Bắc Kinh đã gây ra một cuộc chạy đua bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông, gây bất ổn cho khu vực.

Năm 2022 Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ – Đô Đốc Jonh Aquilino cho biết: Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số các hòn đảo mà nước này xây dựng ở Biển Đông, bằng cách triển khai các hệ thống tên lửa chống hạm, phòng không, thiết bị gây nhiễu chiến đấu cơ”. Ông Aquilino cho biết, các động thái này đe dọa tất cả các quốc gia hoạt động ở gần khu vực và trái ngược với những đảm bảo trước đây của Bắc Kinh rằng, nước này sẽ không biến các đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp thành căn cứ quân sự.

Tuy nhiên Harrison Pretat, Phó Giám đốc và là thành viên của Sáng kiến minh bạch Hàng Hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Quốc tế ở Washington DC, cho biết: “Mặc dù Grandville có trụ sở tại Bắc Kinh nhưng báo cáo của họ không nên gắn liền với quan điểm của Bắc Kinh về Biển Đông”. Theo Harrison Pretat, Grandville đã xuất bản một báo cáo về chủ đề tương tự vào năm 2021 và việc cập nhật nó dựa trên hoạt động nạo vét của Việt Nam trong vài năm qua là có ý nghĩa.

Nếu Bắc Kinh muốn chỉ trích hoạt động nạo vét của Việt Nam một cách công khai, tôi không nghĩ một báo cáo học thuật kiểu này sẽ là lựa chọn đầu tiên hoặc hiệu quả nhất. Bất kỳ phản ứng nào của Bắc Kinh đối với hoạt động nạo vét của Việt Nam sẽ dưới hình thức các hoạt động của lực lượng hải cảnh và tàu dân quân biển Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông. Cho đến nay chúng tôi chưa thấy họ chuyển trọng tâm sang các tiền đồn của Việt Nam. Thay vào đó họ tập trung hơn vào các tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nhìn chung, vì bất kỳ lý do nào Trung Quốc đang âm mưu kéo sự chú ý của thế giới khỏi bãi cạn Scarborough. Đây không phải là lần đầu tiên. Có lần, nội bộ Trung Quốc rối ren lập tức họ cũng điều tàu ra Biển Đông gây rối thu hút sự chú ý ra hướng biển. Về vấn đề Việt Nam cải tạo đất, về mặt chính thức Nhà nước Việt Nam, quân đội Việt Nam chưa bao giờ nói về việc này. Còn dân mạng chỉ đơn giản gọi đó là biến đổi khí hậu, nhưng nếu nói một cách thẳng thắn, đúng là Việt Nam đã tiến hành bồi đắp mở rộng diện tích một số đảo đá tại quần đảo Trường Sa, qua đó lấy thêm diện tích để xây dựng âu tàu cho ngư dân, xây dựng thêm các công trình phục vụ sinh hoạt cho người dân và bộ đội trên đảo, chứ không phải là lấy thêm đất để mở pháo đài đem tên lửa siêu thành ra đe dọa các nước khác như Trung Quốc.

Điều quan trọng là, Việt Nam được quyền làm như vậy. Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Điều đó là không thể chối cãi. Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định và việc xây dựng thêm các công trình trên đảo là việc làm hết sức bình thường của một quốc gia có quyền sở hữu quần đảo. Tóm lại, điều tốt nhất hiện nay có lẽ vẫn nên duy trì như vậy, không để xung đột xảy ra, “mèo vườn chuột” có lẽ luôn là câu chuyện dài.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới